Tổ chức thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh xuân hà nội (Trang 54 - 68)

4.1.2.1 Quy trình quản lý thuế TNDN đối với DNNQD

Từ 1/1/1999 đến ngày 1/7/2007 quy trình quản lý thuếđối với các DN NQD được thực hiện bởi các bộ phận chủ yếu như sau:

-Bộ phận 1 (Bộ phận xử lý dữ liệu về thuế): Là bộ phận thực hiện chức năng quản lý đăng ký thuế và xử lý tờ khai thuế. Xử lý tờ khai thuế gồm các công việc như nhập số liệu trên tờ khai thuế của DN vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế, phát hiện lỗi tờ khai, xác định số thuế phải nộp, nhập và xử lý chứng từ nộp thuế.

-Bộ phận 2 (Bộ phận quản lý thuế): Là bộ phận đảm nhận các chức năng là quản lý kê khai thuế, đôn đốc nộp thuế, quản lý thu nợ thuế, quản lý miễn giảm thuế, việc hoàn thuế, quản lý việc quyết toán thuế.

Trong quản lý kê khai thuế, nộp thuế: Hướng dẫn và đôn đốc DN thực hiện việc kê khai thuế đầy đủ, đúng hạn; thực hiện các công việc chính là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

phân tích thông tin kê khai thuế, phân loại và xử lý dấu hiệu kê khai sai, theo dõi việc xử lý tờ khai thuế có dấu hiệu kê khai sai, đôn đốc các DN nộp đúng, đủ số thuế kê khai vào NSNN.

Trong quản lý nợ thuế: Các công việc cần thực hiện là phân tích tình trạng nợ thuế, lập kế hoạch thu nợ,thông báo đôn đốc nợ thuế, thực hiện các biện pháp thu nợ.

Quản lý quyết toán thuế: Gồm các công việc như phân tích số liệu báo cáo quyết toán thuế, thông báo điều chỉnh quyết toán thuế trong những trường hợp làm sai, tiến hành kiểm tra quyết toán thuế tại DN.

Trong quản lý miễn giảm thuế, các công việc được thực hiện là tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ miễn giảm, xác định số thuế được miễn giảm, lập hồ sơ xét miễn giảm.

Khâu quản lý hoàn thuế: Thực hiện các công việc tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế, phân tích đối chiếu số liệu của hồ sơ hoàn thuế, thực hiện thủ tục hoàn thuếđối với DN.

- Bộ phận 3 (Bộ phận thanh tra, kiểm tra): Bộ phận này thực hiện việc thanh tra quyết toán thuế các DN nằm trong kế hoạch thanh tra hàng năm, đồng thời thanh tra và xử lý khiếu nại trong nội bộ và của người nộp thuế.

Từ ngày 01/07/2007 thực hiện Luật Quản lý thuế, bộ máy ngành thuế chuyển sang mô hình quản lý theo chức năng thì các công việc của bộ phận 1 do đội Kê khai & Kế toán thuế đảm nhiệm, bộ phận 2 do đội Kiểm tra thuế đảm nhiệm, riêng chức năng Quản lý nợ thuế được chuyển cho đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Cùng với việc thực hiện Luật quản lý thuế, công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế được phân định rõ và coi là một khâu công việc quan trọng trong quy trình Quản lý thuế và do đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế thực hiện.

Việc thực hiện quản lý thuế đối với các DN được thực hiện quy trình thống nhất theo quy định của Luật quản lý thuế áp dụng từ ngày 01/7/2007, bao gồm: Quy trình đăng ký thuế; Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế; Quy trình đôn đốc kê khai và xử phạt vi phạm hành chính về kê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

khai thuế; Quy trình xử lý quyết toán thuế; Quy trình đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Quy trình thanh tra, kiểm tra NNT

a. Quy trình đăng ký thuế:

Mục đích của quy trình này nhằm quản lý quá trình thay đổi của NNT một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác, lưu giữ hồ sơ chi tiết về NNT, cấp mã số thuế và đảm bảo tính toàn vẹn của hồ sơ NNT.

