Khái quát về Công ty Dệtmay Hà Nội (HANOSIMEX)

Một phần của tài liệu Tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 62)

5. Cấu trúc của luận văn:

3.4.2.1. Khái quát về Công ty Dệtmay Hà Nội (HANOSIMEX)

Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội, tiền thân là nhà máy Sợi Hà Nội (Sợi Đức) đƣợc thành lập ngày 21/11/1984. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay HANOSIMEX đã có 8 Công ty cổ phần, 4 nhà máy thành viên với gần 4500 cán bộ công nhân viên.Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con trong các lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm sợi, vải, quần áo dệt kim, may xuất khẩu, tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi ngƣời đồng thời không ngừng gia tăng giá trị cho cổ đông.

VINATEX với các nhà máy sản xuất tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Sản phẩm của Công ty đƣợc sản xuất ra dƣới dạng là nguyên liệu sản xuất nhƣ các loại sợi Cotton, Peco, PE, và các loại với các chỉ số kỹ thuật khác nhau, hay là hàng tiêu dùng nhƣ các sản phẩm may mặc, hàng dệt khăn, lều du lịch.

3.4.2.2. Ảnh hưởng của rào cản thi phuế quan đến Công ty Dệt may Hà Nội So với mặt bằng chung của nƣớc ta thì HANOSIMEX có trang thiết bị, máy móc tƣơng đối đồng nhất. Tuy nhiên, máy móc sẽ bị ham rỉ hoặc xuống cấp nếu không thƣờng xuyên sửa chữa, bảo dƣỡng.Công ty lấy xuất khẩu làm chủ yếu nên yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng hơn cả. Các khách hàng nƣớc ngoài đòi hỏi về mặt kỹ thuật rất cao, và họ chỉ làm ăn với ta khi đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu từ phía họ. Các yêu cầu này bao gồm thế hệ của máy móc thiết bị, mức độ an toàn của thiết bị…Chính những yêu cầu này nhiều ki khiến công ty phải bỏ lỡ nhiều hợp đồng hoặc phải chi phí một lƣợng tiền lớn để đầu tƣ máy móc thiết bị để có thể giữ đƣợc hợp dồng.

Do vậy, nhờ những đòi hỏi khắt khe, Công ty đã không ngừng đầu tƣ máy móc, thiết bị cũng nhƣ xây dựng cơ bản để nâng cao năng lực sản xuất cũng nhƣ trình độ của máy móc thiết bị. Cũng chính nhờ có sự mạnh dạn đầu tƣ, nên trong những năm gần đây yếu tố kỹ thuật đã không còn ảnh hƣởng lớn đến việc công ty có đƣợc nhận hợp đồng hay không, các khách hàng khi thăm quan công ty và đánh giá tình hình máy móc thiết bị của các cơ sở sản xuất của công ty đều hài lòng và đi đến ký kết hợp đồng, nếu có thì chỉ là những yếu tốt nhỏ từ phía khách hàng, và công ty có thể khắc phục một cách tốt với chi phí thấp nhất. Một số yêu cầu về kỹ thuật đƣợc các nhà nhập khẩu đặt ra với công ty nhƣ: cần phải có các thiết bị bảo vệ máy cắt, máy cắt bàn phải có

hộp che kín dao khi sử dụng, phải đảm bảo ánh sáng cho bộ phận cắt và các tổ may; các loại cá kéo dù to hay nhỏ đều phải đƣợc gắn cố định trên mặt bàn; hay phải có máy kiểm tra cúc sau dập ngày hai lần buổi sáng và buổi chiều. Mặt khác, khi nói đến rào cản kỹ thuật không thể không nói tới những yếu tố nhƣ quy trình, quy phạm của toàn bộ quá trình sản xuất kể từ khi nguyên vật liệu đƣợc chuẩn bị cho đến khi sản phẩm hoàn tất. Toàn bộ quá trình này phải đƣợc tuân theo một quy trình cụ thể và thống nhất, đồng thời có sự kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các bộ phận. Do vậy, vấn đề này luôn đƣợc khách hàng quan tâm, nên việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào quá trình sản xuất là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khi muốn tham gia thị trƣờng xuất khẩu, cỏ thể ví nó nhƣ chiếc chìa khóa để mở cánh cửa vào thị trƣờng rộng lớn này. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống quản ý chất lƣợng giúp khách hàng biết đƣợc một cách rõ ràng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, giám sát nó, từ đó có thể đƣa ra các biện pháp khắc phục khi có sản phẩm sai hỏng hay có những cải tiến. Nắm bắt đƣợc xu thế đó nên ngay từ những năm trƣớc công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9002, hệ thống này đƣợc áp dụng cho tất cả các lĩnh vực của công ty, và bƣớc đầu nó đƣợc làm thí điểm tại nhà máy Sợi và nhà máy Dệt, sau đó đƣợc triển khai rộng trong toàn công ty. Với hệ thống này, toàn bộ quá trình sản xuất của công ty đƣợc diễn ra theo một quy trình rất cụ thể, sau mỗi một bƣớc công việc hầu hết đều có sự kiểm tra để từ đó loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, luôn đảm bảo đƣợc chất lƣợng, số lƣợng và thời hạn giao hàng cho khách hàng, điều này đã làm cho khách hàng rất hài lòng với cách làm ăn của công ty, và rất nhiều hợp đồng sản xuất và gia công đƣợc ký kết.

