Kắch thước hạt thóc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của tập đoàn lúa chiêm phục vụ bảo tồn và sử dụng nguồn gen (Trang 61 - 62)

Qua kết quả mô tả hình thái hạt thóc của 123 mẫu nguồn gen lúa Chiêm cho thấy có sự biến ựộng về kắch thước hạt thóc giữa các nguồn gen. Chiều dài trung bình của hạt thóc giữa các nguồn gen là 8,13mm. Trong ựó, mẫu nguồn gen Chiêm viên (SđK 1178) có chiều dài lớn nhất, dài 9,25mm. Mẫu nguồn gen Chiêm cườm (SđK 1195) có chiều dài hạt thóc nhỏ nhất là

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 53

6,49mm. Chiều dài hạt thóc giữa các mẫu nguồn gen có ựộ lệch chuẩn bằng 0,56, lớn hơn so với các tắnh trạng rộng hạt thóc, tỷ lệ D/R và ựộ biến ựộng bằng 6,91%, nhỏ hơn so với các tắnh trạng rộng hạt thóc, tỷ lệ D/R.

Theo Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), chiều dài hạt thóc ựược chia thành bốn mức: ngắn, trung bình, dài và rất dài. Hạt có chiều dài nhỏ hơn 5,5mm ựược xếp vào dạng hạt ngắn; từ 5,51 - 6,60mm là hạt trung bình; từ 6,61 - 7,50mm là hạt dài và lớn hơn 7,50mm thuộc dạng hạt rất dài. Dạng hạt dài và rất dài thường có giá trị thương phẩm cao hơn và ựược người sử dụng ưa chuộng hơn cả.

Phần lớn các giống lúa ựịa phương thu thập ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam có hạt thuộc loại rất dài (Nguyễn Thị Quỳnh, 2004) [19]. Hầu hết các giống lúa thơm ở miền Nam có dạng hạt dài, thon dài, thuộc loại hình Indica

(Bùi Chắ Bửu, 2005) [1]. Các giống lúa cạn ở Tây Nguyên có chiều dài hạt thóc lớn nhất là 10,0mm, rộng nhất là 3,90mm Trần Văn Thuỷ (1998) [21].

Trong tập ựoàn lúa Chiêm nghiên cứu, 104 mẫu nguồn gen có chiều dài hạt thóc ở mức rất dài chiếm 84,55%, 19 mẫu nguồn gen có hạt thóc ở mức dài 15,45%, không có nguồn gen nào có chiều dài hạt thóc ở mức trung bình và ngắn (Bảng 3.5).

Kết quả nghiên cứu chiều rộng hạt của 123 mẫu nguồn gen lúa Chiêm cho thấy, chiều rộng hạt thóc trung bình của các mẫu nguồn gen là 2,68mm, mẫu nguồn gen có chiều rộng hạt thóc lớn nhất ựạt 3,20 mm (Nếp vải, SđK 6193), mẫu nguồn gen có chiều rộng hạt nhỏ nhất là 2,16 mm (Chiêm Ngà Nghệ An, SđK1197). So với tắnh trạng chiều dài hạt thì tắnh trạng chiều rộng hạt biến ựộng hơn với ựộ lệch chuẩn và hệ số biến ựộng tương ứng 0,26 và 9,77%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của tập đoàn lúa chiêm phục vụ bảo tồn và sử dụng nguồn gen (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)