Quy trình này giúp cho cơ quan thuế quản lý NNT những vấn đề sau: - Xác định đầy đủ và chính xác NNT phải quản lý với các thông tin nhận dạng và định danh của NNT.

- Nắm được quá trình thay đổi và di chuyển của NNT, xu hướng thay đổi chung về tình hình NNT đang quản lý

- Phát hiện kịp thời khả năng thay đổi của NNT và cung cấp thông tin xây dựng định hướng quản lý với NNT.

Các bước cơ bản của quy trình này được thể hiện qua sơđồ 4.1

Tiếp nhận hồ sơ của NNT Kiểm tra hồ sơ. Ghi các thông tin xác định trên hồ sơ NNT Nhập, kiểm tra, xử lý dữ liệu. Xác nhận mã số thuế. Lập danh sách NNT vi phạm đăng ký thuế Báo cáo thay đổi ĐKT

Hướng dẫn NNT lập hồ sơ

Trả kết quả cho NNT

Lưu hồ sơ NNT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

b. Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế:

Quy trình quản lý này được xây dựng nhằm những mục đích sau:

- Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế, tính nợ kịp thời chính xác cho NNT. - Kế toán thuếđơn giản, rõ ràng.

- Cung cấp thông tin vi phạm về nộp tờ khai và nộp thuế cho công tác xử phạt vi phạm về kê khai và thu nợ kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kịp thời hướng dẫn hỗ trợ những NNT kê khai sai. Đôn đốc NNT lập tờ khai chính xác, đúng qui định.

- Cung cấp thông tin cho thanh tra, kiểm tra.

Quy trình này được tổ chức theo các bước như mô tả trong sơđồ 4.2

c. Quy trình đôn đốc kê khai và xử phạt vi phạm hành chính về kê khai thuế: Mục đích của quy trình quản lý này nhằm:

- Thực hiện các biện pháp quản lý đảm bảo NNT tuân thủ việc kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế theo đúng qui định.

- Nâng cao tính tự giác tuân thủ của NNT.

Kiểm tra sơ bộ tờ khai Trả lại tờ khai nếu không hợp lệ Nhập và xử lý tờ khai trên MT Thực hiện xử lý lỗi kê khai Lưu trữ tờ khai Báo cáo tình hình

kê khai, nộp thuế

Kiểm tra tờ khai. Đôn đốc NNT sửa lỗi Nhận tờ khai thuế Hạch toán chứng từ nộp thuế Tính nợ, nộp thừa, còn khấu trừ Đối chiếu số liệu phải nộp, đã nộp, còn nợ, nộp thừa với NNT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Các bước của quy trình quản lý này được thể hiện qua sơđồ 4.3:

d. Quy trình xử lý quyết toán thuế:

- NNT lập và gửi quyết toán thuế: NNT trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, phải lập và gửi quyết toán thuế cho cơ quan thuế.

Đối với NNT chia, tách, sát nhập, giải thể…phải lập và nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế thời hạn 45 ngày kể từ khi có quyết định sát nhập, chia, tách, giải thể…

- Nhận quyết toán thuế: Trước khi triển khai kê khai thuế qua mạng, bộ phận một cửa của cơ quan thuế nhận quyết toán thuế sau đó đóng dấu ngày nhận vào quyết toán thuế và chuyển cho các phòng liên quan. Sau khi triển khai kê khai thuế qua mạng, đến thời hạn theo quy định, đơn vị gửi quyết toán thuế qua mạng. Cơ quan thuế sẽ nhận và tích hợp vào hệ thống Quản lý thuế.

