V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.2. Điện di sản phẩm PCR xác định mẫu giống mang gen thơm fgr
Kết quả, chúng tôi phát hiện được 5 mẫu giống có chứa gen thơm fgr là các mẫu giống có kí hiệu: 10132-1, 10811, 10895, 10812, 10274.
4.3.2.3. So sánh kết quả kiểm tra mùi thơm của gạo với KOH 1,7% và kết quả xác định gen bằng PCR.
- Hầu hết các giống chứa gen thơm đều được biểu hiện ra ngoài là có mùi thơm. Trong đó, có 3 mẫu giống thể hiện mùi thơm rõ rệt là 10132-1, 10811 và 10895 và có 1 mẫu giống 10812 thể hiện mùi thơm nhẹ.
- Có 1 mẫu giống 10274 có gen thơm nhưng lại không được biểu hiện ra ngoài có mùi thơm. Điều này có thể giải thích như sau: gen quy định mùi thơm là gen lặn, song các giống này gen thơm tồn tại trong kiểu gen dị hợp tử nên mùi thơm không được biểu hiện ra ngoài.
- Bên cạnh đó có một số mẫu giống được đánh giá là thơm hoặc thơm nhẹ khi kiểm tra bằng KOH 1,7% trên bột gạo nhưng lại không phát hiện thấy có gen mùi thơm như các mẫu giống: 10147, 10165, 10739-1, 10861, 10910, 10921 và 10966. Điều này có thể được giải thích là mùi thơm này có thể do gen khác quy định vì tính trạng mùi thơm là tính trạng di truyền đa gen, hoặc do các hợp chất hóa học khác quy định. Kết quả so sánh được trình bày ở
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62
Bảng 4.7 dưới đây:
Bảng 4.7. So sánh kết quả đánh giá mùi thơm bằng phương pháp sử dụng KOH 1,7% và kết quả kiểm tra gen fgr bằng phương pháp PCR. KOH 1,7% và kết quả kiểm tra gen fgr bằng phương pháp PCR.
STT Kí hiệu giống Mùi thơm
của gạo Gen fgr
1 10147 Hơi thơm + 2 10132-1 Thơm + 3 10811 Thơm + 4 10895 Thơm + 5 10274 Không thơm + 6 Bắc thơm Thơm +
7 IR64 Không thơm -
Ghi chú: (+) có gen; (-) không có gen.
Do phương pháp đánh giá mùi thơm bằng KOH 1,7% phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, bảo quản mẫu gạo và cảm quan từng người nên theo chúng tôi thì phương pháp PCR sẽ chính xác hơn.
4.4. Kết quả đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá
Nguồn gen đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chương trình chọn tạo giống lúa kháng bệnh, Việt Nam được coi là cái nôi của nguồn gen cây lúa. Các giống lúa Việt Nam trải qua quá trình chọn lọc trong điều kiện tự nhiên lâu đời dẫn đến hình thành rất nhiều tính trạng quí, đặc biệt là khả năng chống chịu với điều kiện vô sinh hay hữu sinh, trong đó có tính kháng bệnh bạc lá. Để khai thác được nguồn gen này thì cần thiết phải xác định chúng chứa những gen kháng bệnh bạc lá gì để có kế hoạch sử dụng trong các chương trình chọn giống kháng bệnh.
4.4.1. Kết quả lây nhiễm nhân tạo
Khả năng kháng bệnh bạc lá của một giống trên đồng ruộng do nhiều yếu tố quyết định. Ngoài đặc điểm di truyền của giống, nó còn phụ thuộc vào nguồn bệnh ban đầu, điều kiện thời tiết khí hậu…Do đó để dự đoán khả năng kháng nhiễm của các mẫu giống lúa, các dòng đẳng gen chúng tôi tiến hành
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63
lây nhiễm nhân tạo 10 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.oryzae (danh sách các chủng được trình bày tại Bảng 3.1 phần vật liệu và phương pháp). Các chủng này được lựa chọn dựa trên tiêu chí có độc tính, phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và có thể phân biệt được các gen kháng. Kết quả phản ứng của các dòng đẳng gen được thể hiện ở Bảng 4.8.
Bảng 4.8. Phản ứng của dòng đẳng gen với các chủng vi khuẩn
STT KH giống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ lệ kháng Gen kháng 1 IRBB4 S R R S S S R S R S 6S/4R Xa4 2 IRBB5 R R R R R R R S R R 1S/9R xa5 3 IRBB7 R R R S R S R S R R 3S/7R Xa7 4 IR24 S S S S S S S S S S 10S 0
Kết quả Bảng 4.8 cho thấy:
- Dòng đẳng gen IR24, không mang gen kháng, bị nhiễm nặng cả 10 chủng vi khuẩn.
- Dòng IRBB4 mang gen kháng Xa4 bị nhiễm 6 chủng và chỉ kháng được 4 chủng là chủng 2, 3, 7, 9.
- Dòng IRBB5 mang gen xa5 kháng được 9 chủng.
- Dòng IRBB7 mang gen Xa7 kháng được 7 chủng, nhiễm 3 chủng 4, 6, 8. Hình ảnh lây nhiễm nhân tạo của các dòng đẳng gen được mô tả tại
Hình 4.3, Hình 4.4, Hình 4.5 và Hình 4.6.