NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn- Vinacomin (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN VINACOMIN

NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

TOÁN 1 (Phụ trách kế toán tiền lương.

Kế toán thanh toán) NHÂN VIÊN KẾ TOÁN 3 (Kiêm thủ quỹ. Kế toán NVL, CCDC…) NHÂN VIÊN KẾ TOÁN 2 (Phụ trách kế toán kế toán tài

sản cố định, kế toán tập hợp chi phí tính giá thành

Kế toán TSCĐ bao gồm việc theo dõi các nghiệp vụ tăng giảm tài sản theo nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành cũng như các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán, sửa chữa lớn, nhỏ TCSĐ, việc này được kế toán hạch toán theo đúng chế độ quy định. Kế toán sử dụng sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng tính khấu hao chi tiết, bảng tăng giảm tài sản và nguồn vốn khấu hao. Kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm được kế toán tính theo từng tháng. Việc tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí bao gồm: chí phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng của Công ty.

Kế toán thanh toán, kế toán các khoản phải thu, phải trả, doanh thu tiêu thụ và vốn bằng tiền tại Công ty được theo dõi theo từng đối tượng cụ thể. Từ chứng từ ban đầu hay bảng tổng hợp chứng từ được ghi vào Sổ Nhật ký chung sau đó là vào các Sổ Cái tài khoản. Cuối tháng, trưởng phòng kế toán sẽ đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng nội dung kinh tế và chế độ quy định của Nhà nước.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tiền lương và các khoản trích theo lương được kế toán căn cứ vào bảng tính và trích lương do phòng Tổ chức dự toán, kết hợp với công tác theo dõi lao động do hai phân xưởng cung cấp. Tiền lương được trích và hạch toán hàng tháng được ghi vào Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương được trích đúng quy định và chế độ của Nhà nuớc. Cụ thể được trích như sau: Công ty sẽ trích 23% (bao gồm 17% BHXH, 1% BHTN, 3% BHYT tính trên lương cơ bản và 2% KPCĐ tính trên tiền lương thực tế) vào giá thành sản phẩm; khấu trừ vào lương công nhân viên 9,5% (bao gồm 7% BHXH và 1,5% BHYT,1% BHTN tính trên lương cơ bản). Sau khi trích kế toán chuyển vào quỹ BHXH của Nhà nước là 24%, vào quỹ BHYT 4,5%, quỹ BHTN 2%. Riêng KPCĐ thì nộp lên Công đoàn cấp trên 0,6% và 1,4% giữ lại Công đoàn Công ty để sử dụng vào Công đoàn Công ty. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tính toán ngày nghỉ theo chế độ và gửi kèm theo Sổ chi tiết cho BHXH tính. Khi BHXH xem xét duyệt chi trích trả chuyển cho Công ty thanh toán về khoản lương ốm đau, thai sản cho công nhân viên chức của mình.

Nhân viên thống kê phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho, chịu trách nhiệm thống kê gia công lao động sản phẩm, lượng hàng hoá, thành phẩm, chấm công, báo ăn ca, thống kê, các sản phẩm ghi rõ số lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm.

Kế toán hàng tồn kho bao gồm việc theo dõi nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và phế liệu thu hồi, công cụ dụng cụ. Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty là những đối tượng lao động do Công ty mua ngoài là chủ yếu, một số loại nguyên vật liệu là do tự sản xuất, chế biến để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm của Công ty.

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho. Vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, tính theo tháng. Số lượng do thủ kho báo và định kỳ kế toán xuống kiểm tra chứng từ gốc, các phiếu xuất nhập và hoàn thiện chứng từ.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn- Vinacomin (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w