- Kiểm tra số liệu quyết toán thuế: Đội kiểm tra thuế nhận quyết toán thuế, kiểm tra phát hiện các chỉ tiêu kê khai sai trong quyết toán thuế như:

Sơđồ 4.3: Quy trình đôn đốc kê khai và xử phạt vi phạm hành chính về kê khai thuế

Xác định NNT chậm nộp, không nộp tờ khai thuế

NNT nộp tờ khai thuế Xác định hình thức và

mức phạt. Ra QĐ phạt Gửi thưđôn

đốc nhắc nhở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

Ghi sai tên NNT, không ghi hoặc ghi sai mã số thuế, khai thiếu chỉ tiêu trong quyết toán hoặc sai mẫu biểu quy định, các chỉ tiêu về tiền kê khai bằng ngoại tệ. Đối với các lỗi này, cán bộđội kiểm tra thuế liên hệ với NNTđể chỉnh sửa kịp thời.

+ Kiểm tra xác minh số liệu quyết toán thuế: Đối với các tờ khai quyết toán thuế kê khai không rõ ràng, đầy đủ chứng từ chứng minh số liệu, Đội kiểm tra thuế kiểm tra tính chính xác của các số liệu kê khai trên quyết toán; kiểm tra đối chiếu số liệu trên tờ khai quyết toán với các phụ lục chi tiết kèm theo; đối chiếu với sổ theo dõi thu nộp của cơ quan thuế và số liệu liên quan trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Đội kiểm tra thuế lập kế hoạch kiểm tra các đối tượng này tại trụ sở cơ quan thuếđể trình lãnh đạo duyệt.

- Xác định kết quả quyết toán thuế: Đội kiểm tra thuế xác định số thuế còn thừa hoặc thiếu sau quyết toán thuế của từng NNT. Đối với trường hợp NNT nộp thừa tiền thuế, Đội kiểm tra xác định hình thức xử lý là trừ số thuế thừa này vào số thuế phải nộp của kỳ thuế tới hay yêu cầu NNT lập thủ tục đề nghị hoàn thuế theo mẫu, Đội kiểm tra thuế ký xác nhận và gửi Đội kê khai và kế toán thuế để điều chỉnh số thuế phải nộp của NNT. Đội lập danh sách NNT nộp chậm hoặc không nộp quyết toán, trình lãnh đạo quyết định phạt hành chính. Chuyển quyết định phạt hành chính cho Đội kê khai và kế toán thuế nhập để theo dõi tình hình thu nộp thuế của NNT.

- Điều chỉnh số thuế phải nộp: Đội kê khai và kế toán thuế nhận và nhập danh sách kết quả quyết toán thuế từ Đội kiểm tra thuế chuyển sang, điều chỉnh số thuế phải nộp vào tháng hoặc quý hiện tại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

e. Quy trình đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích của quy trình này nhằm: Đảm bảo thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho NSNN; nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT; đảm bảo công bằng giữa NNT trong việc thực hiện nộp thực hiện nộp thuế cho NSNN.

Nội dung cơ bản các bước của quy trình như sau:

g. Quy trình thanh tra, kiểm tra người nộp thuế Mục đích của quy trình này là:

- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời NNT gian lận, trốn thuế, tránh thuế, chiếm đoạt tiền thuế.

- Cải cách quản lý thuế. Tăng cường quản lý cán bộ trong nội bộ ngành thuế.

- Nâng cao ý thức tuân thủ của NNT.

Các bước của quy trình này được thể hiện ở sơ đồ 4.5 Gửi thư đôn đốc nhắc nhở Tính phạt nộp chậm tiền thuế Lập nhật ký thu nợ Thực hiện các biện pháp thu nợ Theo dõi kết quả thu nợ Xác định các trường hợp nợ thuế Báo cáo, lưu hồ sơ Lập danh sách các khoản nợ phải đôn đốc và phân loại nợ Phân công thu nợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Tóm lại, với sáu (06) quy trình quản lý thuế được quy định tạo cơ sở cho công tác tổ chức quản lý thu thuếđạt kết quả.

