Khái quát các đặc điểm của quận Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh xuân hà nội (Trang 41 - 43)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ Tây Nam nội thành Hà Nội, đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3 và đường Trường Chinh là những trục đường giao thông chính nối quận Thanh Xuân với trung tâm thành phố và các quận huyện khác.

Quận Thanh Xuân có diện tích 9,11km2 phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng; phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đồng; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy.

Quận Thanh Xuân sau khi thành lập đã được sắp xếp, đổi tên, chia tách thành 11 đơn vị hành chính là:

Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân (quận Đống Đa);

Phường Thượng Đình được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thượng Đình (quận Đống Đa);

Phường Kim Giang được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Kim Giang (quận Đống Đa);

Phường Phương Liệt được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Phương Liệt (quận Đống Đa)

Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa);

Phường Thanh Xuân Bắc được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa);

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

nhiên và nhân khẩu của phường Khương Thượng (quận Đống Đa).

Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa);

Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì);

Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì);

Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm).

3.1.1.2 Về Kinh tế - Xã hội

a. Kinh tế: Quận Thanh Xuân xác định phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp-dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 2010, toàn quận chỉ có 6405 doanh nghiệp. Đến tháng 12/2013, trên địa bàn quận có 8796 doanh nghiệp, trong đó 100% là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cụ thể: 3846 Công ty TNHH, 4634 Công ty cổ phần, 30 Doanh nghiệp tư nhân, 13 hợp tác xã, 122 cơ sở kinh doanh khác. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện riêng trong năm 2013 là 1902 tỷđồng.

b. Xã hội: Dân số quận Thanh Xuân có khoảng 214.500 người (năm 2009) Toàn quận đã cơ bản hoàn thành bê tông hóa các tuyến đường ở khu dân cư. Nhiều công trình hạ tầng đô thị, phục vụ dân sinh như trường học, nhà tiếp dân, nhà văn hóa, nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, cầu qua sông Lừ đã và đang được đầu tư xây dựng, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.

Trên địa bàn có các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hội chữ thập đỏ, Hội Luật gia… và các đơn vị phối hợp quản lý như Công an, Kho bạc, cơ quan thuế…Quận thường xuyên tổ chức chỉđạo điều hành mọi mặt hoạt động kinh tế-chính tri-xã hội trên toàn quận với hoạt động công tác xã hội như phổ biến giáo dục pháp luật, quyên góp ủng hộ…. Quận thường xuyên chỉ đạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

quán triệt các đơn vị liên ngành trong công tác quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh xuân hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)