5. Cấu trúc của luận văn:
3.1.2.1. Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản
Hầu hết các sản phẩm đƣợc bán ở thị trƣờng Nhật Bản đều phải đƣợc kiểm tra, phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn hàng hóa đạt yêu cầu mới đƣợc lƣu thông tại quốc gia này. Nhật Bản không có hạn chế gì về nhập khẩu hàng dêt may,tuy nhiên các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật phải tuân thủ các quy định của đất nƣớc này. Các bộ Luật liên quan đến việc bán các sản phẩm dệt may bao gồm: Luật dán nhãn chất lƣợng hàng gia dụng; Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu nhầm; Luật độc quyền và duy trì thƣơng mại công bẳng; và Luật kiểm soát chất độc hại có trong hàng tiêu dùng [23]. Theo đó, hàng dệt may cần phải có nhãn mác chứa đầy đủ các thông tin sau:
- Cách thức giặt sản phẩm tại nhà và các biện pháp xử lý khác. Thông tin này cần phải ghi rõ sử dụng các ký hiệu đƣợc mô tả trong JIS L 0217 (các kỹ hiệu nhãn mác đối với việc xử lý các sản phẩm dệt may và cách thức dán đi kèm).
- Đối với các sản phẩm không thấm nƣớc, phải có vỏ bọc bên ngoài có dán nhãn ghi rõ không thấm nƣớc, riêng đối với sản phẩm áo mƣa, không cần thiết dán nhãn thông tin này trừ khi có lớp vỏ bọc bên ngoài với mục đích khác.
- Đối với sản phẩm lụa: đƣợc phép nhập khẩu vào Nhật Bản, tuy nhiên nếu có chi tiết làm bằng da hoặc lông thú, phải tuân theo Hiệp ƣớc Washington. Nhập khẩu lụa phải tuân thủ các yêu cầu về nhãn hiệu hàng hóa trong Luật Thƣơng hiệu, Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây sự hiểu lầm, Luật phòng chống các loại phí không hợp lý và giải thích sai lạc về nguồn gốc xuất xứ; và Luật kiểm soát chất độc hại có trong hàng tiêu dùng bao gồm formalin và dieldrin.Việc dán nhãn mác sản phẩm lụa tuân theo tiêu chuẩn quốc tế đƣợc quy định bởi Hiệp hội lụa Quốc tế đối với sản phẩm 100% lụa. Theo đó yêu cầu nhãn mác sản phẩm gồm có thành phần, hƣớng dẫn làm sạch và bảo dƣỡng, địa điểm và địa chỉ dán nhãn.
- Ghi rõ loại da đƣợc sử dụng cho sản phẩm: các mặt hàng dệt may đƣợc sử dụng một phần chất liệu da hoặc da tổng hợp phải dán nhãn ghi rõ loại da phù hợp với các điều khoản về dán nhãn chất lƣợng đối với các mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều chất liệu theo Luật dán nhãn chất lƣợng hàng gia dụng.
- Tên và địa chỉ hoặc số điện thoại của đơn vị dán nhãn phải đƣợc ghi rõ trên nhãn. Đơn vị dán nhãn không phải là bên trực tiếp dán nhãn lên sản phẩm mà là bên có trách nhiệm đối với việc dán nhãn chất lƣợng
sản phẩm, Đối với hàng nhập khẩu, bên kinh doanh tại Nhật phải ghi rõ tên và địa chỉ hoặc số điện thoại dƣới danh nghĩa là đơn vị dán nhãn. Luật kiểm soát các chất độc hại có trong hàng tiêu dùng Nhật Bản cung cấp một danh mục các chất có thể có hại khi tiếp xúc với da (bao gồm formalin và dieldrin). Sản phẩm dệt với formalin 75ppm trở lên không đƣợc phép vào thị trƣờng Nhật Bản.
Bảng 3.1. Định mức hóa chất cho phép đối với hàng dệt may tại Nhật Bản
Thành phần Định mức cho phép Sản phẩm áp dụng Thủy ngân và các hợp chất Tributyltin 0 Tất cả các sản phẩm dệt may Formaldehyde 0 Sản phẩm dành cho trẻ em dƣới 24 tháng 20ppm Sản phẩm dành cho trẻ em
75ppm Sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da 300ppm Sản phẩm trang trí
Dieldrin 30ppm Tất cả các sản phẩm dệt may 2,3-dibromopropyl,
phosphate 0 Tất cả các sản phẩm dệtmay
Nguồn: Luật kiểm soát các chất độc hại có trong hàng tiêu dùng Nhật Bản Hàng dệt may nhập khẩu vào Nhật phải tuân thủ theo các quy định về dán nhãn nƣớc xuất xứ. Đây là điều bắt buộc theo Luật chống lại việc đánh giá cao, sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm do Ủy ban thƣơng mại công bằng của Nhật quản lý. Nƣớc xuất xứ có nghĩa là nƣớc diễn ra hoạt động làm thay đổi đáng kể bản chất của sản phẩm. Các cơ quan pháp lý của Nhật bản bao gồm:
- Bộ Kinh tế, thƣơng mại và công nghiệp: đƣa ra Luật dán nhãn chất lƣợng hàng gia dụng, bao gồm Bộ phận an toàn sản phẩm, Nhóm chính sách phân phối và thƣơng mại, Ban chính sách thông tin và thƣơng mại. - Bộ Y tế, Lao Động và Phúc lợi xã hội: đƣa ra Luật kiểm soát sản phẩm tiêu dùng có chứa các chất độc hại, bao gồm Bộ phận đánh giá và cấp phép, Ban an toàn thực phẩm và dƣợc phẩm.
- Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp, Công ƣớc Washington: gồm Bộ phận cấp phép thƣơng mại, Phòng kiểm soát thƣơng mại, Ban Hợp tác Kinh tế và thƣơng mại.
- Ủy ban thƣơng mại công bằng Nhật Bản, Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm, gồm Bộ phận thƣơng mại có liên quan, Phòng thông lệ thƣơng mại.