Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)

2. Mục đích, yêu cầu

3.1.2Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1 Về kinh tế.

a) Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2013 đạt 17,32%/năm (trong đó: thương mại, dịch vụ đạt 18,5%/năm; công nghiệp, xây dựng đạt 17,51%/năm; nông, lâm, thủy sản đạt 8,93%/năm). Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.660USD/người/năm. Các ngành kinh tế trọng điểm như: Công nghiệp (khai thác than và vật liệu xây dựng, nhiệt điện, xi măng, cơ khí chế tạo thiết bị nâng hạ); dịch vụ, thương mại, du lịch có bước phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm dần; tỷ trọng khu vực II, III (công nghiệp, xây dựng - dịch vụ, du lịch, thương mại) tăng nhanh và ngày càng giữ vai trò chủ đạo.

b) Thực trạng phát triển kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng vẫn giữ ổn định và có bước phát triển mới. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 8,93%/năm.

Thành phố tích cực chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích; tuy diện tích gieo trồng và sản lượng có giảm do tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá.

Triển khai một số mô hình sản xuất nông sản tập trung bước đầu mang lại hiệu quả, tạo ra sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao trên thị trường (sản xuất rau an toàn, vải trứng chín sớm, thanh long ruột đỏ; các loại hoa: ly, đào, hồng, mai vàng Yên Tử,…).

Thành phố đã hoàn thành quy hoạch lại vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào nuôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

trồng. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản luôn tăng cao (năm 2005 sản lượng đạt 810 tấn, đến năm 2013 đạt 2.230 tấn-trong đó: khai thác 900 tấn, nuôi trồng 1.330 tấn).

Sản xuất lâm nghiệp phát triển nhanh với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế và nhân dân trong trồng rừng, chăm sóc bảo vệ, phát triển kinh tế rừng, nhất là rừng đặc dụng Yên Tử. Số vụ cháy rừng có xu hướng giảm dần, trong năm chỉ xẩy ra một số điểm cháy rừng nhỏ, chủ yếu là rừng trồng, không gây thiệt hại lớn và kinh tế. Sản lượng khai thác nhựa thông năm 2005 đạt 147 tấn, đến năm 2013 đạt 228 tấn.

* Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; song hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá (sản lượng than nguyên khai năm 2005 đạt 3,85 triệu tấn, đến năm 2013 đạt 7,8 triệu tấn, tăng 3,95 triệu tấn. Sản lượng điện năm 2005 đạt 700 triệu kwh/năm, năm 2013 đạt 2 tỷ kwh/năm, tăng 1.300 triệu kwh/năm. Sản lượng xi măng và clinke năm 2005 đạt 178.000 tấn, năm 2013 đạt 1,1 triệu tấn, tăng 922.000 tấn)...

* Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ, du lịch.

Các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch trong những năm qua phát triển khá đa dạng, đạt mức tăng trưởng cao, đáp ứng yêu cầu về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nhân dân. Trong những năm qua giá trị kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch tăng bình quân 18,50%/năm, mức lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân 15%/năm.

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tương đối đồng đều ở cả 3 khu vực: trung tâm đô thị, nông thôn, miền núi.

Hoạt động dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách được đầu tư mở rộng và phát triển đa dạng dưới nhiều hình thức; Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển nhanh với tốc độ tăng. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển nhanh về số lượng mạng lưới, đa dạng hoá về loại hình và tiện ích; dịch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

vụ ATM và các sản phẩm dịch vụ khác do ngân hàng triển khai liên tục được mở rộng đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của các thành phần kinh tế.

