2. Mục đích, yêu cầu
3.2.4. Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về đấu giá quyền
sử dụng đất và hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố Uông Bí
Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của chính phủ về bán đấu giá tài sản, Quyết định số 720/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện việc bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng.
Căn cứ quy định tại Điều 20 - Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và Điều 12 – Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp “Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản”, ngày 25/4/2011, UBND thành phố Uông Bí đã ban hành quyết định 1048/QĐ-UBND “về việc thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt để bán đấu giá quyền sử dụng đất các ô đất thuộc quy hoạch: Khu dân cư khu 12, phường Quang Trung; Điểm dân cư tự xây khu Tân Lập, phường Phương Đông; Điểm dân cư khu 2, phường Trưng Vương; Quy hoạch khu dân cư xen kẹt khu Đô thị Công Thành, phường Yên Thanh ; Khu thương mại Cầu Sến, phường Phương Đông; khu Phong Thái, phường Phương Nam và một số ô đất thuộc quy hoạch khu, điểm dân cư khác trên địa bàn thàng phố Uông Bí.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí đã quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản đến các phòng, ban có liên quan.
Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được thành lập theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố để bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Uông Bí. Hội đồng gồm có đồng chí phó chủ tịch UBND thành phố làm Chủ tịch hội đồng, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố làm phó chủ tịch hội đồng và các thành viên là đại diện Phòng Tài chính kế hoạch, đại diện phòng Tư pháp, phòng Tài nguyên & Môi trường, Thanh tra thành phố và đại diện xã, phường có đất bán đấu giá.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản cũng gặp không ít khó khăn về nguồn tài chính, nguồn nhân lực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
và tổ chức bộ máy. Hiện nay Hội đồng bán đấu giá tài sản thành phố Uông Bí chưa có đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá. Việc điều hành cuộc bán đấu giá do Đấu giá viên trung tâm bán đấu giá tài sản Quảng Ninh thực hiện trên cơ sở hợp đồng cử đấu giá viên giữa Hội đồng Bán đấu giá tài sản thành phố Uông Bí và Trung tâm bán đấu giá tài sản Quảng Ninh. Điều này làm giảm tính chủ động trong hoạt động của Hội đồng bán đấu giá tài sản, đặc biệt là những loại tài sản yêu cầu điều kiện bảo quản phức tạp, thời gian lưu giữ ngắn. Mặt khác, cán bộ thực hiện công tác bán đấu giá tài sản còn kiêm nhiệm những nhiệm vụ khác, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố.
* Về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản:
- Hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố Uông Bí nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, cấp ủy địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực thi, triển khai nhiệm vụ và phối hợp với các đơn vị có liên quan.
- Hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố Uông Bí góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo cơ chế công khai, minh bạch trong việc bán đấu giá tài sản, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước địa phương.
* Vềđội ngũđấu giá viên:
- Hiện nay, số lượng đấu giá viên trên địa bàn thành phố Uông Bí rất hạn chế. Việc điều hành các cuộc đấu giá đều do Đấu giá viên Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Quảng Ninh thực hiện trên cơ sở Hợp đồng cử đấu giá viên.
* Kết quả hoạt động bán đấu giá tài sản:
Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí đã tổ chức bán đấu giá đối với các nhóm tài sản bán đấu giá, kết quả cụ thể như sau:
- Về bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: đã tổ chức 12 phiên đấu giá với tổng mức giá khởi điểm là 817.220.000 đồng, tổng giá bán trúng đấu giá là 832.300.000 đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm là 15.080.000 đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
- Về bán đấu giá quyền sử dụng đất: đã tổ chức 25 phiên đấu giá, bán được 145 ô đất với tổng diện tích là 14.943m2, tổng giá khởi điểm các ô đất là 87.753.777.030 đồng, tổng giá bán trúng đấu giá là 98.725.472.860 đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm là 10.971.695.830 đồng.
* Tình hình chuyển giao bán quyền sử dụng đất sang các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp:
Hiện nay, hoạt động bán đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Uông Bí được thực hiện thông qua hội đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất được thành lập theo các quyết định của UBND thành phố đối với mỗi cuộc đấu giá.
* Công tác quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản tại địa phương
- Công tác quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản được đặc biệt coi trọng. UBND thành phố Uông Bí chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện nghiêm túc quy định tại nghị định số 17/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các hoạt động về bán đấu giá tài sản đều được lập hồ sơ hoàn chỉnh, và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định. Định kỳ 6 tháng và 1 năm, UBND thành phố Uông Bí lập báo cáo số liệu theo biểu số 22a/BTP/BTTP/ĐGTS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011, báo cáo số liệu về tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản.
- Qua 3 năm tổ chức triển khai thực hiện hoạt động bán đấu giá tài sản, UBND thành phố chưa ghi nhận trường hợp khiếu nại, tố cáo liên quan đến bán đấu giá tài sản. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản, UBND thành phố Uông Bí thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp, đặc biệt là việc cử đấu giá viên của Trung tâm bán đấu giá tài sản Quảng Ninh (Sở Tư pháp) điều hành cuộc bán đấu giá trên địa bàn thành phố Uông Bí.
