Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội (Trang 31)

2.2.2.1. Tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty

a) Loại hình kinh doanh nhập khẩu

Công ty đang áp dụng loại hình kinh doanh nhập khẩu theo phương phứ nhập khẩu đa dạng : vật tư, thiết bị, phụ tùng, ô tô, máy móc… và các loại dịch vụ thương mại….

Công ty có khả năng đào tạo được những cán bộ kinh doanh, nhân viên nhập khẩu giỏi, có chuyên môn cao, trình độ hiểu biết về hàng hóa kinh doanh chuyên sâu hơn, có thể trở thành các chuyên gia ngành hàng.

b) Đặc điểm mặt hàng kinh doanh nhập khẩu

Các mặt hàng kinh doanh của công ty cổ phần vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội khá đa dạng nhưng tập trung vào mặt hàng chủ yếu là ô tô và các thiết bị phục vụ cho dịch vụ sửa chữa bảo trì ô tô. Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội là công ty chuyên cung cấp sản phẩm ô tô của các hãng nổi tiếng có uy tín trên thị trường thể giới phải kể đến như Toyota, Daewoo, Mitsubishi, Mercedes…dưới đây là các loại ô tô mà công ty kinh doanh.

Theo mục đích sử dụng ô tô có thể chia ô tô làm các loại sau: - Ô tô chở người:

+ Đặc điểm: Là loại ô tô có kết cấu và trang bị để chở người, hành lý mang theo. Công ty kinh doanh nhiều loại ô tô chở người với nhiều kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ,chủng loại khác nhau gồm: ô tô con( ô tô 4 chỗ, 7 chỗ), ô tô khách( ô tô có trên 10 chỗ ngồi), ngoài ra công ty cũng cung cấp các loại ô tô dùng để cứu thương có trang bị các thiết bị cấp cứu bệnh nhân.

+ Một số hãng xe mà công ty nhập khẩu loại ô tô chở người để kinh doanh 31

gồm có: ô tô Toyota, ô tô cứu thương của Mercedes, ô tô KIA của NICE – KOREA, các loại ô tô của MISHUBISHI, …. Đây đều là những hãng xe nổi tiếng có uy tín trên thế giới. Điều này giúp công ty thu hút được khách hàng, cung cấp những sản phẩm có chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Do vậy công ty phải giữ vững và mở rộng mối quan hệ bạn hàng thân thiết với các đối tác nước ngoài nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cao.

Những đối tác mà công ty hợp tác để nhập khẩu loại ô tô này phải kể đến là: TOYOTA – Nhật Bản, NICE – Hàn Quốc, MISHUBISHI – Nhật bản, MINSK AUTOMOBILE PLANT... đây là đều là những nhà cung cấp ô tô đáng tin cậy trên thế giới. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, các nhà cung cấp đảm bảo cung cấp các loại ô tô đạt chất lượng cao, đảm bảo cung cấp ô tô đầy đủ kịp thời cho Công ty CP vật tư và dịch vụ kĩ thuật Hà Nội để thực hiện đúng theo kế hoạch kinh doanh ô tô trong kì.

- Ô tô chở hàng:

+ Đặc điểm: Là loại ô tô có kết cấu và trang bị để chở hàng, có thể kéo theo một rơ mooc, có thể bố trí tối đa 2 hàng ghế trong cabin.

Có thể chia loại ô tô chở hàng này thành các loại nhỏ sau:

+ Ô tô tải thông dụng: Là loại ô tô có thùng đựng hàng dạng kín hoặc hở, thành phía sau hoặc thành bên của thùng hàng có thể mở được. Các loại ô tô tải thông dụng mà công ty kinh doanh là các loại xe của hãng Hyundai, Daewoo… với các trọng tải khác nhau.

+ Ô tô tải tự đổ: Là ô tô chở hàng được liên kết với khung xe thông qua các khớp quay, các khóa hãm và cơ cấu nâng hạ thùng, có khả năng tự đổ hàng. Loại này công ty nhập khẩu từ các hãng xe của Nhật bản và Hàn quốc. Các loại xe tải tự đổ là loại xe thông dụng mà công ty cung cấp cho các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động xây dựng, thi công các công trình.

+ Ô tô tải có cần cẩu: Có kết cấu thùng hàng hở, có lắp cần cẩu để tự xếp, dỡ hàng.

- Ô tô chuyên dùng: Là loại ô tô có chức năng, công dụng đặc biệt. Bao gồm các loại sau:

hạ.

+ Ô tô trộn bê tông. + Ô tô xúc đào. + Ô tô tưới đường.

