Phân tích kết quả công tác phát triển và quản lí đại lí trong giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu Công tác phát triển và quản lý đại lý tại Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội trong giai đoạn 2005 đến 2008 (Trang 56 - 62)

- Thi cấp chứng chỉ online Nộp kí quĩ

22 BAN KINH DOANH

2.3.3 Phân tích kết quả công tác phát triển và quản lí đại lí trong giai đoạn 2005-

đoạn 2005-2008

Với mô hình đang triển khai cũng những hạn chế và thuận lợi, công tác phát triển mà quản lí đại lí đã đạt được một số kết quả sau.

Bảng 2.6 :Cơ cấu đại lí theo trình độ học vấn giai đoạn 2004-2008

Năm Số lượng đại lí Trình độ đại học- cao đẳng Trình độ trung cấp Trình độ PTTH Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) 2004 1263 253 20 442 35 568 45 2005 990 218 22 376 38 396 40 2006 825 206 25 247 30 372 45 2007 880 176 20 282 32 422 48 2008 850 136 16 357 42 357 42

(Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội )

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng đại lí đạt trình độ Đại học và Cao đẳng có xu hướng giảm dần trong khi đó số lượng đại lí đạt trình độ Trung cấp và PTTH lại không ngừng tăng lên. Năm 2006 có tỉ lệ đại lí trình độ ĐH-CĐ cao nhất 25% nhưng sau đó tỉ lệ này không ngừng giảm xuống, đến năm 2008 chỉ còn vào khoảng 16%. Trong khi đó tỉ lệ đại lí trình độ Trung cấp trong những năm gần đây tăng nhanh. Năm 2004 có 35% đại lí đạt trình độ Trung cấp. đến năm 2006 con số này có giảm xuống còn 30% nhưng trong 3 năm trở lại đã tăng lên nhiều, năm 2008 đạt 42% so với tổng số đại lí trên toàn hệ thống. Tuy vậy, tình hình số đại lí đạt trình độ PTTH lại có tình hình ổn định hơn trong giai đoạn này, mỗi năm đều tăng khoảng 3%. Điều này cũng phù hợp với thực tế và tâm lí chung của người lao động, bởi lẽ sinh

viên Đại học, Cao đẳng hiện nay ra trường không muốn làm công tác khai thác và đôi khi còn làm trái ngành trái nghề. Còn những người vừa tốt nghiệp PTTH hay học trung cấp 1-2 năm ra trường lại muốn có một công việc tạm thời để làm trước mắt và làm công việc không đòi hỏi bằng cấp quá cao, hơn nữa họ lại được công ty đào tạo có thêm một ngành nghề mới, có thêm kinh nghiệm.

Bảng 2.7: Số liệu đại lí tuyển mới và nghỉ việc trong giai đoạn 2005-2008

Đơn vị: người

Năm 2005 2006 2007 2008

Tổng số đại lí 990 825 880 850

Số đại lí tuyển mới 360 230 240 300 Số đại lí nghỉ việc 400 360 300 400

(Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội )

Từ bảng trên ta thấy, hàng năm con số đại lí được tuyển mới có xu hướng xấp xỉ với số lượng đại lí nghỉ việc. Năm 2005 số lượng đại lí tuyển mới là 360 đại lí, cao nhất trong 4 năm vừa qua. Trong mấy năm gần đây, số đại lí tuyển mới đã có xu hướng tăng lên nhưng vẫn thấp hơn năm 2005, cụ thể là năm 2006 tuyển được 230 đại lí, chỉ bằng 64% so với năm 2005, năm 2007 tuyển đc 240 đại lí mới, bằng 66% so với năm 2005, còn năm 2008 tuyển được 300 đại lí mới , bằng 83% so với năm 2005. Điều này làm cho tổng số đại lí trên toàn hệ thống không có nhiều thay đổi nhưng lại phản ánh một thực tế là chất lượng đại lí mới là không cao. Trong số những đại lí nghỉ việc có những người là do bị kỉ luật thôi việc, còn lại đa số là do không thấy phù hợp với công việc, không thoả mãn với mức thu nhập. Với tình hình đại lí nghỉ nhiều như vậy cần phải tìm ra nguyên nhân chính để có những biện pháp giải quyết. Mỗi năm đều tuyển rất nhiều đại lí nhưng số lượng đó lại xin thôi việc nhiều như vậy gây ra tình trạng lãng phí trong công tác tuyển dụng.

