Nghiên cứu thí nghiệm tạo chồi, nhân cụm chồi và kéo dài chồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tạo mô sẹo phôi hóa và khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh, phục vụ công tác chuyển gen ở sắn (manihot esculenta crantz) (manihot esculenta crantz) (Trang 43 - 44)

b. Chuyển gen gián tiếp nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens

3.2.Nghiên cứu thí nghiệm tạo chồi, nhân cụm chồi và kéo dài chồi

Nguồn vật liệu ban đầu sử dụng để tạo mô sẹo phôi hóa rất quan trọng. Để tạo ra được lượng lớn mô sẹo phôi hóa, phục vụ cho công tác chuyển gen thì cần tạo ra lượng lớn cây sắn in vitro. Số lượng cây mới được đánh giá thông qua lượng chồi tạo được trong quá trình sinh trưởng và biệt hóa của mô. Hiệu quả tạo chồi được đánh giá thông qua các hệ số tạo cụm chồi, hệ số nhân cụm chồi và hệ số kéo dài cụm chồi, các yếu tố rất quan trọng, đặc trưng cho khả năng tăng nhanh lượng chồitrong các môi trường nhân nhanh, cũng là các yếu tố quyết định đến cách bố trí và thời gian thực hiện thí nghiệm. Hệ số tạo cụm chồi, hệ số nhân cụm chồi và hệ số kéo dài cụm chồi của các giống sắn nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau (Bảng 5).

Bảng 5. Hệ số của các thí nghiệm tạo cụm chồi, thí nghiệm nhân cụm chồi và thí nghiệm kéo dài chồi

STT Tên giống Hệ số tạo cụm chồi

Hệ số nhân

cụm chồi Hệ số kéo dài chồi

1 HL 2004-28 4.28± 0.12 3.95± 0.12 6.68± 0.15

2 KM 140 3.96± 0.09 3.61± 0.18 7.05± 0.13

3 KM 419 4.05± 0.07 3.84± 0.16 7.03± 0.09

4 TMS 60444 3.68± 0.13 3.37± 0.22 5.12± 0.35

Nghiên cứu thí nghiệm tạo cụm chồi sử dụng môi trường MS cơ bản có bổ sung BAP với nồng độ 3mg/l cho thấy các giống sắn đều có biểu hiện tốt với hệ số tạo cụm chồi khá đồng đều. Trong đó, giống HL 2004-28 đạt được hệ số tạo cụm chồi cao nhất là 4,28 còn giống TMS 60444 đạt hệ số tạo cụm chồi thấp nhất là 3,68.

Các giống sắn đều có biểu hiện thích ứng tốt trong môi trường nhân nhanh. Trong môi trường MS cơ bản bổ sung 1mg/l BAP, giống HL 2004-28 thể hiện khả năng nhân nhanh tốt nhất, với hệ số nhân cụm chồi đạt 3,95, cao nhất trong các giống sắn nghiên cứu, trong khi giống TMS 60444 đạt hệ số nhân cụm chồi là 3,37, thấp nhất trong các giống.

Nghiên cứu thí nghiệm kéo dài cụm chồi sử dụng môi trường MS cơ bản, không có agar và bổ sung 0,2mg/l GA3 cho thấy khả năng kéo dài chồi của các giống sắn nghiên cứu là khá đồng đều. Hai giống KM 140 và KM 419 có hệ số kéo dài chồi khá cao. Hệ số kéo dài chồi của KM 140 là 7,05 còn hệ số kéo dài chồi của KM 419 là 7,03. Giống TMS 60444 có hệ số kéo dài chồi thấp nhất là 5,12.

Như vậy, các giống sắn nghiên cứu là HL 2004-28, KM 140, KM 419, TMS 60444 đều thích ứng với nồng độ chất kích thích sinh trưởng được thử nghiệm. Trong cùng điều kiện môi trường nhân nhanh, các giống sắn có kiểu gen khác nhau có phản ứng không giống nhau, trong đó, giống TMS 60444 có nguồn gốc châu Phi phát triển kém ưu thế hơn so với 3 giống sắn có nguồn gốc Việt Nam, tuy sự chênh lệnh này không đáng kể so với các giống còn lại với mức ý nghĩa α=0,05. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, môi trường MS cơ bản có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng BAPvới nồng độ 1mg/l và GA3 0,2mg/l phù hợp để tạo ra được số lượng lớn cây sắn

in vitro không bị nhiễm vi sinh vật phục vụ công tác tạo mô sẹo phôi hóa.

Hình 7. Kết quả thí nghiệm tạo cụm chồi của giống HL 2004-28 sau 28 ngày nuôi cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tạo mô sẹo phôi hóa và khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh, phục vụ công tác chuyển gen ở sắn (manihot esculenta crantz) (manihot esculenta crantz) (Trang 43 - 44)