Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn- Vinacomin (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN VINACOMIN

2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Để phục vụ tốt công tác sản xuất cũng như hạch toán, Công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ và khoa học. Thông qua bộ máy quản lý, cấp trên có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của Công ty, đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả. Bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 08:Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn- Vinacomin GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Văn phòng Phòng kế hoạch -Vật tư Phòng Kỹ thuật Phòng bảo vệ PHÓ GIÁM ĐỐC Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức -Lao động

Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: - Hội đồng quản trị: 07 người

- Ban kiểm soát: 03 người

- Ban giám đốc công ty: 03 người

 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng Cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.

 Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty theo quy định của Pháp luật và theo Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng Cổ đông.

 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt Cổ

đông để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành Công ty, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt đông kinh doanh của Công ty và thực hiện các công việc khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.

 Giám đốc

Là người thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông và Hôi đồng quản trị, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng Cổ đông.

 Phó Giám đốc

Là người giúp việc cho Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ nhiệm của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và giao quyền. công ty có 2 Phó Giám đốc, một phụ trách sản xuất và một phụ trách trung tâm sửa chữa và dịch vụ.

+ Văn phòng : là đơn vị nghiệp vụ phục vụ tổng hợp trong Công ty, có chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực hoạt động quản lý về công tác: hành chính, văn thư – lưu trữ, quản lý xe hành chính, đối ngoại, quản trị, tuyên truyền…và các công tác phục vụ tổng khác như: công tác y tế, nấu ăn giữa ca, cấp phát bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật phục vụ người lao động trong Công ty, quản lý nhà khách và các công trình phúc lợi công cộng.

+ Phòng Tổ chức- Lao động: Thực hiện các chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực quản lý về công tác tổ chức sản xuất, cán bộ, lao động - tiền lương, tuyển dụng và đào tạo, thi đua khen – thưởng - kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách với người lao động, theo dõi cổ đông của Công ty và công tác thanh tra.

+ Phòng Kế hoạch - vật tư: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham gia thị trường điện, công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lý vật tư, thiết bị điện, nhiên liệu…công tác thẩm tra và xét duyệt dự toán, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê công nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và các công tác khác của Công ty.

+ Phòng Kỹ thuật: Thực hiện các chức năng quản lý kỹ thuật và sửa chữa thiết bị, công trình của Công ty, thực hiện các thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị, xây dựng phương thức và các chế độ vận hành tối ưu của các thiết bị, công tác kỹ thuật an toàn- bảo hộ lao động đáp ứng yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực công tác khác của Công ty.

+ Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện các chức năng quản lý tài chính -vốn, thống kê - kế toán của Công ty nhằm quản lý các nguồn vốn của Công ty bao gồm phần vốn góp của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam và vốn góp của các cổ đông cũng như nguồn vốn khác để thực hiện nhịêm vụ mục tiêu sản xuất của Công ty trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả và đúng qui định của Nhà Nước.

+ Phòng Bảo vệ: Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an toàn tài sản, an toàn sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự trong Công ty, trực cứa hoả, tự vệ quân sự địa phương và các nhiệm vụ có liên quan.

- Khối các đơn vị sản xuất điện: Là các đơn vị sản xuất thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành tàn bộ các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất điện cũng như các thiết bị phục vụ phụ trợ có liên quan.

Mối quan hệ giữa các phòng ban trong cơ quan Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn- Vinacomin (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w