Trên đây là các loại ô tô mà công ty kinh doanh nhập khẩu từ nước ngoài để cung cấp cho thị trường trong nước. Nhìn chung các sản phẩm ô tô mà công ty kinh doanh đều có các đặc điểm chung sau:

- Sản phẩm ô tô nhập khẩu của những hãng sản xuất ô tô và các nhà cung cấp ô tô nổi tiếng trên thị trường như: TOYOTA – Nhật Bản, NICE – Hàn Quốc, MISHUBISHI – Nhật Bản, MINSK AUTOMOBILE PLANT, HYUNDAI – Hàn Quốc, MERCEDES BENZ, SEOUL –Hàn Quốc…Đây là những hãng cung cấp ô tô có uy tín, chất lượng đảm bảo cho quá trình nhập khẩu ô tô của công ty diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời tạo lòng tin cho khách hàng về chất lượng, xuất xứ các loại ô tô mà công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội đang kinh doanh. Đây là thế mạnh mà công ty cần giữ vững và phát huy.

- Sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã, giá cả. Tuy nhiên chủ yếu là sản phẩm ô tô phục vụ cho hoạt động xây dựng, sản xuất kinh doanh của khách hàng.

c) Qui trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa

Quá trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần vật tư và kỹ thuật hà nội được thực hiện đồng thời trên cả hai thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trong khi tiến hành các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty đồng thời thực hiện các hoạt động tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng tại thị trường nội địa.

33

Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình kí kết và thực hiện hợp động nhập khẩu, đơn vị ngoại thương cần tiến hành nghiên cứu về môi trường kinh doanh từ đó để có những quyết định đúng đắn và giảm chi phí không cần thiết để đem lại hiệu quả cao cho hoạt động nhập khẩu.

Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô, nghiên cứu những nét khái quát của thị trường còn nghiên cứu chi tiết thị trường, thực chất là nghiên cứu đối tượng giao dịch và hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh. Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh quốc tế đặc biệt là hoạt động nhập khẩu là bước khởi đầu không ít khó khăn của các đơn vị ngoại thương, sự tất yếu của công tác nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập các thông tin về thị trường chính xác kịp thời tuỳ từng yêu cầu về nghiệp vụ mà có thể nghiên cứu thị trường chi tiết hoặc khái quát.

Sau khi hoàn tất các công tác nghiên cứu thị trường trong nước, quốc tế và các đối tác, đơn vị kinh doanh ngoại thương tiến hành lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu.

Phương án kinh doanh thực chất là một chương trình hành động quát hướng tới việc thực hiện những mục đích cụ thể của doanh nghiệp trong kinh doanh. Trong sự biến đổi nhanh chóng của thị trường thì khâu lập phương án kinh doanh gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua bước này hoặc thực hiện một cách sơ sài đã đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh không như mong muốn.

Kí kết hợp đồng nhập khẩu là bước tiếp theo cần tiến hành sau khi đã nghiên cứu kĩ môi trường kinh doanh, hoạt động nhập khẩu là sự cam kết của người mua và người bán,

coi đó là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ của các bên cũng như những quyền lợi hai bên được hưởng.

Hoạt động nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các đương sự có có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán( bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu về hàng hoá hoặc dịch vụ cho bên nhập khẩu. Bên nhập khẩu có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng

Sau khi hợp đồng nhập khẩu được kí kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu- với tư cách một bên kí kết – phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc rất quan trọng và phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm boả được quyền lợi của quốc gia và uy tín của doanh nghiệp. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao doanh lợi và hiệu quả toàn bộ hoạt động giao dịch.

Ngay sau khi tiếp nhận hàng nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành vặn chuyển hàng hóa về nơi tiêu thụ. Việc giải phóng hàng hóa nhanh sẽ góp phần làm giảm chi phí bảo quản, lưu kho. Doanh nghiệp dùa vào kế hoạch tiêu thụ đã đặt ra thực hiện các nghiệp vụ phân phối, bán hàng và các hoạt động marketing khỏc (cỏc hoạt động quảng bá về sản phẩm phải được thực hiện trước khi đưa hàng hóa vào tiờu thụ) . Kết quả của hoạt động tiêu thụ là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa

2.2.2.2. Kết quả hoạt động nhập khẩua) Kim ngạch nhập khẩu qua các năm a) Kim ngạch nhập khẩu qua các năm

Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2009-2012

ĐVT: Triệu VND

Năm 2009 2010 2011 2012

Kim ngạch 420.814 477.940 556.893 567.879

Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm.