3.1.2.2 Về văn hóa xã hội. a) Giáo dục - đào tạo

Giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển cả về quy mô và nâng cao chất lượng ở các ngành học, cấp học; giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo được tăng cường gắn với thực hiện các cuộc vận động đạt kết quả tốt. Nhìn chung hệ thống trường lớp cơ bản hoàn chỉnh, chất lượng trường tương đối tốt, 100% số trường đã được xây dựng kiên cố, cao tầng. Chất lượng giáo dục toàn Thành phố có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, phong trào giáo dục phát triển không đồng đều ở các địa phương, ngành học, trình độ học sinh ở các xã, vùng xa còn chênh lệch so với vùng trung tâm Thành phố.

b) Y tế

Trên địa bàn Thành phố có bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển, trung tâm Y tế Vàng Danh (VinaComin); 1 trung tâm y tế Thành phố; 11 trạm y tế xã phường (11/11 trạm y tế xã, phường đều đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế); 3 trạm y tế của các trường Cao đẳng Sư phạm, trường đào tạo nghề mỏ Hữu Nghị, trường cao đẳng công nghiệp và xây dựng; 12 trạm y tế cơ quan xí nghiệp, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, công nghiệp hoá chất mỏ Bạch Thái Bưởi,... với tổng cộng trên 1.000 giường bệnh và 800 bác sỹ. 100% số xã, phường đạt chuẩn về y tế.

c) Văn hoá thông tin

Nhu cầu hưởng thụ văn hoá thông tin và đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đài phát thanh truyền hình của Thành phố được xây dựng duy trì phát sóng và truyền tiếp các chương trình phát sóng của tỉnh và Trung ương. 11 phường, xã đều có đài truyền thanh để truyền tải các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân. Các phương tiện nghe nhìn phát triển mạnh, các hệ thống thông tin trên đều được nâng cao về số lượng và chất lượng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

d) Thể dục - thể thao

Phong trào thể dục thể thao những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra phong trào rèn luyện sức khoẻ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn Thành phố. Hoạt động thể dục thể thao đã được xã hội hoá mạnh mẽ đến mọi tầng lớp dân cư. Những bộ môn hoạt động mạnh tại Thành phố là bóng đá, bóng chuyền, cầu lông...

e) Năng lượng, bưu chính - viễn thông

Được cung cấp từ hệ thông điện lực miền Bắc nên đảm bảo được khả năng cung cấp điện hiện tại và trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống các của hàng xăng dầu có trên toàn địa bàn Thành phố, đáp ứng cơ bản nhu cầu cho nhân dân.

Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, khu vực bưu chính viễn thông của Thành phố Uông Bí phát triển nhanh với công nghệ tiên tiến, đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

f) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

* Dân số và phân bố dân cư: Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số Uông Bí là 174.678 người (bao gồm cả dân số thường trú và dân số quy đổi). Trong đó dân số nội thành là 167.049 người, chiếm 95,6% tổng dân số toàn thành phố; dân số ngoại thành là 7.629 người, chiếm 4,4%. Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, mức giảm sinh hàng năm được duy trì.

Với tốc độ thị hóa ngày càng cao như hiện nay cùng với việc phát triển và hình thành một cách đồng bộ các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ tăng mạnh.

* Lao động và việc làm: Năm 2013, Uông Bí có 74.537 lao động, trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 91,9%, lao động nông nghiệp chiếm 9,1% tổng số lao động.

Thành phố Uông Bí có lợi thế làtrung tâm công nghiệp, du lịch, y tế và đào tạo phía Tây của tỉnh. Trên địa bàn thành phố lực lượng lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

kỹ thuật. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển của các ngành kinh tế.

* Thu nhập và mức sống:

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố kéo theo đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Năm 2007, Uông Bí mới chỉ là đô thị loại III, năm 2013 được nâng lên loại II với số điểm cao 83,61/100 (theo khung điểm phân loại đô thị của Bộ Xây dựng), trong đó không ít chỉ tiêu vượt xa từ 2 đến 3 lần so với chuẩn. Hiện thu nhập bình quân trên đầu người của dân Uông Bí đạt trên 2.660USD/người/năm, gấp 1,89 lần so với mức trung bình cả nước. Mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Thành phố giai đoạn 2010-2013 đạt 13,7%/năm. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của Thành phố đạt 55,36 triệu đồng/năm. Các tiện nghi sinh hoạt của đại bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể, tuy nhiên sự chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa các địa phương cũng như khu vực thành thị và nông thôn trong Thành phố còn khá lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)