Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội (Trang 38 - 42)

a) Kết quả tiêu thụ chung về hàng nhập khẩu

Kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp và thu nhập doanh nghiệp được thực hiện thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói trong những năm vừa qua, doanh thu của công ty đạt mức tăng trưởng đều, ổn định.

Bảng 4:Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2009-2012 :

ĐVT : Triệu VND

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần 665.804 465.435 572.950 578.735

Tổng chi phí 647.519 463.877 564.007 559.298

Lợi nhuận trước thuế 3.687 3.386 6.574 8.007

Thuế thu nhập 760 502 1.597 1.340

Lợi nhuận sau thuế 2.926 2.883 4.977 6.666

Như vậy, trong vòng mấy năm từ 2009 – 2012, doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng với mức tăng trưởng bình quân khoảng 8%/năm, tốc độ tăng doanh thu cũng tăng qua các năm.

Sự gia tăng doanh thu là kết quả của một loạt các chương trình marketing, chương trình thúc tiến bán hàng, các dịch vụ bán hàng… và việc mở rộng thị trường với việc thành lập những chi nhánh của công ty tại các thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, với các nhãn hiệu được phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam, công ty có khả năng tăng doanh thu cao khi những nhãn hiệu này đã trở nên quen thuộc với thị trường trong nước.

Cùng với việc gia tăng doanh thu, mức thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu phải nép cho Nhà nước cũng tăng lên tương ứng. Trong những năm qua, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước, với mức thuế ngày càng cao.

b) Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa

Trong những ngày đầu thành lập, công ty cổ phần vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội đăng ký kinh doanh theo nhiều ngành hàng khác nhau, nhưng chú trọng vào mặt hàng nhập khẩu và phân phối sản phẩm ô tô là mặt hàng truyền thống của công ty. Sau một thời gian hoạt động, công ty đã không ngừng mở rộng ngành hàng tiêu thụ theo hướng thắt chặt mối quan hệ với các đầu mối cung cấp hàng hóa trong nước đồng thời tìm kiếm, mở rộng các nguồn cung cấp hàng hóa từ nước ngoài, trong đó hàng nhập khẩu đóng vai trò chủ yếu. bảng dưới đây đã làm rõ điều đó:

Bảng 5: Cơ cấu từng loại hàng hóa năm 2012

ĐVT: %

Sản phẩm Tỷ lệ

Ô tô, máy xúc, máy đào… 56.8

Máy bơm nước 10.1

Sắt thép 20.5

Các sản phẩm khác 12.6

Tổng 100

Nguồn : báo cáo nội bộ công ty.

c) Cơ cấu thị trường tiêu thụ hàng hóa

Việc tiêu thụ hàng hóa của công ty được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, với phạm vi thị trường rộng lớn và đa dạng về nghành hàng như vậy, công ty đã không thể có sự quan tâm đồng đều ở tất cả các phân đoạn thị trường. Do đó, doanh thu tại các khu vực thị trường khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Doanh số tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các tỉnh thành mà công ty đặt chi nhánh, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội và chủ yếu là mặt hàng ô tô

Trong những năm gần đây, mỗi năm đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩm ngày càng tăng. Để hoà nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt thì Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội đã hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở miền bắc, có những cửa hàng đã mở ở Hà Nội và tương lai sẽ mở rộng khắp miền bắc rồi sau đó là mở rộng khắp tỉnh thành trên cả nước. Theo nghiên cứu thị trường ta có bảng số liệu doanh thu bán hàng ô tô trong 5 năm gần đây ở các địa phương như sau:

Bảng 6: Doanh thu bán hàng ô tô theo khu vực địa lý 2010-2012

Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật HN

Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy thị trường chủ yếu về sản phẩm ô tô của công ty là thị trường miền Bắc mà đặc biệt là thị trường Hà Nội. Qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012 doanh thu bán hàng ô tô của công ty tại Hà Nội luôn chiếm khoảng trên 50% tổng số doanh thu bán ô tô trên tất cả các thị trường. Năm 2012 tỉ trọng doanh thu bán ô tô của công ty tại Hà Nội chiếm 59,6% trên tổng số doanh thu bán ô tô. Điều này chứng tỏ thị trường Hà Nội là thị trường hiện tại và tiềm năng lớn của công ty. Nguyên nhân là do Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhu cầu về sử dụng ô tô cho đi lại và chuyên trở vật tư, hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác. Hơn nữa, trụ sở, các chi nhánh cửa hàng của công ty chủ yếu tập trung tại Hà Nội nên thuận tiện cho việc giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, cung ứng các dịch vụ bảo hàng, bảo dưỡng ô tô cho khách hàng.

Đứng thứ hai là thị trường các tỉnh miền bắc, hiện nay với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động công ty đã khai thác triệt để thị trường miền Bắc ở một số tỉnh như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương…đây là thị trường hấp dẫn mà công ty cần chú ý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn đối với thị trường miền Trung, công ty mới chỉ khai thác được rất ít, doanh thu bán ô tô tại thị trường này mới chỉ chiếm khoảng hơn 3% tổng doanh thu bán ô tô. Do đây là thị trường khá mới mẻ đối với công ty, công ty mới chỉ xâm nhập vào thị trường miền Trung trong mấy năm gần đây nên chưa nghiên cứu kỹ về

41

STT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DT Tỉ trọng (%) DT Tỉ trọng (%) DT Tỉ trọng (%) 1. Hà Nội 144.378 54,2 71.524 43,9 105.918 59,6 2. KV khác của miền Bắc 113.200 42,5 84.953 52,1 64.192 36,1 3. KV miền Trung 8.943 3,3 6.425 4 7.514 4,3 Tổng cộng 266.521 100 162.902 100 177.624 100

nhu cầu về ô tô của thị trường này. Hơn nữa, khoảng cách địa lý cũng khiến quá trình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên công ty cũng cần giữ vững và phát triển thị phần của mình tại thị trường này. Bảng số liệu cũng cho thấy, qua các năm tỉ trọng doanh thu bán hàng của công ty tại các thị trường có sự thay đổi tăng, giảm tùy theo tình hình kinh doanh của công ty. Thị trường miền Trung tỉ trọng có xu hướng tăng qua các năm từ 2,65% năm 2009 lên 4,3% năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang có chiến lược khai thác mở rộng thị trường miền Trung. Do vậy công ty cần chú trọng công tác nghiên cứu thị trường miền Trung nhằm đáp ứng tốt nhất cho thị trường này.

Để thấy được rõ cơ cấu tỷ trọng doanh thu bán hàng ô tô của công ty trên các thị trường ta có biểu đồ:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội (Trang 38 - 42)