Các thách thức

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường chiến lược của Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Đức Lộc (Trang 40 - 45)

Áp lực cập nhật sản phẩm công nghệ mới 0.15 3 0.45

Vấn nạn hàng giả hàng nhái 0.05 2 0.1

Sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng 0.1 4 0.4

Gia tăng đối thủ cạnh tranh 0.15 2 0.3

Sự biến động tỷ giá hối đoái 0.05 1 0.05

Tổng 1.0 2.8

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Theo kết quả tổng hợp từ mô thức EFAS tổng điểm quan trọng của công ty là 2.8, điều này cho thấy khả năng phản ứng của công ty với môi trường bên ngoài ở mức trung bình khá. Điều này cho thấy công ty TNHH Tư vấn và đầu tư xây dựng Đức Lộc phản ứng chưa tốt với môi trường bên ngoài. Trong thời gian tới, để gia tăng khả năng phản ứng với những thách thức và cơ hội từ môi trường bên ngoài thì công ty cần tập trung khai thac những cơ hội thuận lợi được xếp loại cao nhất đối với mình như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ già hóa, tâm lý sính ngoại và đứng trước những thách thức từ sự cạnh tranh trong ngành, quyền thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dựa trên khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh.

Một số yếu tố môi trường mà công ty chưa phản ứng tốt như: lãi suất ngân hàng tương đối ổn định, chính phủ thắ chặt kiểm tra trong ngành, chính trị ổn định chi phí vận tải cao, thuế xuất nhập khẩu không ổn định, quyền thương lượng của nhà cung

ứng cao. Công ty cần tập trung khai thác tốt hơn những yếu tố này nhằm nâng cao khả năng thích ứng với môi trường.

Với yếu tố lãi suất ngân hàng ổn định, công ty có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn để mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng cần quan tâm đến chi phí vận tải để có thể đưa ra phương án tối ưu nhất trong việc vận tải hàng hóa nhằm cắt giảm chi phí này, nâng cao lợi nhuận cho công ty. Thuế xuất nhập khẩu cũng là một trong những yếu tố làm chi phí sản phẩ tăng, để giảm thiểu chi phí này, công ty nên phat triển nguồn sản phẩm trong nước, không phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm nhập ngoại. Đối với yếu tố quyền thương lượng của nhà cung ứng, công ty cần đấy mạnh mối quan hệ với nhà cung cấp và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhà cung cấp. Việc tạo lập mối quan hệ với nhà cung cấp trong nước giúp công ty tiết kiệm được nhiều khoản chi phí hơn so với việc mua hàng của nhà cung cấp nước ngoài. Có được mối quan hệ tốt đẹp với những nhà cung cấp có uy tín thì sẽ giúp công ty tăng thêm uy tín va vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Ngoài ra công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhà cung cấp nhằm mang lại thông tin chính xác.,kịp thời để đánh giá được nhà cung cấp nhằm mang lại thông tin chính xác. Đồng thời để công ty đưa ra những biện pháp cho những tình huống do nhà cung cấp mang lại cho công ty.

3.3.2. Đề xuất và đánh giá các nhân tố môi trường bên trong qua IFAS

Qua tìm hiểu phân tích môi trường bên trong của công ty, tác giả nhận thấy rằng công tác phân tích môi trường bên trong của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả bởi công ty chưa có sự chú trọng, đầu tư đúng mức. Công ty chưa xây dựng được mô thức để đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu còn đang tồn tại ở các bộ phận, phòng ban mà chỉ dựa theo cảm quan và những số liệu của các phòng ban để phân tích. Để giúp công ty nhìn nhận rõ hơn, tác giả tiến hành xây dựng mô thức đánh giá tổng hợp các yếu tố bên trong (IFAS) cho công ty như sau:

