Bệnh lười biếng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 44)

“Lười biếng là kẻ địch của chữ cần”. Do đó, lười biếng là kẻ địch của dân tộc. Một người lười biếng có thể ảnh hưởng đến công việc của hàng nghìn, hàng vạn người khác. Hồ Chí Minh cho rằng, biểu hiện của bệnh này trong cán bộ, đảng viên là “tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn cho người

khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh” [35, tr.295]. Hoặc khi tiếp nhận được mệnh lệnh hay nghị quyết không chịu nghiên cứu rõ ràng, không lập tức đưa cho cấp dưới, cứ xếp lại đó. Khi thi hành thì kềnh càng, không nhanh chóng. Hoặc thi hành thì miễn cưỡng, không đến nơi đến chốn.

Hậu quả của tính lười biếng, chậm chạp là phá hoại tổ chức, kỷ luật Đảng, bỏ lỡ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi. Một số cán bộ do không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hóa và nghiệp vụ, do ít hiểu biết về tình hình trong nước và ngoài nước, ít nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho nên khi gặp khó khăn thì dễ dao động, bi quan, lập trường cách mạng không vững vàng, thiếu tinh thần độc lập suy nghĩ và chủ động, sáng tạo. Chính do lười học, lười làm, lười suy nghĩ dẫn đến trình độ và năng lực giải quyết công việc của người cán bộ bị thấp kém dần, họ trở thành người thừa, không giúp ích gì cho xã hội. Hồ Chí Minh nêu ra cách chữa bệnh này là các cơ quan chỉ đạo phải có cách lãnh đạo cho đúng, khi đưa ra nghị quyết gì phải cẩn thận, rõ ràng, kiên quyết thi hành; cấp dưới và dân chúng phải thảo luận nghị quyết đó rõ ràng, thấu đáo và thi hành đúng; cấp dưới cần báo cáo, còn cấp trên cần kiểm soát.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)