Năm 2005 2006 2007 2008

Số lớp 17 13 12 15

Số học viên tham gia 480 260 250 350

(Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội )

Trung bình mỗi tháng công ty tổ chức một đợt tuyển đại lí mới nên mỗi tháng có một lớp đào tạo đại lí cấp một được tổ chức. Thêm vào đó là những đợt tuyển dụng thêm cùng với tổng công ty hoặc thông qua các hội chợ việc làm. Năm 2006 có sự sụt giảm mạnh về số lưọng đại lí vì do có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm nước ngoài, tình trạng này tiếp tục diễn ra trong năm 2007 với số lượng học viên chỉ bằng một nửa so với năm 2005 là 480 học viên và năm 2008 là 350. Số lượng học viên trong 2 năm này giảm cũng là do có ít quá đào tạo được tổ chức, năm 2007 ngoài những khoá đào tạo thường kì thì không có thêm một chương trình nào khác. Sau khi rút kinh nghiệm và áp dụng mốt số phương pháp tuyển dụng cũng như có cải tiến chương trình đào tạo thì số học viên tham gia đã tăng lên. Tuy vậy số lượng các lớp đào tạo cấp một vẫn chưa được tổ chức nhiều.

Đối tượng quản lí ở đây là đại lí bảo hiểm, chính vì vậy để đánh giá chính xác nhất hiệu quả của công tác quản lí phải thông qua chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của đội ngũ đại lí.

Bảng 2.9 : Kết quả khai thác hợp đồng mới của đại lí giai đoạn 2005-2008

Nắm 2005 2006 2007 2008 Hợp đồng khai thác mới (hợp đồng) 10901 9741 10196 9000 Tổng số đại lí (người) 990 825 880 850

Phí đầu tiên khai thác mới (triệu đồng)

17018 18613 23695 31000

Hợp đồng khai thác mới/ đại lí (hợp đồng/ người)

Phí đầu tiên /hợp đồng khai thác mới (triệu đồng /hợp đồng)

1.56 1.91 2.32 4.38

(Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội )

Với những khó khăn kinh tế mà thế giới cũng như Việt Nam đang gặp phải, ngành bảo hiểm nhân thọ cũng chịu sự tác động rất lớn. Điều rõ ràng nhất đó là số lượng hợp đồng khai thác mới đã giảm đi rất nhiều. Năm 2007, số lượng hợp đồng khai thác mới là 10196 hợp đồng, nhưng sang đến năm 2008 chỉ còn 9000 hợp đồng, bằng 88.3% so với năm 2007 và chỉ bằng 83% so với năm 2005. Tình trạng này cũng có thể do nguyên nhân số lượng đại lí sụt giảm so với các năm trước, kéo theo đó là số hợp đồng khai thác mới bình quân tính trên mỗi đại lí. Năm vừa qua là năm có kết quả này thấp nhất, 10.59 hợp đồng/ đại lí, trong khi năm 2007 là 11.59 hợp đồng/đại lí và năm 2006 là 11.81 hợp đồng/đại lí. Với những bất ổn chung trong tâm lí ngưòiư tiêu dung về tình hình kinh tế nên nhiều cá nhân đã cơ cấu lại danh mục đầu tư và không còn bị thu hút bởi bảo hiểm nhân thọ mà chuyển sang các loại hình khác có thời gian thu hồi vốn ngắn hạn hơn.

Tuy nhiên chúng ta có thể thấy, chất lượng hợp đồng khai thác mới được nâng lên rõ rệt, biểu hiện ở phí đầu tiên khai thác mới trung bình tính trên mỗi hợp đồng khai thác mới. Con số này tăng đều trong qua các năm và trong 2008 đã bứt phá ngoạn mục. Năm 2005, tỉ lệ phí đầu tiên khai thác mới trên mỗi hợp đồng là 1.56 triệu đông, sang năm 2006 đã tăng lên 1.91 triệu đồng. Đến năm 2008, con số này là 4.38 triệu đồng, bằng 188.8% so với năm 2007 và bằng 280.1 % so với năm 2005. Đây quả thực là một tín hiệu rất đáng mừng. Lí giải cho những con số ấn tượng trên có thể xét đến 2 lí do chính. Trước hết là chất lượng đại lí đã được nâng lên dẫn đến kết quả hoạt động khai thác đạt kết quả tốt. Đồng thời có thêm tác nhân là nền kinh tế. Tuy tình hình chung là còn nhiều khó khăn nhưng chính vì thế mà một số cá nhân, tổ

chức đã tìm đến với bảo hiểm nhân thọ như một biện pháp quản trị rủi ro nhằm đảm bảo nguồn tài chính trong lâu dài.

