Đối với doanh nghiệp dệtmay

Một phần của tài liệu Tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 75 - 86)

5. Cấu trúc của luận văn:

4.2.2. Đối với doanh nghiệp dệtmay

Để vƣợt qua rào cản phi thuế quan, Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện các hệ thống SA-8000, tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng theo đúng quy định quốc tế. Ngoài ra, còn cần chú trọng mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ để vƣợt qua những rào cản phi thuế quan, cụ thể nhƣ sau:

Tăng cƣờng năng lực hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các hiệp hội: Các công ty lớn, công ty xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh là nòng cốt trong việc xúc tiến thƣơng mại, bảo đảm khả năng mở rộng thị

trƣờng, có tiềm lực và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, là dòng chủ lực và giữ các luồng lƣu thông hàng hóa chính cùng với các công ty vừa và nhỏ, có khả năng điều chỉnh linh hoạt, có quan hệ kinh tế với các công ty lớn, hình thành mạng lƣới doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng quốc gia và quốc tế. Để có thể hình thành đƣợc các doanh nghiệp có quy mô lớn, đáp ứng đƣợc các đơn hàng có khối lƣợng lớn của nƣớc ngoài, cần thiết phải mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nƣớc nói chung và doanh nghiệp Nhà nƣớc nói riêng với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của doanh nghiệp, và tăng cƣờng năng lực pháp lý của doanh nghiệp.

Đầu tƣ, đổi mới công nghệ, phát triển dây truyền sản xuất hiệnđại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng thế giới. Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, gần sản xuất với bảo vệ môi trƣờng và quan tâm đến lợiích của ngƣời lao động.

Chủ động tìm hiểu pháp luật, tập quán thƣơng mại của thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu để tránh các rào cản phi thuế quan, hoặc dễ dàng tháo gỡ khi mắc phải. Luôn cập nhậttheo dõi các rào cản phi thuế quan tại các thị trƣờng xuất khẩu đích và cácthị trƣờng tiềm năng, khai thác việc thực hiện các hệ thống quản lý liên quan đến môi trƣờng.

Đẩy mạnh việc quản lý hóa chất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất thuốc nhuộm thân thiện với môi trƣờng, các công nghệ sử dụngít nƣớc, ít năng lƣợng, giảm thiếu chất thải nƣớc, chất thải khí. Trên thực tế, nƣớc ta có hơn 3,700 doanh nghiệp dệt, may, nhuộm, trong đó có 50% thiết bị đã sử dụng nhiều năm, công nghệ lạc hậu, nên mức tiêu thụ nguyên

liệu cao, gây lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng. Các doanh nghiệp dệt may cần triển khai chƣơng trình Sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, bao gồm: quản lý nội vi, kiểm soát quá trình sản xuất, tận thu, tái sử dụng tại chỗ, thay đổi nguyên liệu đến cải tiến thiết bị công nghệ sản xuất mới. Sản xuất sạch hơn đã làm cho việc giảm chất thải, giảm lƣợng khí phát thải, giảm độc tố ở mức tối đa tùy theo thiết bị, công nghệ.

Tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu thị trƣờng và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thƣơng mại, nâng cao hiệu quả của hệ thốngđại diện thƣơng mại.Việc nghiên cứu thị trƣờng tốt sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp của Việt Nam những thông tin có hệ thống về thị trƣờng xuất khẩu bao gồm các thông tin về các rào cản đang đƣợc áp dụng, dung lƣợng thị trƣờng, các đối thủ cạnh tranh, xu hƣớng thời trang… qua đó doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó đƣợc trƣớc những rào cản phi thuế quan mà thị trƣờng dựng nên, tạo ra thế chủ động cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trƣờng. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải quan tâm đến các khía cạnh pháp lý trong hoạt động của mình. Các doanh nghiệp có thể có các cán bộ pháp lý là biên chế của mình hoặc có thể sử dụng dịch vụ của các công ty tƣ vấn luật. Điều này giúp nâng cao năng lực pháp lý của doanh nghiệp.

Chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, mẫu mã, đặt phƣơng châm nâng cao chất lƣợng sản phẩm lên hàng đầu.Song song với việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cần đặc biệt quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Thƣơng hiệu là một phần quan trọng đánh giá đƣợc sự thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thƣơng hiệu tốt là một doanh nghiệp uy tín trong lòng ngƣời tiêu dùng, do vậy việc xây dựng thƣơng hiệu đã đƣợc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may chú trọng xây dựng và phát triển. Chất lƣợng của mặt hàng dệt may đƣợc đánh giá qua hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỹ thuật và chỉ tiêu phi kỹ thuật. Chỉ tiêu kỹ thuật là

những thông số kỹ thuật, chỉ tiêu phi kỹ thuật bao gồm các yếu tố về mẫu mã, thẩm mỹ, hợp mốt, hợp xu hƣớng thời trang. Hai chỉ tiêu này có tầm quan trọng nhƣ nhau nên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may luôn phải chú ý, sao cho thỏa mãn cả hai chỉ tiêu này, đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà nhập khẩu.

