Thực trạng nhận dạng các điểm mạnh và điểm yếu

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường chiến lược của Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Đức Lộc (Trang 32 - 35)

4 Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tư vẫn và đầu tư xây dựng Đức Lộc giai đoạn 2016 –

2.2.4. Thực trạng nhận dạng các điểm mạnh và điểm yếu

Qua phỏng vấn ông Trần Văn Thìn - giám đốc công ty về việc thực hiện phân tích môi trường bên trong của công ty được thực hiện chưa được tốt. Công ty tiến hành phân tích môi trường bên trong dựa trên các nguồn lực tài chính: nguồn nhân lực, nguồn vốn, cơ sở vật chất,…Để phân tích được môi trường bên trong ban lãnh đạo đã chỉ đạo các phòng ban về việc đánh giá định kỳ về những thành công và hạn chế của các phòng để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, các trưởng phòng còn nhìn nhận chưa sát nên kết quả còn chưa khả quan.

Qua phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, công ty đã nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu từ chính trong nội bộ của mình

2.2.4.1. Các điểm mạnh của doanh nghiệp và độ quan trọng của các điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp

A. Các điểm mạnh:

- Thương hiệu sản phẩm được biết đến rộng rãi: Công ty đã có bề dày 8 hơn 4 năm hoạt động trên thị trường và có uy tín trong ngành xây dựng và cung cấp thiết bị nội thất trong vùng. Các sản phẩm công ty cung ứng tới khách hàng đều là những sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng chính vì thế được khách hàng biết đến một cách rộng rãi.

- Năng lực quản trị thu mua tốt: Công ty có hợp tác với những nhà cung ứng gạo cội, và có uy tín trên thị trường Nghệ An, ví dụ như công ty xi măng Hoàng Mai, Bỉm Sơn,... Nguồn hàng thu mua của công ty có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã. Đây là thế mạnh của công ty giúp công ty cung ứng sản phẩm hàng hóa cho khách hàng tốt nhất. - Vị thế tài chính mạnh: Công ty có vị thế tài chính khá tốt, có khả năng huy động vốn

rất tốt bằng việc huy động vốn từ các nhân viên trong công ty và chủ yếu huy động vốn từ ngân hàng, và luôn có vốn dự trữ để có thể kịp thời bổ sung vào quá trình thực hiện các chiến lược.

- Hoạt động chăm sóc khách hàng chu đáo: Bộ phận nhân viên chăm sóc khách hàng được công ty đánh giá cao vì được công ty đào tạo, rèn luyện các kỹ năng và chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

- Năng lực quản trị cấp cao: Các nhà quản trị cấp cao của công ty được đánh giá là những nhà quản trị giỏi, năng lực tổ chức quản lý tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Điều nay là một điểm mạnh của công ty.

B. Độ quan trọng của các điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp

Hình 2.6. Đánh giá độ quan trọng của các điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

2.2.4.2. Các điểm yếu của doanh nghiệp và độ quan trọng của các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp

A. Các điểm yếu:

- Trình độ nhân viên chưa đồng đều: Công ty đã đào tạo và rèn luyện các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho nhân viên. Tuy nhiên, một số nhân viên trình độ và kỹ năng còn kém, chưa bắt kịp những nhân viên khác vào guồng quay của công việc. Đặc biệt ở phòng kỹ thuật, một số nhân viên kỹ thuật tay nghề còn chưa cao, chưa bắt kịp công nghệ của các sản phẩm mới.

- Năng lực hậu cần chưa tốt: Công ty có xe chuyên chở hàng, và những loại xe khác thuận tiện cho việc cung ứng hàng tới khách hàng dễ dàng. Tuy nhiên, bộ phận xuất kho còn chậm, rườm rà. Bộ phận này thường hay thay đổi nhân sự dấn đến nhiều lúc còn thiếu nhân viên, nhân viên mới còn chậm.

- Hệ thống kho bãi chưa tốt: Kho hàng của công ty khá bé, chưa đáp ứng tốt nhu cầu lưu trữ hàng hóa, cơ sở vật chất ở đây chưa tốt nên nhiều sản phẩm chưa được bảo quản tốt. Vào những thời gian cao điểm, những khi có những đơn hàng lớn công ty còn thiếu không gian để lưu hàng.

- Khả năng nghiên cứu thị trường kém: Khả năng nghiên cứu thị trường của công ty còn kém. Việc tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.

Còn chưa biết đặt mình vào khách hàng để hiểu được khách hàng hiểu gì mà chỉ nhìn nhận vấn đề một cách chủ quan.

- Năng lực truyền thông kém: Hiện tại công ty chỉ mới trưng bày sản phẩm ở store của công ty và gửi gửi bảng giới thiệu sản phẩm tới các chủ đầu tư dự án chính vì vậy hoạt động xúc tiến sản phẩm công ty chưa được như mong muốn.

B. Độ quan trọng của các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp

Hình 2.7. Đánh giá độ quan trọng của các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường chiến lược của Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Đức Lộc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w