Bảng 2.10: Bảng kết quả doanh thu trung bình trên số lượng đại lí giai đoạn 2005-2008

Năm 2005 2006 2007 2008

Tổng doanh thu (triệu đồng) 207000 212000 220000 235000 Tổng số đại lí (người) 990 825 880 850 Doanh thu / đại lí (triệu đồng/ người) 209 257 250 276.5

(Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội )

Có thể nhận thấy rõ ràng là tổng doanh thu hàng năm của Bảo Việt Nhân Thọ vẫn tăng dần trong suốt giai đoạn 2005-2008 vừa qua. Chính vì vậy mà chỉ tiên doanh thu bình quân trên mỗi đại lí cũng đạt những con số ấn tượng. Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế nói chung cũng như sự sụt giảm của tổng số đại lí bảo hiểm trong thời gian qua, chỉ tiêu này vẫn tăng khá đều. Năm 2009, doanh thu tính trên mỗi đại lí là 209 triệu đồng thì sang năm 2006, con số này là 257 triệu đồng, bằng 123% so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu bình quân trên mỗi đại lí có sụt giảm đôi chút xuống còn 250 triệu đồng nhưng kết quả của năm 2008 là 276.5 triệu đồng,bằng 110.6% so vói năm 2007 và bằng 132.3 % so với năm 2005.

Những kết quả ấn tượng trên có thể chứng minh cho chất lượng công tác phát triển và quản lí mạng lưới đại lí đã được nâng cao thông qua chất lượng của đội ngũ quản lí cũng như hiệu quả hoạt động khai thác

Với các hoạt động quản lí đại lí như trên, tình hình số lượng đại lí vi phạm và bị kỉ luật trong giai đoạn 5 năm gần đây được tổng kết lại như sau:

Bảng 2.11 : Số lượng đại lí vi phạm và bị kỉ luật giai đoạn 2004-2008

Đơn vị : người

Năm Số lượng đại lí Số đại lí bị xử lí buộc thôi việc

Số đại lí bị

2004 1100 49 33 82

2005 990 41 30 71

2006 825 40 24 64

2007 880 43 40 83

2008 850 22 60 82

(Nguồn Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội )

Từ bảng trên ta có thể thấy trong 5 năm trở lại đây, số lượng đại lí bị vi phạm là tương đối cao thể hiện sự chặt chẽ của công ty trong vấn đề xử lí vi phạm của các đại lí, năm có tỉ lệ đại lí vi phạm bị xử lí cao nhất là năm 2008 (chiếm 9.6% tổng số đại lí ). Tình hình số lượng đại lí giảm nhưng số đại lí bị kỉ luật vẫn ở mức cao và tỉ lệ còn có xu hướng tăng lên. Từ tỉ lệ 7,5 % số đại lí bị xét kỉ luật trong năm 2004 đã tăng lên thành 10% trong năm 2008.

Mặc dù tỉ lệ đại lí vi phạm bị kỉ luật có đà tăng lên nhưng số lượng đại lí bị xét thôi việc đã có chiều hướng giảm, đồng thời các trường hợp bị xử lí vi phạm khác tăng. Điều này thể hiện ý thức trách nhiệm của đại lí đã được nâng lên, không còn vi phạm những lỗi nghiêm trọng dẫn đến bị thôi việc. Bên cạnh đó là quá trình thắt chặt sự quản lí có làm cho số lượng đại lí bị kỉ luật có tăng nhưng điều này chỉ góp phần tạo sự qui củ cho hoạt động của toàn hệ thống đại lí

Nhìn một cách tổng thể thì trong giai đoạn 2005-2008 vừa qua, công tác phát triển và quản lí đại lí đã đặt được những thành công nhất định. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn cũng như một số hạn chế chưa được khắc phục nhưng kết quả cũng như hiệu quả công việc ngày một tăng lên,xây dựng được một mạng lưới đại lí bảo hiểm nhân thọ lớn mạnh phù khắp các địa bàn dân cư thủ đô, chất lượng hoạt động cao, đóng góp lớn vào những thành công chung của toàn công ty

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Công tác phát triển và quản lý đại lý tại Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội trong giai đoạn 2005 đến 2008 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w