4.1.2.2 Tuyên truyền và hỗ trợ NNT

Công tác Tuyên truyền, hỗ trợ NNT luôn được quan tâm thực hiện. Việc tuyên truyền thuế đã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vào chiều sâu. Chi cục Thuế đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đã có nhiều phương thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đã được triển khai qua tạp chí, báo chí, truyền hình, đối thoại giữa cơ quan thuế với NNT và thông tin qua thông tin điện tử ngành

Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho DN đã từng bước được triển khai như tổ chức tập huấn, tọa đàm, hướng dẫn các chính sách thuế và thủ tục thuế cho NNT qua điện thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản. Ngoài các hình thức tiếp xúc tại cơ quan thuế, Chi cục Thuế cử cán bộ thuế đến trụ sở NNT để hướng dẫn, cung cấp tài liệu thông tin và cài đặt phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế miễn phí và hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế cho DN theo quy định.

Chi cục Thuế tổ chức bố trí bộ phận “một cửa” để hỗ trợ và công khai giữa người nộp thuế với cán bộ thuế, qua đó hướng dẫn và giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính

Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra

Thực hiện thanh tra, kiểm tra NNT

Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa” nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế; tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế được thuận lợi nhất (các thủ tục hành chính gồm: Đăng ký thuế và cấp mã số thuế; đăng ký thay đổi phương pháp tính thuế GTGT và các văn bản đăng ký khai thuế, nộp thuế theo quy định; gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; gia hạn nộp thuế; miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; xác nhận nghĩa vụ thuế; nộp hồ sơ khai thuế; các tài liệu khác gửi cơ quan thuế theo quy định). Đồng thời đảm bảo giám sát được công chức thuế trong việc thực hiện giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế.

Bảng 4.2 Tình hình tuyên truyền và hỗ trợ DNNQD qua 4 năm

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013

Tốc độ phát triển bình quân (%)

1 Tuyên truyền trên pano,

khẩu hiệu Bản tin 52 77 83 98 123,52 2 Trả lời trực tiếp về chính sách thuế Lượt người 381 561 605 697 122,3 3 Trả lời chính sách thuế

qua điện thoại

Lượt người 1.152 1.694 1.829 2.102 122,19 4 Trả lời chính sách thuế bằng văn bản Văn bản 43 63 68 81 123,5 5 Cung cấp các ấn phẩm,

tờ rơi tuyên truyền

Tài liệu 6.283 9.240 9.979 11.460 122,18

6 Tập huấn, tuyên truyền

chính sách thuế mới đến

NNT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượt người

1.598 2.350 2.538 2.914 122,17

7 Hội nghị đối thoại với

DN Trong đó: - Số buổi

- Số lượt người tham dự

Buổi Lượt

người 561 4 825 6 891 7 875 7 120,5 115.9

(Nguồn: Chi cục Thuế Thanh Xuân)

Trong 4 năm Chi cục Thuếđã thực hiện công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế với mục tiêu phổ biến chính sách thuế đến các DNNQD trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 địa bàn. Tuy nhiên hình thức tuyên truyền chưa phong phú, phạm vi tuyên truyền chưa rộng, số lượng các pano, khẩu hiệu tuyên truyền chưa nhiều, ít được thay đổi trong cả năm. Việc tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh tại các phường trong quận đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa thật sự tuyên truyền được đến từng người nộp thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân. Số lượng của các buổi tập huấn, đối thoại còn ít, vẫn còn nhiều vướng mắc của doanh nghiệp chưa được giải đáp ngay trong buổi tập huấn, đối thoại. Thông tin hỗ trợ từ Website ngành thuế (tại Chi cục) chưa có, hiện nay các doanh nghiệp lấy thông tin hỗ trợ từ Website từ Cục Thuế TP. Hà Nội.

Bảng 4.3 Ý kiến đánh giá của DNNQD về công tác TTHT năm 2013 Nội dung Câu hỏi Tổng số DN lấy ý kiến Tỷ lệ % DN đánh giá Rất phù hợp Phù hợp Tương đối phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh xuân hà nội (Trang 54 - 68)