Chủ động tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nƣớc, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nƣớc ngoài. Tăng cƣờng sự phối hợp nội bộ và với Chính phủ nhằm xây dựng vùng nguyên liệu phụ liệu: Việc quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhƣ dệt may có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Đặc biệt, đối với ngành dệt may, những động thái của Chính phủ trong việc hỗ trợ hình thành hai trung tâm nguyên phụ liệu dệt may tại phía Bắc và phía Nam dƣờng nhƣ vẫn chƣa đủ sức mạnh thu hút các nhà đầu tƣ.

Gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu trong các hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hoạt động của Nhà nƣớc, hiệp hội ở các vấn đề liên quan đến dệt may. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo do các cơ quan nhà nƣớc tổ chức, nhằm trao đổi, đề xuất và thông tin tình hình rào cản phi thuế quan tại các thị trƣờng nhập khẩu, và tìm kiếm sự hỗ trợ, hƣớng dẫn từ các cơ quan hữu quan. Thƣờng xuyên duy trì quan hệ với Cục qản lý cạnh tranh (Bộ Công thƣơng), Văn phòng SPS, TBT Việt Nam, các tham tán thƣơng mại Việt Nam ở các nƣớc để cập nhật thƣờng xuyên tình hình chuyển động của rào cản phi thuế quan tại các nƣớc nhập khẩu của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực nhận thức, đẩy mạnh các kênh thông tin và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các rào cản phi thuế quan trong thƣơng mại của

các nƣớc, đặc biết của những khối, nƣớc chiếm thị phần và có kim ngạch nhập khẩu lớn hàng dệt may của Việt Nam.

Trong quá trình thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp phải rất nhiều rào cản phi thuế quan. Những rào cản này có ảnh hƣởng lớn đến xuất khẩu Việt Nam, cả về tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng là các cơ quan nhà nƣớc, hiệp hội dệt may và doanh nghiệp cần có những biện pháp dối phó hữu hiệu, xử lý kịp thời đối với những rào cản này. Để đảm bảo hàng dệt may Việt Nam vẫn thuận lợi thâm nhập vào thị trƣờng thế giới.

KếT LUậN

Có thể thấy rằng dệt may đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt, năm 2014, dệt may đã trở thành ngành đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, đạt gần 21 tỷ USD [22]. Với tầm quan trọng đặc biệt này, nhà nƣớc và Chính phủ không ngừng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, đƣa ra những chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp, và phƣơng hƣớng phát triển, định hƣớng theo từng thời kỳ, cụ thể là có định hƣớng đến năm 2030. Trong các nƣớc ASEAN+3 thì Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia lớn nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, trong khi đó, Việt Nam còn phải chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh về lao động và nguyên vật liệu từ các nƣớc ASEAN và Trung Quốc.

Rào cản phi thuế quan nói chung và rào cản kỹ thuật nói riêng thông thƣờng sẽ gây cản trở đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trƣờng các nƣớc lớn. Tuy nhiên, vì hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công, nên về ngắn hạn, những rào cản phi thuế quan này không có quá nhiều tác động tiêu cực, do các doanh nghiệp buộc phải đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu trƣớc khi ký kết hợp đồng gia công. Đây cũng có thể là một lợi thế nhất định của hàng dệt may Việt Nam so với các ngành hàng khác. Theo phân tích của bài luận văn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn ổn định và duy trì ở mức cao, các doanh nghiệp Việt Nam thì đang ngày càng áp dụng đúng các tiêu chuẩn mà các nƣớc nhập khẩu yêu cầu. Tuy nhiên, Nhà nƣớc vẫn nên phối hợp cùng với các doanh nghiệp dệt may để đảm bảo duy trì và phát huy tốt nhất những ảnh hƣởng tích cực, đồng thời rút kinh nghiệm từ những khó khăn và rào cản này. Bản thân các doanh nghiệp dệt may không ngừng nghiên cứu nghĩ ra cách

thiện công nghệ sản xuất, kỹ thuật, nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất, kinh doanh.

Hi vọng rằng trong những năm sắp tới, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục giữ vững vị thế và càng ngày càng phát triển hơn.

Vì giới hạn về thời gian và điều kiện cho phép, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về ngành dệt may Việt Nam, mở ra hƣớng nghiên cứu mới về tác động của những rào cản phi thuế quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam nhƣ thủy sản, nông sản. Điều này cũng rất có ý nghĩa cho việc tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trƣờng thế giới.

TÀI LIệU THAM KHảO Tài liệu Tiếng Việt

1. Đào Thị Thu Giang, 2008. Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối

với hàng xuất khẩu của Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học

Ngoại Thƣơng, Hà Nội.

