Xây dựng đạo đức mới, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 114)

Người cho rằng, muốn xây dựng đạo đức mới thì xây phải đi đôi với chống. Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới, đó là “chủ nghĩa cá nhân”. Xây đi đôi với chống, nghĩa là muốn xây thì phải chống, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chống chủ nghĩa cá nhân. Có thể ví "xây" và "chống" như hai bánh xe vững

chắc. "Chống" triệt để bảo đảm cho công việc "xây" thành công. Về mối quan hệ giữa xây và chống, Hồ Chí Minh nói: Xây tốt thì chống mới tốt, chống tốt thì xây mới tốt. Xây và chống như hai chân của cuộc vận động, phải tiến bước nhịp nhàng, phải làm khẩn trương nhưng không nóng vội, quyết không được làm qua loa.

Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ

nghĩa cá nhân. Bởi vì, Người nhận định: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ

lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy". Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng [43, tr.90]. Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng. Vì vậy, muốn thành người cộng sản chân chính, phải chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Mà muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột sạch chủ nghĩa cá nhân. Để xây dựng được đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân.

Trong tác phẩn “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” cũng mang ý nghĩa xây đi đôi với chống: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật [45, tr.547].

Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là “một cuộc chiến đấu khổng lồ” giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu này thì điều quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, nhất là của cán bộ, để họ nhận thức được và tự giác thực hiện. Người nhấn mạnh, trong đấu tranh chống lại tiêu cực, lạc hậu, trước hết phải chống chủ nghĩa cá

nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn. Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “Ba xây, ba chống”, viết sách “Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống.

Mặc dù Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết nhưng Người cũng rất nhân văn khi chỉ rõ, đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu. Nhưng lại phải thấy rằng, chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi con người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân và quan tâm tới lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân là hai việc hoàn toàn khác nhau, không bao giờ được lấy cớ là chủ nghĩa cá nhân để quên đi việc chăm sóc lợi ích của con người. Hồ Chí Minh chống chủ nghĩa cá nhân rất quyết liệt nhưng lại là người quan tâm đến lợi ích của cá nhân con người hơn ai hết.

Trên đây là những phương pháp rèn luyện đạo đức theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Những phương thức rèn luyện cơ bản này luôn gắn chặt với nhau, bổ sung cho nhau giúp cho người cán bộ có thể hoàn thiện các phẩm chất đạo đức của mình đáp ứng yêu cầu cách mạng.

Tiểu kết chƣơng 1.

Qua nghiên cứu một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, chúng ta có thể rút ra những điểm sau:

Thứ nhất, cán bộ là nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của Nhà nước và chế độ ta. Ở mọi thời kỳ chúng ta đều cần có một đội ngũ cán bộ có đức có tài, hồng thắm chuyên sâu. Tuy nhiên, đạo đức của người cán bộ là gốc, là nền tảng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước.

Thứ hai, chúng ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức. Trên cơ sở nền đạo đức truyền thống của dân tộc, Người đã xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng và yêu cầu cán bộ phải tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực đạo đức đó. Nội dung của đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; nhân, nghĩa, trí, dũng; yêu lao động, nỗ lực học tập, cầu tiến bộ và tinh thần quốc tế trong sáng. Trong đó, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng và bao trùm nhất.

Thứ ba, đưa ra các chuẩn mực đạo đức cách mạng, đồng thời Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những căn bệnh mà người cán bộ thường mắc phải và phương pháp rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ. Người đã vạch rõ căn nguyên sâu xa của những căn bệnh đó chính là do chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà Đảng ta và đội ngũ cán bộ cần phải kiên quyết chống. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là giày xéo lên lợi ích cá nhân mà có sự kết hợp hài hào giữa lợi ích cá nhân với lợi ích giai cấp, dân tộc. Đó chính là điểm sáng tạo, nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng đối với Đảng ta, đối với mỗi cán bộ, ngày nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi; nhất là những phẩm chất trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, về cán bộ đi trước, làng nước theo sau… không bao giờ cũ. Nếu có gì gọi là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về lời dạy của Bác không đến nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn.

CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngày 3 tháng 2 năm 2007, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng của động đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam và đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tích cực thực hiện chỉ thị 03- CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và quyết tâm cao độ đưa Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI vào cuộc sống, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có cả đức và tài, với đức là gốc như Hồ Chí Minh đã dạy. Muốn làm tốt công tác xây dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay cần phải quán triệt tinh thần kế thừa và vận dụng linh hoạt tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh trong điều kiện và hoàn cảnh mới.

2.1. Ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý và những yêu cầu đạo đức đối với ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Viê ̣t Nam hiện nay

2.1.1.1. Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Cán bộ được xem như khâu nối liền giữa tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước với quần chúng. Trong đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý được coi là những mắt xích quan trọng, giữ vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách mạng.

Vậy cán bộ lãnh đạo, quản lý là những ai? Theo nghĩa chung nhất, đó là những người có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức. Người cán bộ lãnh đạo,

quản lý dù trong hệ thống tổ chức xã hội nào, trước hết cũng là những người lao động theo sự phân công của xã hội. Lao động của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là loại hình lao động trí óc, nhưng khác với lao động trí óc của cán bộ nói chung là chỗ nó không chỉ gắn liền với một chuyên môn khoa học, kĩ thuật nào đó, mà còn gắn liền với quyền lực.

