Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội (Trang 61 - 70)

Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức :

Để thành công trong kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp thương mại cần được thực hiện trên nền của một hệ thống cấu trúc tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Hệ

thống tổ chức của doanh nghiệp thương được hình thành ngay khi bước vào kinh doanh và trong thực tế, có tính ổn định hay tính tĩnh hơn so với các yếu tố khác. Tuy nhiên, cấu trúc tổ chức không phải là một yếu tố bất biến. Sự trì trệ và kém thích nghi của tổ chức là một trong những vấn đề quan trọng có thể dẫn đến khả năng thất bại của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, hệ thống tổ chức cần đảm bảo khả năng thích ứng tốt với các xu hướng vận động tăng trưởng hay suy thoái kinh doanh. Đổi mới theo chiến lược kinh doanh để thích nghi với hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp đòi hỏi quản trị tổ chức với tư cách là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị doanh nghiệp phải được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển doanh nghiệp.

Nội dung chính của quản trị tổ chức bao gồm :

• Thiết kế và xác lập cơ cấu tổ chức.

• Tuyển dụng và bố trí nhân viên.

• Chỉ huy hoạt động của hệ thống tổ chức.

• Kiểm soát hoạt động của hệ thống tổ chức.

• Điều chỉnh hệ thống tổ chức.

Các loại mô hình tổ chức được hình thành theo cách thức tập hợp lĩnh vực hoạt động bao gồm : mô hình tổ chức theo chức năng nghiệp vụ, mô hình tổ chức theo sản phẩm, mô hình tổ chức theo khu vực địa lý, mô hình tổ chức theo đối tượng khách hàng.

Hiện nay, Công ty đang áp dụng mô hình tổ chức theo chức năng nghiệp vụ, doanh nghiệp chọn chức năng nghiệp vụ làm dòng chủ đạo để xây dựng tổ chức. Theo đó, hệ thống tổ chức của doanh nghiệp bao gồm các đơn vị thành viên là cỏc phũng ban, bộ phận chuyên trách về các lĩnh vực chức năng khác nhau. Ưu điểm của hệ thống tổ chức này là hiệu quả tác nghiệp cao, phát huy tối đa ưu điểm của chuyên môn hóa, đơn giản hóa đào tạo chuyên gia quản lý, chú trọng hơn tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên. Tuy nhiên, nhược điểm của nó lại là :

• Dễ xuất hiện mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra chỉ tiêu và chiến lược.

• Kết quả hoạt động kém nếu không có sự phân phối hợp hành động nhịp nhành giữa các bộ phận, chuyên môn hóa quá mức.

• Khó xác định trách nhiệm cho từng bộ phận đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty lựa chọn và áp dụng hệ thống tổ chức nghiệp vụ chức năng và cần phải có biện pháp phát huy hết ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của nó. Công ty có thể hạn chế nhược điểm bằng một số biện pháp sau :

• Đối với hệ thống tổ chức này, ban giám đốc có vai trò quan trọng trong việc vạch ra đường lối, thống nhất ý kiến giữa các phòng ban chức năng về các kế hoạch, chỉ tiêu và đề ra quyết định cuối cùng cho mọi việc, nhằm tránh sự mâu thuẫn trong kế hoạch và hành động của cỏc phũng ban.

• Phải tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa những cán bộ đứng đầu cỏc phũng ban trong công ty trong kế hoạch thực hiện thông qua những kế hoạch hành động thống nhất do ban giám đốc đề ra, các cuộc họp bàn về chương trình thực hiện, thực hiện kiểm tra chéo về kế hoạch thực hiện chi tiết để tìm ra những điểm mâu thuẫn, bất hợp lý.

• Tinh giảm bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả nhằm làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm chồng chéo trong hoạt động.

• Khi đánh giá kết quả cũng như quy trách nhiệm, cần phải có sự công bằng nhất định, chia thành quả đạt được cho cỏc phũng ban theo tỷ lệ đóng góp vào công việc (nếu có thể xác định một cách tương đối) hoặc chia đều thành quả cũng như trách nhiệm.

Các giải pháp phát triển yếu tố con người trong công ty :

Trong mọi họat động, con người luôn là nhân tố quyết định, đặc biệt hoạt động kinh doanh là một hoạt động của con người. Hiệu quả kinh doanh tùy thuộc vào năng lực của đội ngò nhân viên, khả năng phát huy tiềm năng con người của ban lãnh đạo. Để phát triển yếu tố con người, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau :

• Tìm kiếm và thu hót nhân tài : thông qua các hình thức quảng cáo, tự giới thiệu trờn cỏc phương tiện truyền thông về truyền thống, hiệu quả kinh doanh, triển vọng phát triển công ty, chế độ nhõn sự…cụng ty sẽ làm tăng khả năng thu hót những người có năng lực mong muốn trở thành một thành viên của công ty. Những líp người mới sẽ làm thay đổi không khí làm việc, nâng cao ý thức lao động và sáng tạo của toàn thể nhân viên.

• Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cỏn bộ : đõy được xem là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đào tạo bồi dưỡng nhân viên một mặt tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên

để có tinh thần làm việc tốt hơn. Mặt khác, tạo ra được cơ sở thực hiện cho nhân viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đào tạo và giáo dục nhân viên phải nhằm vào mục tiêu toàn diện cho kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp : nâng cao thể chất, nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng, nghiệp vụ, tinh thần, thái độ và trách nhiệm đối với doanh nghiệp và xã hội…

• Thực hiện quản trị nhân sự về chế độ : người lao động sẽ chỉ phát huy hết trí lực và sức lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ khi được đáp ứng đầy đủ điều kiện làm việc cũng như các quyền lợi về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng lợi Ých của cả hai phía (doanh nghiệp và người lao động), doanh nghiệp cần có hệ thống chế độ làm việc và đãi ngộ thích hợp với từng điều kiện cụ thể và luôn được hoàn thiện, như : thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, điều kiện làm việc, thu nhập, thưởng, các chế độ ưu đãi, bảo hiểm y tế, khả năng thăng tiến….

KẾT LUẬN

Trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế, hoạt động nhập khẩu trở thành một trong những hoạt động thương mại quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển đất nước. Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại với hoạt động chủ yếu là nhập khẩu và phân phối hàng hóa. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu là việc làm cần thiết giúp công ty thực hiện tối đa hóa lợi nhuận và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu cải tiến hoạt động kinh doanh nhằm từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và đã đạt được một số thành công nhất đinh. Bên cạnh đó, công ty cũng mắc phải một số hạn chế trong quá trình kinh doanh nên hiệu quả đạt được không cao.

Chuyên đề đã phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra đươc những thành công và hạn chế của công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Trong quá trình phát triển công ty luôn nỗ lực, đổi mới, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đến nay công ty trở thành Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội với lĩnh vực kinh doanh đa dạng, công ty chuyển sang lĩnh vực thương mại với chức năng chính cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ chủ yếu cho hoạt động xây dựng. Trong những năm gần đây, công ty tiếp tục phát triển hướng tới mục tiêu mà công ty đã đặt ra là trở thành một trong những công ty có tiềm lực phát triển mạnh trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa,dịch vụ. Tuy nhiên, Công ty cổ phần vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số vốn không cao, kinh doanh trong thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được những chính sách phù hợp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.Với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo : TS. Hoàng Hương Giang cùng với những kiến thức đã học trên lớp em đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của ty trong thời gian tới, hi vọng sẽ hạn chế và khắc phục được những điểm còn tồn tại đồng thời phát huy được những thế mạnh của công ty để đẩy mạnh và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyên đề do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong

nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn để chuyên đề có thể hoàn thiện và có tính thực tiễn hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội đã cung cấp thông tin đầy đủ giúp em hoàn thành chuyên đề của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo: TS. Hoàng Hương Giang đã hướng dẫn nhiệt tình cho em trong quá trình viết chuyên đề của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC SẢN PHẨM VÀ ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN KINH DOANH

STT Tên đối tác Tên hàng hóa

1 ADC INTERNATIONAL GROUP LTD Băng dính cách điện 2 ALEXANDRA & SOFIA CORP -

RUSSIA

Dầu cọ

3 ASBETOS TRADING Amiang

4 ASEA BROWN BOVER LTD Máy ngắt mạch điều khiển EDF 5 ASIA INGRAM CO., LTD Bộ mạch chủ( linh kiện máy tính) 6 CHAOYANG HEAVY MACHINERY

