Quy luật phát sinh phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá nguồn gen và chọn tạo giống lúa nếp cẩm năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bẹnh bạc lá (Trang 29 - 30)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.5. Quy luật phát sinh phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh

sinh phát triển của bệnh bạc lá

Sự phát sinh phát triển của bệnh có liên quan đến khí hậu, thời tiết, tổng lượng mưa. Ngoài ra ngập lụt, gió mạnh, mực nước tưới trong ruộng và nhiệt độ cao trong thời gian sinh trưởng của cây lúa cũng làm tăng mức độ bị bệnh.

Ở miền Bắc nước ta, bệnh bạc lá có thể phát sinh phát triển trong tất cả các mùa vụ. Vào vụ Chiêm xuân, bệnh thường phát sinh trong tháng 3, tháng 4, nhưng phát sinh mạnh hơn vào cuối giai đoạn sinh trưởng của lúa vào cuối tháng 5, tháng 6 dương lịch khi lúa xuân đã trỗ và chín. Tuy nhiên mức độ bệnh ở vụ xuân thường ít thiệt hại hơn so với vụ mùa. Ở vụ mùa bệnh phát sinh vào tháng 8 (do mưa bão nhiều), đặc biệt là khi lúa bước vào giai đoạn làm đòng đến trỗ và chín sữa, do vậy ảnh hưởng lớn đến năng suất. Đối với trà cấy muộn, lúa trỗ vào khoảng tháng 10 thì thiệt hại do bệnh gây ra là nhẹ hơn [15].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20

Nguồn bệnh là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng tới sự phát sinh của bệnh. Đó là tàn dư gây bệnh trên đồng ruộng từ vụ trước để lại do làm đất không tốt hoặc cũng có thể tồn tại trên một số loại cỏ dại, trên rơm rạ, chúng tồn tại bên trong hoặc bên ngoài các cọng rơm. Những nơi không có hoặc có ít cỏ Leersia thì rơm rạ là nơi tồn tại quan trọng của vi khuẩn.

Trong năm, bệnh xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Theo Devadath (1985) nhiệt độ tối thích cho bệnh phát triển là từ 27 - 300C, dưới 180C và trên 37,20C thì bệnh bị hạn chế [36].

Ẩm độ cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của bệnh. Ẩm độ từ 79,3% - 92,8% làm tăng sự phát triển của bệnh, còn ẩm độ từ 60,3% - 77% thì hạn chế sự phát triển của bệnh (Devedath, 1985) [36].

Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Theo Tagami và Mizukami, đạm là yếu tố quan trọng đối với sự phát sinh phát triển bệnh. Theo Vũ Công Khoái (2000) mức bón đạm tăng làm bệnh bạc lá lúa tăng [9]. Theo Modal và Miah (1985), khi bón Kali tăng sẽ làm giảm mức độ nhiễm bệnh bạc lá [45].

Một phần của tài liệu Đánh giá nguồn gen và chọn tạo giống lúa nếp cẩm năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bẹnh bạc lá (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)