Lãnh đạo và quản lý là những hoạt động mang tính đặc thù của con người. Lãnh đạo là “đề ra đường lối, chủ trương và tổ chức động viên thực hiện” [73, tr.529], còn quản lý là “tổ chức và điểu khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [73, tr.772]. Như vậy, hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý có chức năng khác nhau. Sự khác nhau ấy thể hiện ở chỗ lãnh đạo thì chức năng chủ yếu là định hướng thông qua chủ trương, đường lối, chính sách. Còn quản lý có chức năng chủ yếu là tổ chức thực hiện. Nếu cụ thể hóa các chức năng ấy trong đời sống xã hội ta hiện nay thì chức năng định hướng (lãnh đạo) thuộc về Đảng, còn chức năng tổ chức thực hiện (quản lý) thuộc về Nhà nước.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể hiểu là cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý. Cán bộ lãnh đạo là chỉ những người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, địa phương, đơn vị, phong trào nào đó do bầu cử hoặc chỉ định. Cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm đề ra phương hướng, chủ trương, quyết định, trước hết là những quyết định có tính chiến lược của tổ chức, địa phương, đơn vị mình; là người dẫn dắt, tổ chức phong trào theo một hướng đi cụ thể; là người điều hành, chỉ đạo bằng quyền hành qua các mệnh lệnh.

Cán bộ quản lý là những người mà hoạt động nghề nghiệp của họ hoàn toàn hay chủ yếu gắn với việc thực hiện chức năng quản lý, là người điều hành, hướng dẫn tổ chức những quyết định của cán bộ lãnh đạo.

Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý tuy khác nhau về chức năng, nhiệm vụ nhưng họ đều là cán bộ của Đảng, Nhà nước, đều thực hiện những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Việc phân định cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý chỉ là tương đối. Trong thực tế, cán bộ lãnh đạo có thể kiêm nhiệm công tác quản

lý và cán bộ quản lý vừa làm công tác lãnh đạo. Những cán bộ vừa làm công tác lãnh đạo trong các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, vừa làm công tác quản lý trong bộ máy Nhà nước, trong các tổ chức kinh tế được gọi là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Họ vừa tham gia vào cấp ủy lại vừa nắm quyền quản lý về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Đây là loại cán bộ giữ vai trò quyết định nhất trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng cũng như tổ chức quản lý của bộ máy Nhà nước ta. Đề tài đi sâu nghiên cứu loại cán bộ này.

Tóm lại, theo chúng tôi: cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người có chức

vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hành chính sự nghiệp. Họ chịu trách nhiệm hoạch định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển, đồng thời tổ chức, điều hành và hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.2. Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất , cán bộ lãnh đạo , quản lý là ngườ i xây dựng đường lối , nghị

quyết để lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như ở từng

ngành, từng đi ̣a phương, các cấp nói riêng . Đường lối, nghị quyết trở thành quan điểm, tư tưởng chỉ đa ̣o hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn của các ngành , các cấp và toàn xã hội. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo , quản lý cấp càng cao thì vai trò , trách nhiệm đối với xã hô ̣i càng lớn . Sự thành công hay thất ba ̣i trong pho ng trào cách ma ̣ng của quần

chúng phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm , vào tính đúng đắn hay sai lầm của

đường lối, nghị quyết do cán bộ lãnh đạo, quản lý biên định.

Thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người tổ chức thực hiê ̣n các đường

lối, nghị quyết của Đảng , chính sách của Nhà nước . Họ vừa phải tuyên truyền ,

giáo dục cho quần chúng hiểu đường lối , nghị quyết, vừa phải tổ chức cho quần chúng thực hiện các đường lối , nghị quyết đó. Thông qua viê ̣c tuyên truyền , giáo dục và tổ chức thực hiện , cán bộ lãnh đạo , quản lý đã biến đường lối , nghị quyết trở thành hiê ̣n thực , biến lý luâ ̣n trở thành sức ma ̣nh vâ ̣t chất thúc đẩy kinh tế xã hô ̣i phát triển.

Thứ ba, cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò nêu gương đối với quần chúng nhân dân. Những người cán bộ lãnh đạo, quản lý có đức, có tài sẽ là những tấm gương trong sa ̣ch mẫu mực cho quần chúng ho ̣c tâ ̣p , noi theo. Uy tín của cán bô ̣ lãnh đạo, quản lý có tác dụng lôi kéo, tập hợp sức mạnh toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ tư, vai trò của cán bô ̣ lãnh đa ̣o , quản lý còn thể hiê ̣n trong công tác tổ

chức cán bộ. Phải tuyển chọn , đào ta ̣o , bồi dưỡng cán bộ , trọng dụng những

người có đức, có tài thì mới có thể làm tốt được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Với những chức năng và quyền hạn nêu trên, cán bộ lãnh đạo, quản lý có vị trí và vai trò vô cùng lớn trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, có ảnh hưởng quyết định đến sự nghiê ̣p đổi mới, đến sự phát triển của xã hội và đời sống của nhân dân. Phẩm chất và năng lực của cán bô ̣ lãnh đa ̣o , quản lý liên quan đến cuộc sống tương lai của hàng trăm, hàng triệu con người , liên quan đến sự phát triển của từng ngành , từng đi ̣a phương cũng như sự tồn vong của chế đô ̣ xã hô ̣i. Điều đó cho thấy, Việt Nam có thể giành thắng lợi trong sự nghiệp tiến lên

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 114)