(NORTH) CO.,LTD

Xe tưới đường 7 CHINA CHENGDU INTERNATIONAL

TECHNO – ECONOMIC

COOPERATION CO.,LTD

Cẩu trục tháp

8 CMC (INTERNATIONAL) AG Thép các loại

9 COOPER CROUSE HINDS Đèn, ổ cắm các loại

10 CORUS Thép các loại

11 DAEWOO – KOREA Xe xúc đào, xe ô tô tải và ben, hạt nhựa

12 DALTEKHMASHSERVICE – RUSSIA Các loại xe kamaz 55111; 65115; kraz 6510

13 DIETHELM CO., LTD Máy phát điện

14 DONCHUN – KOREA Xe ô tô TITAN

15 ENAMELLED WIRE AND CABLE Dây cáp các loại 16 FINDOND INDUSTRIES SDN BHD -

MALAYSIA

Xe xúc đào

17 GAINWELL, THORN ổ cắm các loại

GUTMAN TRADING LTD Cao su

18 HEIDELBERG SORSZ, HASHIMOTO Máy in 19 HERMANN MEDIZINTECHNIK Thiết bị y tế 20 HONJIN TRADING CO.,

LTD - JAPAN

Xe xúc đào

21 HYUNDAI - KOREA Các loại xe ô tô Ben

22 IAMATTO TRADING CORP - JAPAN

Máy xúc đào thủy lực 67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23 ITT FLYGT - SWEDEN Bơm chìm 24 IWASAKI MACHINERY TRADING

CO.,LTD

Máy xúc lật

25 JOOYUON - KOREA Xe tải HYUNDAI

26 KANEHARU CO.,LTD - JAPAN Xe xúc đào

27 KANEMATSU - JAPAN Trạm trộn bê tông. Xe xúc đào, máy ủi

28 KOMATSU - JAPAN Xe xúc đào, cần cẩu

29 KOMATSU USED EQUIPMENT- JAPAN

Ô tô tải tự đổ

30 KONIMITSU SHOJI CO.,LTD -JAPAN Máy xúc đào thủy lực

31 LEADER STEEL SDNBHD

-MALAYSIA

Thép cuộn cán nóng

32 MERCEDES BENZ Xe ô tô cứu thương

33 MINSK AUTOMOBILE PLANT Xe ô tô Maz

34 MISHUBISHI - JAPAN Ô tô

35 MOI FOODS MALAYSIA SDN.BHD Dầu cọ

36 MENCO INTERNATIONAL CO.,LTD Tã giấy trẻ em PT PERKEBUNAN NUSANTARA Cao su

37 NANKAI BOEKI CO.,LTD - JAPAN Ô tô tải tự đổ

38 NICE - KOREA Ô tô KIA

39 NIPPON, CLINKING ENTERPRISE Thiết bị y tế

40 S.K - KOREA Xe tải DAIWOO

41 SAFT SINGAPORE PTE LTD Máy biến thế

42 SANYO - JAPAN Cần cẩu TADANO

43 SCHIMDT - GERMANY Thiết bị y tế, hệ thống đo rung

44 SCHMIDT CO., LTD Máy biến áp

45 SEOUL - KOREA Xe tải HYUNDAI

46 SHEN YANG PUMP - CO., LTD Máy bơm nước

47 SIMEXCO - KOREA Phụ tùng xe ô tô

48 STEMCOR - (S.E.A) PTE.,LTD Thép các loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49 SOVICO CORPORTION - RUSSIA Đầu kéo ô tô hiệu Katmaz 50 TEKSTAR - SPAIN

Thang máy thyssen, máy khử dầu , máy xử lý và khử dầu máy biến thế

51 THYSSENKRUPP ELEVATORS Tháng máy

52 TONG TEIK PTE - SINGAPORE Cao su

54 V - TRAC - USA Máy phát điện

55 VOLVO - SWISS Máy san gạt, máy xúc đào

56 VOLVO EAST ASIA - SWEDEN Xe xúc đàoVOLVO 57

HAYE (H.K) INTERNATIONAL

GROUP COMPANY LIMITED Thép

Nguồn: Công ty cổ phần vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng chủ biên: GS.TS Hoàng Đức Thân, GS.TS Đặng Đình Đào. Năm 2003. Giáo trình Kinh tế thương mại. Nhà xuất bản thống kê.

2. Đồng chủ biên: PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc. Năm 2006. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại I và II. Nhà xuất bản lao động - xã hôi.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương. Năm 2001. Xúc tiến bàn hàng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê.

4. Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội.

5. PGS.TS Nguyễn Xuân Quang. Giáo trình Marketing thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

6. David Jobber và Geoff Lancaster, biên soạn Trần Đình Hải - Giáo trình bán hàng và quản trị bán hàng. Nhà xuất bản thống kê năm 2002.

7. Quản trị bán hàng – Jame Comer 8. Quản trị Marketing – Philip Kotler 9. Báo điện tử Vietnamexpress

10. Báo điện tử Vietnamnet.vn 11. Tạp chí Marketing.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội (Trang 61 - 70)