Bảng 3.2. Mô thức IFAS

Các nhân tố Độ quantrọng Xếp loại Điểmquan trọng

a. Điểm mạnh

Năng lực quản trị thu mua tốt 0.15 4 0.6

Vị thế tài chính mạnh 0.1 2 0.2

Hoạt động chăm sóc khách hàng chu đáo 0.1 3 0.3

Năng lực quản trị cấp cao 0.05 2 0.1

a. Điểm yếu

Trình độ nhân viên chưa đồng đều 0.05 4 0.2

Năng lực hậu cần chưa tốt 0.1 2 0.2

Hệ thống kho bãi chưa tốt 0.15 1 0.3

Khả năng nghiên cứu thị trường kém 0.1 3 0.3

Năng lực truyền thông kém 0.15 3 0.45

Tổng 1.0 2.7

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Theo kết quả tổng hợp từ mô thức IFAS tổng điểm quan trọng của công ty là 2.7, điều này cho thấy khả năng phát huy các yếu tố bên trong của công ty đang ở mức trung bình khá, thể hiện sự thích ứng chưa tốt của công ty. Công ty còn nhiều mặt yếu kém như: khả năng nghiên cứu thị trường kém, năng lực truyền thông kém, năng lực hậu cần chưa tốt, hệ thống kho bãi chưa tốt,… Công ty cần có những giải pháp chiến lược kinh doanh cụ thể để khắc phục những mặt hạn chế này. Về vấn để trình độ nhân viên chưa đồng đều, công ty cần phải có những buổi tập huấn đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên có trình độ không cao, đề ra các chỉ tiêu mà nhân viên phải hoàn thành sau khóa học. Ngoài ra, sau khi đã cải thiện được trình độ nhân viên có năng lực chưa cao, công ty tiến hành theo dõi và lọc ra những nhân viên đủ trình độ để làm việc, còn những nhân viên không đáp ứng được yêu cầu khóa học đề ra thì sẽ bị điều chuyển đến bộ phận khác hoặc sẽ bị sa thải. Vấn đề nghiên cứu thị trường kém thì công ty nên lập ra một bộ phận chuyên trách việc nghiên cứu thị trường, thao tác và sử dụng tất cả các công cụ, mô thức để nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế có quá nhiều sức ép cạnh tranh từ phía đối thủ trong nước và nước ngoài, đối thủ hiện hữu và đối thủ tiềm ẩn cùng với sự mở cửa thị trường, nền kinh tế hội nhập nên bất cứ một doanh nghiệp nào cũng khó có thể vượt qua được sự cạnh tranh gay gắt này. Vì thế việc phân tích môi trường chiến lược của mỗi ngành kinh doanh, của mỗi công ty là rất quan trọng, giúp cho công ty có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về môi trường chiến lược của mình. Việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản môi trường chiến lược sẽ giúp cho công ty có cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn, khoa học, cũng như nắm bắt được cơ hội và tránh các rủi ro mà môi trường kinh doanh gây ra. Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược là yêu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hội nhập, mở cửa hiện nay.

Cùng với việc phân tích môi trường chiến lược của công ty TNHH tư vấn và đầu tư xây dựng Đức Lộc và những giải pháp, kiến nghị chủ quan của bản thân, tác giả hi vọng sẽ giúp công ty có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng công tác quản trị của mình, có những chiến lược hiệu quả hơn trong những mục tiêu ngắn và dài hạn, gặt hái được nhiều thành công lớn hơn nữa trên con đường chinh phục thị trường.

Trên đây là đề tài nghiên cứu “Phân tích môi trường chiến lược của công ty TNHH tư vấn và đầu tư xây dựng Đức Lộc”. Tác giả mong muốn qua đề tài này sẽ nhận được nhiều sự góp ý của người đọc để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

Hải

2. Công ty TNHH Tư vấn và đầu tư xây dựng Đức Lộc: Báo cáo tài chính 3 năm 2016 - 2018.

3. Giáo trình quản trị chiến lược của PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt trường Đại học Thương Mại năm 2015

4. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại của PGS. TS Hoàng Minh Đường và Nguyễn Thừa Lộc

5. Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương Mại năm 2017, 2019 6. Các trang web về kinh doanh, tin kinh tế

TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỨC LỘC

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường chiến lược của Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Đức Lộc (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w