2. Hà Văn Hội, 2013. Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, tập 28, số 1/2012, trang 8-10.

3. Hà Văn Hội, 2013. Tham gia cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thƣơng mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí khoa học

ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, tập 29, số 4/2013, trang 44-53.

4. Nguyễn Thị Thƣơng Huyền, 2014. Doanh nghiệp Việt Nam đối phó với rào cản phi thuế quan, Tạp chí tài chính, 30/2014.

5. Nguyễn Thị Thu Hƣơng, 2010. Rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc Việt Nam, các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở công ty

Cổ phần May 10, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

6. Cao Quý Long, 2012. Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt

may Việt Nam sang Mỹ trong bối cảnh mới, luận văn thạc sỹ, trƣờng

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lƣơng Thị Thu Nga, 2008. Pháp luật của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) về hàng rào thƣơng mại phi thuế quan, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Khải, 2003. Hàng rào phi thuế quan trong chính sách

thương mại quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

9. Phạm Thị Lụa, 2014. Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu

và giải pháp cùa Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu thƣơng

mại, Bộ Công thƣơng.

10. Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2002. Hàng rào phi thuế quan – Các rào cản

đối với thương mại quốc tế, Trƣờng đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội

11. Nguyễn Xuân Thiên, 2011. Giáo trình thương mại quốc tế. Hà nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 181-199.

12. Tạp chí công nghiệp, kỳ 1 tháng 12/2012. Để ngành Dệt may phát triển

bền vững [online], <http://www.vjol.info/index.php/bct-cn1

/article/viewFile/10088/9246>, [truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015] 13. Bản tin TBT & Tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, số 13 (3/2015), Trung

tâm Tin học và Thông tin KHCN tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu [pdf]. < http://chicuctdc.baria-vungtau.gov.vn/admin/images/files/Ban%20tin %20so%2014_T4_15.pdf>, [truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015]

Tài liệu Tiếng Anh:

14. Nguyen Anh Thu and Dang Thanh Phuong, 2014. Study on Sanitary Phytosanitary measures (SPS) and Technical Barriers to Trade (TBT) faced by Vietnamese exporters in major export markets, ICB-8 Report, Mutrap.

15. European Apparel and Textile Organisation, 2003. Updated Non-tariff

barriers in the textile and clothing market for selected countries.

16. OECD, 2005. Looking beyond Tariffs – The Role of Non-tariff Barriers

in World Trade”, page 232.

17. Sanchita Basu Das et al., 2013. The ASEAN Economic Community: a

work in progress, Institute of Southeast Asian Studies.

18. United States Agency for International Development (USAID), 2013.

Non Tarrif Barriers to Trade, page 2-5.

Các trang web tham khảo:

19. Tổ chức ASEAN. <http://ASEAN.org/communities/ASEAN- economic-community/item/non-tariff-barriers#> [truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2015]

20. Tổ chức ASEAN. <http://ASEAN.org/communities/ASEAN- economic-community/item/elimination-of-other-non-tariff-barriers> [truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2015]

21. Tổng Công ty 28. <http://agtex.com.vn/zone/viet-nam-dan-dau- ASEAN-xuat-khau-vao-myluong-nhieu-chat-it/258/806> [truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015]

22. Báo Công thƣơng. <http://baocongthuong.com.vn/nganh-det-may-phat- trien-san-xuat-gan-voi-bao-ve-moi-truong.html> [truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2015]

23. Cục Xúc tiến Thƣơng mại. <http://vietrade.gov.vn/dt-may-va-nguyen- liu/3172-xut-khu-hang-dt-may-sang-th-trng-nht-bn--phn-1.html> [truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2015]

24. Công ty Luật Minh Khuê. <http://luatminhkhue.vn/phi-le-phi/cac-thoa- thuan-loai-bo-cac-rao-can-phi-thue-quan-trong-ASEAN,-apec-va-

25. Tạp chí tài chính. <http://tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Xay- dung-rao-can-phi-thue-quan-tai-mot-so-nuoc-tren-the-gioi/51398.tctc> [truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2015]

26. Trang tin dệt may <http://textileandgarment.com/vi/2012/giai-phap- vuot-rao-can-ky-thuat-doi-voi-hang-det-may-xuat-khau-cua-viet-nam- bai-1/> [truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015]

27. http://thuongmai.khatoco.com/Default.aspx?TabId=1907&id=853 28. Hải quan Việt Nam <http://customs.gov.vn>

29. Cục phát triển doanh nghiệp <http://business.gov.vn> 30. Global Trade Alert <http://globaltradealert.org> 31. Bộ Tài chính <http://.mof.gov.vn>

32. Trung tâm WTO <http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/hiep- dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-ASEAN-nhat-ban-ajcep [truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015]

33. Trung tâm WTO http://www.trungtamwto.vn/node/316 [truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015]

34. Vietnam export <http://vietnamexport.com/>

PHỤ LỤC

Phụ lục đi kèm với luận văn là Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 04 năm 2014 của Bộ Công Thƣơng về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)