4 Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tư vẫn và đầu tư xây dựng Đức Lộc giai đoạn 2016 –
2.2.3. Thực trạng nhận dạng các cơ hội và thách thức kinh doanh
Qua quá trình tiến hành phỏng vấn ông Trần Văn Thìn- Giám đốc công ty, thực hiện phân tích môi trường bên ngoài, công ty đã nhận thấy được cho mình những cơ hội và thách thức đến từ môi trường bên ngoài như sau:
2.2.3.1. Các cơ hội kinh doanh và độ quan trọng của các cơ hội kinh doanh A. Các cơ hội:
- Chính trị: Chính trị ở địa bàn tỉnh Nghệ An ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Môi trường chính trị cũng rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi nền chính trị ổn định, ít xảy ra căng thẳng sẽ làm cho thị trường sôi nổi hơn, thúc đẩy cá doanh nghiệp kinh doanh đưa các sản phẩm của mình ra thị trường.
- Lãi suất cho vay của ngân hàng tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể lãi suất cho vay biến động tại thời điểm cuối năm giai đoạn năm 2009 đến quý 1 năm 2017 như sau:
(Nguồn: LienVietPostBank Research )
Điều này cho thấy chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng của công ty cũng ổn định, không tăng quá cao. Tỷ lệ lãi suất ổn định sẽ giúp công ty tiếp cận với nguồn vốn một cách dể dàng hơn. Từ đó tăng khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của công ty.
- Thu nhập người dân Nghệ An tăng: Hiện nay thu nhập của người dân Nghệ An đã tăng lên rất nhiều. Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2013 GDP nội địa của Nghệ An tăng 7,0 %; năm 2017 kế hoạch 8 đến 9%, theo dự kiến đạt 6,9%. Khi người dân có thu nhập cao hơn, đời sống họ ổn định lên, họ sẽ chi nhiều tiền hơn để mua nhà ở và thiết bị nội thất phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày.
- Chính sách phát triển ngành điện của chính phủ: Theo kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2015-2025, ngành thiết bị điện phải phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, một số loại máy phát điện thông dụng. Ngoài ra, nhà nước còn có nhiều chính sách ưu đãi vay vốn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối thiết bị điện. Qua đó, ta thấy được rằng ngành sản xuất và phân phối thiết bị điện đang nắm một thị phần khá cao và được nhà nước hết sức quan tâm. Đây là cơ hội lớn đối với công ty TNHH Tư vấn và đầu tư xây dựng Đức Lộc
- Tiềm năng từ thị trường: Dân số hiện tại của vùng hơn 5,5 triệu người, với cơ cấu dân số trẻ chính vì thế ngày càng có nhiều dự án chung cư, biệt thự, các công trình công cộng được triển khai xây dựng. Nhu cầu về dự án xây dựng ở các công trình này khá lớn. Ngoài ra, ở phía Nam Hà Tĩnh đang phát triển đặc khu kinh tế Formosa, nhu cầu xây dựng các công trình ở đây rất là lớn và đòi hỏi cao về chất lượng và giá cả. Chính vì thế, công ty có thể tận dụng được cơ hội để có những chiến lược phù hợp để cung ứng sản phẩm đến được những công trình này.
- Tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa: Với quy mô dân số đông ( tính đến tháng 4/2019 là hơn 3,3 triệu người), tốc độ gia tăng dân số trong mấy năm nay khá cao ( tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,33%) . Mặt khác, tốc độ đô thị hóa ở tỉnh này đang tăng, kéo theo sự gia tăng những chung cư, biệt thự liền kề, các công trình công cộng được đầu tư xây mới từ đó gia tăng nhu cầu xây dựng và các sản phẩm thiết bị nội thất, tạo cơ hội cho công ty TNHH Tư vấn và đầu tư xây dựng Đức Lộc.
Qua quá trình tiến hành điều tra các nhà quản trị của công ty và nhân viên, tác giả đã thu được kết quả đánh giá như sau:
Hình 2.4. Đánh giá độ quan trọng của các cơ hội kinh doanh
(Nguồn: Kết quả khảo sát) 2.2.3.2. Các thách thức và độ quan trọng của các thách thức kinh doanh
- Áp lực cạnh tranh là yếu tố thách thức lớn nhất khi được đánh giá khá cao. Thị trường ngành xây dựng hiện đang trên đà phát triển và mở rộng nên ngày càng có nhiều đối thủ xuất hiện trong ngành. Đến đầu năm 2019 có đến hơn 5000 doanh nghiệp xây dựng và cung cấp các thiết bị nội thất, điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành hết sức gay gắt. Một số đối thủ cạnh tranh lớn của Đức Lộc như: Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, Công ty cổ phần Trung đô, Công ty cổ phần thương mại xây dựng công nghiệp Hoàng Gia,..
- Áp lực cập nhật sản phẩm công nghệ mới: Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Trên thế giới khoa học công nghệ thay đổi liên tục, đặc biệt trong ngành xây dựng và thiết bị nội thất đang có xu hướng phát triển các sản phẩm bền đẹp, tiết kiệm năng lượng. Đây là thách thức đối với doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn thay đổi hoạt động quản trị thu mua những sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mới, hiện đại từ các nhà cung ứng với giá cả phải chăng phù hợp với thời đại.
- Sự biến động của tỷ giá hối đoái: Công ty lấy một phần sản phẩm từ công ty nhập khẩu chính vì vậy sản phẩm công ty phân phối 1 phần được nhập khẩu từ nước ngoài và thanh toán bằng đồng ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động và ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Mức độ quan trọng của yếu tố quyền thương lượng của nhà cung ứng không cao lắm khi mà công ty đã có những nhà cung ứng uy tín và lâu năm. Chính sách chiết khấu của nhà cung ứng tương đối tốt, tuy nhiên số lượng nhà cung cấp đó chưa đủ lớn, khi xảy ra rủi ro thì công ty rất khó để giải quyết kịp thời.
- Trong quá trình kinh doanh công ty đã có nhiều khách hàng truyền thống trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh lân cận. Vì thế quyền thương lượng cả khách hàng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến đến lợi nhuận của công ty khi mà những khách hàng đó ngày càng đưa ra những yêu cầu về chiết khấu cao hơn.
B. Độ quan trọng của các thách thức kinh doanh
Qua quá trình tiến hành điều tra các nhà quản trị của công ty và nhân viên, tác giả đã thu được kết quả đánh giá như sau:
Hình 2.5. Đánh giá độ quan trọng của các thách thức kinh doanh
(Nguồn: Kết quả khảo sát)