Kết quả tái sinh thành cây hoàn chỉnh từ mô sẹo phôi hóa của giống TMS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tạo mô sẹo phôi hóa và khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh, phục vụ công tác chuyển gen ở sắn (manihot esculenta crantz) (manihot esculenta crantz) (Trang 54 - 56)

b. Chuyển gen gián tiếp nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens

3.4.Kết quả tái sinh thành cây hoàn chỉnh từ mô sẹo phôi hóa của giống TMS

Sau 2-3 tuần tuổi tại môi trường MSN các cụm mô sẹo phôi hóa phát triển thành các cụm lá màu vàng nhạt (hình 11A) sau đó các cụm lá này xanh dần và sau 4 - 6 tuần các cụm lá chuyển sang màu xanh đậm (11B). Sau 2-3 tuần tiếp theo có hiện tượng bật chồi từ các cụm lá. Như vậy, sau khoảng 8-10 tuần nuôi cấy mô sẹo phôi hóa trong môi trường tái sinh thì chồi thật xuất hiện (Hình 11C).Chuyển các cụm chồi thật vào môi trường CEM thì nhận thấy có sự xuất hiện rễ sau khoảng 4 tuần (Hình 11D). Sau đó, tách các cụm chồi được hình thành từ CEM chuyển đến môi trường MS cơ bản thì sau khoảng 3-4 tuần chồi phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Hình 11. Cụm mô sẹo phôi hóa tái sinh

(A) sau 2 tuần tuổi; (B) sau 4 tuần tuổi; (C) sau 8 tuần tuổi; (D) sau 10 tuần tuổi

Khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh từ mô sẹo phôi hóa được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 11. Đánh giá khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh từ mô sẹo phôi hóa

Lần thí

nghiệm Số cụm mô sẹo phôi hóa sử dụng tái sinh

Các chỉ tiêu theo dõi tái sinh

Thời gian xuất hiện chồi (Ngày)

Thời gian xuất hiện rễ (Ngày)

Tỷ lệ tái sinh thành cây hoàn

1 50 20,5 70,3 74,2

2 50 19,2 67,4 73,5

3 50 22,5 71,8 73,7

Chỉ tiêu trung bình

Thời gian trung bình để xuất hiện

chồi (ngày)

Thời gian trung bình để xuất hiện rễ (ngày) Tỷ lệ tái sinh trung bình (%) 20,7 69,8 73,8

Trong quá trình tái sinh thành cây hoàn chỉnh từ mô sẹo phôi hóa, hầu hết các cụm mô sẹo phôi hóa đều có khả năng bật chồi sau 20,7 ngày nuôi cấy trong môi trường tái sinh MSN có bổ sung NAA với nồng độ 1mg/l. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Le, B.V và cs, 2007. Tuy nhiên trong số 150 cụm mô sẹo phôi hóa cho tái sinh thì chỉ có khoảng 73,8% cụm mô sẹo phôi hóa tái sinh cho kết quả tạo ra chồi bình thường và các chồi này tiếp tục được chuyển đến môi trường ra rễ CEM có chứa BAP 0,4 mg/l thì sau khoảng 69,8 ngày rễ bắt đầu xuất hiện (bảng 11).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tạo mô sẹo phôi hóa và khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh, phục vụ công tác chuyển gen ở sắn (manihot esculenta crantz) (manihot esculenta crantz) (Trang 54 - 56)