Qua quá trình triển khai thực hiện Triển khai Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ “Quy định về bán đấu giá tài sản” tại thành phố Uông Bí có những thuân lợi và khó khăn như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
* Thuận lợi:
Sau khi được ban hành, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý củng cố, kiện toàn tổ chức bán đấu giá tài sản, hoạt động bán đấu giá đã được công khai, minh bạch hóa, giảm thiểu những tiêu cực có thể nảy sinh trong hoạt động đấu giá tài sản nói chung từng bước xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản, hạn chế việc thành lập Hội đồng bán đấu giá tràn lan gây thất thoát tài sản nhà nước. Việc bán đấu giá tài sản nói chung và bán đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng đã tăng đáng kể nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó ngay từ khi Nghị định có hiệu lực, ngày 14/6/2011, UBND Tỉnh đã tổ chức họp các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh để triển khai thống nhất việc áp dụng, vận dụng tinh thần của Nghị định đối với hoạt động đấu gia tài sản tại địa phương. Cụ thể đối với việc thành lập Hội đồng đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt để đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất phải có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc đấu giá.
Xét về tiêu chí này tại thời điểm đó trên toàn tỉnh không có huyện, thị, thành phố nào có tài sản là quyền sử dụng đất để đấu giá đáp ứng được. Để giải quyết vấn đề này tại cuộc họp nêu trên UBND Tỉnh đã cho chủ trương, ủng hộ các hoạt động thành lập Hội đồng đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt tại cấp huyện, thị, thành phố.
Trên tinh thần quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban thường vụ Thành ủy Uông Bí cũng đã quan tâm họp, bàn và cho chủ trương chỉ đạo, do đó với sự vào cuộc và thống nhất của Thành ủy, UBND và các phòng, ban chuyên môn Hội đồng đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt của thành phố được thành lập với sự thống nhất cao để điều hành, thực hiện hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với các quỹ đất để đấu giá thu tiền cho ngân sách thành phố.
* Khó khăn:
Khó khăn đầu tiên trong việc triển khai Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đó là việc giải tán hội đồng đấu giá tài sản cấp huyện chuyển giao việc tổ chức đấu giá tài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
sản từ tổ chức này cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Trong những năm trước đây tài sản bán đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng vẫn được hội đồng này tổ chức thực hiện, điều này đã làm gián đoạn kế hoạch thu tiền cho ngân sách từ hoạt động bán đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Theo tinh thần của Nghị định 17/2010/NĐ-CP công việc này phải chuyển giao cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Thực hiện điều này đối với thành phố Uông Bí sẽ gặp những trở ngại đó là: Về mặt địa lý thành phố Uông Bí cách xa Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của tỉnh Quảng Ninh nên việc đi lại khó khăn, sự phối hợp và quy định quyền, nghĩa vụ giữa hai bên trong quá trình tổ chức thực hiện giữa địa phương và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản khó ăn khớp nhau dẫn đến thời gian tổ chức đấu giá kéo dài không đảm bảo được kế hoạch đấu giá của thành phố. Mặt khác giá trị QSDĐ thường gắn liền với các hoạt động kinh tế đặc thù của địa phương, có thể thay đổi thường xuyên nên việc phụ thuộc vào lịch cố định của Trung tâm dịch vụ đấu giá có thể sẽ làm mất đi tính thị trường QSDĐ, không phát huy hết giá trị tài sản.
Một số nội dung liên quan đến cách thức đấu giá, sử dụng phí tham gia đấu giá, cách tính toán chi phí hợp lý để tổ chức bán đấu giá; Trách nhiệm của bên bán tài sản theo tổ chức bán đấu giá yêu cầu sẽ kết thúc khi điều hành xong phiên đấu giá, trong khi theo quy định thì bên bán tài sản phải có trách nhiệm thay mặt người trúng đấu giá thực hiện các công việc với các cơ quan liên quan trong quá trình hoàn thiện các thủ tục về đất đai được xem là những bất cập trong thực tế sẽ xảy ra.
Quá trình thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt vẫn có những băn khoăn như theo quy định thì tài sản là quyền sử dụng đất phải là tài sản có giá trị lớn, phức tạp. Theo quy định tại Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất quy định phải có giá trị từ 1.000 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; từ 300 tỷ đồng đối với khu vực các tỉnh miền núi, vùng cao và từ 500 tỷ đồng đối với các tỉnh thuộc khu vực còn lại trở lên. Đối với địa phương thành phố Uông Bí các quỹ đất đưa vào đấu giá chưa đáp ứng được điều kiện này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Về mặt chuyên môn thì việc điều hành phiên đấu giá quyền sử dụng đất của Hội đồng đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt không do đấu giá viên thực hiện nên việc kỹ năng điều hành và tổ chức phiên đấu giá sẽ có phần hạn chế.