5. Cấu trúc của luận văn:
3.1.1. Tổng quan vềASEAN +3
ASEAN (viết tắt của Association of Southeast Asian Nations) - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đến tháng 4/1999, ASEAN gồm 10 thành viên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia.
ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phƣơng mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế hợp tác ở khu vực Đông Á này ra đời từ cuối những năm 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, và cho tới ngày nay vẫn dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc gia, các cấp bộ trƣởng; và Hội nghị thƣợng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên đƣợc tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 2005.
Sau gần 10 năm hợp tác, ASEAN+3 đang phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Hợp tác ASEAN+3 đƣợc tiến hành thông qua 60 cơ chế hợp tác
trƣởng, 18 cấp chuyên viên và 2 cuộc họp kênh khác) trong 22 lĩnh vực, gồm chính trị-an ninh, chống tội phạm xuyên quốc gia, kinh tế, tài chính-tiền tệ, nông nghiệp-trồng rừng, năng lƣợng, khai khoáng, du lịch, y tế, công nghệ thông tin, phúc lợi xã hội, giảm nghèo và phát triển nông thôn, quản lý thiên tai, thanh niên, phụ nữ, thông tin, giáo dục và các vấn đề khác.
Xét riêng về mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại trong ASEAN + 3 đã lớn mạnh nhanh chóng trong những năm vừa qua.Mối quan hệ giữa ASEAN và Trung quốc phát triển đặc biệt sau Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ký tháng 11 năm 2002 nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Các cam kết trong tiến trình đàm phán khu vực mậu dịch tự do ACFTA đƣợc chia thành các vấn đề chính nhƣ thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, và cơ chế giải quyết tranh chấp và quy tắc xuất xứ. Lộ trình tự do hóa thuế quan của các nƣớc ASEAN-Trung Quốc đƣợc chia thành 4 loại danh mục hàng hóa, bao gồm: Danh mục loại trừ hoàn toàn; danh mục thu hoạch sớm (EHP); danh mục nhạy cảm, và danh mục thông thƣờng. Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN đƣợc xây dựng sẽ góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN, là một bƣớc mở đầu cho quá trình nhất thể hóa Đông Á.
Dƣới tác dụng của việc triển khai Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), quan hệ mậu dịch vàđầu tƣ giữa ASEAN và Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Tổng kim ngạch thƣơng mại giữa ASEAN và Nhật Bản tăng 22,1% từ 173,1 tỷ USD năm 2007 lên 211,4 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Nhật Bản tăng 22,8% từ 85,1 tỷ USD năm 2007 lên 104,5 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu vào ASEAN từ Nhật Bản trong cùng giai đoạn cũng tăng từ 87,9 tỷ USD lên 106,8 tỷ USD, tƣơng đƣơng mức tăng 21,5%. Nhật Bản là đối tác thƣơng mại lớn nhất của ASEAN với 12,4% tổng kim ngạch thƣơng mại của khối [37]. Đàm phán Hiệp định
AJCEP là kết hợp giữa đàm phán song phƣơng và đa phƣơng để đạt đƣợc những lợi ích ở từng lĩnh vực cụ thể, với mục tiêu biến ASEAN thành một khu vực sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết các khu vực sản xuất của Nhật Bản giữa các nƣớc ASEAN. Hiệp định này tiến hành tự do hóa 90% kim ngạch trong vòng 10 năm (kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2006) và loại trừ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp. Quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc cũng vậy, hiện nay, ASEAN và Hàn Quốc là các đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Tổng kim ngạch thƣơng mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong năm năm qua, từ 46,4 tỷ USD năm 2004 lên 90,2 tỷ USD năm 2008. Đầu tƣ song phƣơng giữa ASEAN và Hàn Quốc cũng tăng trƣởng đều đặn trong thời gian qua, đạt 6,8 tỷ USD trong năm 2008, hơn 5 lần so với 1,3 tỷ USD năm 2004 [33].