Kim ngạch nhập khẩu của Công ty cổ phần vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội luôn có xu hướng tăng trong các năm qua : năm 2010 tổng kim nghạch nhập khẩu đạt 477,940 triệu VND (tăng 13.57 % so với năm 2009), năm 2011 tăng 78.952.461 VND, năm 2012 kim nghạch nhập khẩu đạt 567,879 triệu VND. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng trong kim nghạch nhập khẩu tương đối ổn định, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 12%/năm. Riêng năm 2011, mức tăng kim nghạch nhập khẩu cao

hơn hẳn so với các năm khác do có sự mở rộng nghành hàng kinh doanh và sự gia tăng một số đối tác nước ngoài mới

Hàng năm, công ty dùa vào sự tăng trưởng của sản lượng tiêu thụ trong nước, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường trong nước và thế giới để đề ra kế hoạch nhập khẩu về sản lượng, cơ cấu, thời gian nhập khẩu thích hợp nhất, sản lượng hàng hóa trong một lần nhập… Do đó, sự tăng trưởng trong kim nghạch nhập khẩu còn thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước và sự gia tăng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói chung của toàn doanh nghiệp.

b) Thị trường nhập khẩu

Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty cổ phần vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài theo hướng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng húa cho doanh nghiệp. Khả năng mở rộng nguồn hàng nhập khẩu còn thể hiện uy tín của công ty trên thị trường thế giới, đặc biệt là đối với các hợp đồng đại lý phân phối độc uyền tại Việt Nam . Hiện nay, thị trường nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

Về tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu, ta thấy công ty chủ yếu nhập khẩu từ hai thị trường là Hàn Quốc và Italia, thị trường Trung Quốc chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn công ty. Đứng đầu trong tỷ trọng nhập khẩu của công ty là thị trường Nhật Bản , năm 2011, tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là 40.06 % .Kim nghạch nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc tuy có sự tăng lên về giá trị song tỷ trọng năm 12 lại giảm xuống 20.5% so với 6,5% năm 2011.

Hình 3:Cơ cấu nhập khẩu theo thị trường

Nguồn : báo cáo nội bộ của phòng xuất nhập khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng. Hiện nay, các sản phẩm kinh doanh tại công ty chủ yếu là sản phẩm nhập từ Nhật Bản.Ngoài ra, do đã quen thuộc với khu vực thị trường này nên công ty cũng thường xuyên có sự tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng nghành hàng kinh doanh tại đây. Tại hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc, thị trường Hàn Quốc được chú trọng hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu còng cho thấy công ty có xu hướng quan tâm hơn tới thị trường Trung Quốc, đây là một thị trường gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam, có khả năng cạnh tranh về giá cao. Với sự tham gia của thị trường Trung Quốc, công ty sẽ có sự mở rộng về đối tượng người tiêu dùng là những người có thu nhập thấp và trung bình.

c) Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, nghành hàng kinh doanh của Công ty cổ phần vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội rất đa dạng. Trên thực tế, công ty kinh doanh các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng và ô tô

Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có sự tăng lên về tỷ trọng của sản phẩm ô tô và thép.Sự thay đổi trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu là do tình hình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trong nước và được thay đổi theo hướng tăng các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó do đời sống được nâng lên nên nhu cầu vế các sản phẩm này không ngừng gia tăng, công ty lại có nhiều kinh nghiệm trong việc nhập khẩu các mặt hàng này nên sự tăng lên về số lượng nhập khẩu của các mặt hàng này là điều dễ hiểu.

d) Phương thức nhập khẩu

Công cổ phần vật tư và thiết bị Hà Nội thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới hai hình thức chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu đại lý.

Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà trong đó người mua (người nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) thỏa thuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp (hoặc thông qua thư từ, điện tớn…) về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toỏn… Theo hình thức này, người nhập khẩu thường tiến hành giao dịch thỏa thuận theo một hợp đồng hay một lô sản phẩm trong một thời kỳ nhập dài.

Nhập khẩu đại lý là hình thức người nhập khẩu ký hợp đồng với cỏc hóng sản xuất để trở thành đại lý phân phối của hãng tại nước mình. Tuy nhiên, khác với hình thức đại lý phân phối cho cỏc hóng trong nước, các doanh nghiệp nhập khẩu đại lý vẫn phải tiến hành các bước của tiến trình nhập khẩu như bình thường, nhưng điểm khác biệt là các điều khoản hợp đồng được thỏa thuận trong thời gian dài, nguồn cung cấp hàng khá ổn định, tính rủi ro thấp hơn so với các hình thức nhập khẩu thông thường.

Công ty thực hiện nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức nhập khẩu đại lý với hầu hết các mặt hàng mà công ty kinh doanh, và đều là hình thức đại lý phân phối độc quyền của hãng tại Việt Nam. Với hình thức này, công ty đã tạo ra được một nguồn cung cấp hàng hóa ổn định, tỷ lệ rủi ro trong hoạt động nhập khẩu thấp và được chia sẽ trách nhiệm trong các trường hợp tăng hay giảm giá lớn trên thị trường thế giới, đồng thời không phải cạnh tranh với các công ty nhập khẩu cùng nhãn hiệu khác. Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu bằng hình thức nhập khẩu đại lý đang được công ty coi trọng và là hình thức nhập khẩu chủ đạo.

2.2.2.3. Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu

a) Kết quả tiêu thụ chung về hàng nhập khẩu

Kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp và thu nhập doanh nghiệp được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w