Tổng Công ty Dệt may Hà Nội cũng đã đổi mới công nghệ, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng nhƣ tiêu chuẩn SA 8000. Công ty đầu tƣ nhiều hạng mục

trong sạch để giải quyết vấn đề về khí thải, bụi và tiếng ồn khi kéo sợi. Cụ thể, doanh nghiệp đã đầu tƣ hệ thống hút bụi tại các phân xƣởng, nhà máy dệt; dùng mẩu vải thừa tại các dây chuyền may để sản xuất đệm, sử dụng nƣớc mềm tại các lò cấp hơi nên giảm đƣợc 3-5% ô nhiễm không khí và tăng hiệu suất lò hơi. Đặc biệt, Hanosimex đầu tƣ gần 500 triệu đồng lắp đặt các biến tần cho quạt thông gió của hệ thống điều hòa không khí; chuyển đổi từ nhiên liệu đốt than sang đốt trấu hoặc mùn cƣa ép. Nhờ đó, mỗi năm Hanosimex tiết kiệm đƣợc trên 4 triệu kWh điện, giảm phát khí thải CO2 tƣơng đƣơng với 4.000 tấn/ năm.

3.4.3. Một số doanh nghiệp dệt may khác

Các doanh nghiệp Việt Nam càng ngày càng hiểu rõ, nắm bắt các thông tin và dễ dàng đáp ứng với các rào cản phi thuế quan trong thƣơng mại quốc tế. Điều này đƣợc thể hiện qua mức doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng của cơ quan quản lý ngành dệt may. Những văn bản thông báo từ Bộ và các cơ quan ban ngành, và từ Hiệp hội ngành dệt may đƣợc các doanh nghiệp chú ý rất cao, vì đã giúp các doanh nghiệp định hƣớng đƣợc những chính sách hội nhập quốc tế, mở rộng tiếp cận thị trƣờng, tạo điều kiên thuận lợi cho thƣơng mại, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, và đào tạo nguồn nhân lực.

Về việc tuân thủ quy định ghi nhãn mác đối với sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức do thiếu hoặc ghi sai thành phần của sản phẩm dệt may và len. Mặc dù đƣợc quy định rõ ràng, tỷ lệ thành phần ghi trên nhãn (tỷ lệ cotton, vải thun...) vẫn không đạt tiêu chuẩn khi bị kiểm tra. Tình trạng này là do các doanh nghiệp thiếu kiểm tra và đo lƣờng không chính xác.

Các doanh nghiệp đầu tƣ công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất. Theo báo cáo của Tập đoàn dệt may Việt Nam, nhiều máy móc và thiết bị tiên tiến, hiện đại đã đƣợc đầu tƣ theo chiều sâu, ví dụ máy văng sấy Monsforts, máy nhuộm dệt liên tục của công ty dệt may Việt Thắng; máy in hơi, máy in màn hình phẳng Buser của công ty may Thắng Lợi và Công ty dệt 8-3; máy nhuộm khí động học của Công ty dệt kim Đông Xuân; và nhiều máy móc hiện đại khác của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.

Để giảm chi phí sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh, Công ty may Việt Tiến đã liên tục cập nhật những thiết bị, công nghệ hiện đại đƣợc mua hoặc chuyển giao từ các nƣớc tiên tiến nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Singapore, nhƣ hệ thống phần mềm thiết kế Patten Design, hệ thống trải vải và tự động cắt vải… Công ty cũng đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý, quy trình sản xuất sao cho tối thiểu hóa phế thải và tăng năng suất lao động, tập trung vào các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong sản xuất và quản lý nhƣ IEES, CLEAN OFFICE, EDOCMAN. Hơn nữa, Công ty may Việt Tiến còn tập trung đầu tƣ mở rộng quy mô nhà máy sản xuất. Các dự án nhằm tăng quyền tự chủ trong sản xuất từ kéo sợ, dệt cho đến nhuộm đã đƣợc thiết lập lâu dài theo hƣớng bền vững của ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

Hàng loạt các công ty dệt may Việt Nam tập trung xây dựng và củng cố hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, có thể kể đến nhƣ Công ty may Việt Tiến, Công ty cổ phần dệt 10/10, Tổng công ty Cổ phần Phong Phú, Công ty may Sài Gòn 3, Tổng Công ty Cổ phần may Nhà Bè, Công ty Cổ phần may Hƣng Yên, Công ty Cổ phần dệt may Thành Công… Để đạt đƣợc mục tiêu là đáp ứng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO

thiết bị và công nghệ trong sản xuất, các công ty này đã đầu tƣ thiết kế một hệ thống quản lý khoa học, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nguyên phụ liệu và giảm thiểu đến mức tối đa lƣợng phế thải ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Điều này không những giúp tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, năng suất lớn, đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn kỹ thuật, những yêu cầu của nhà nhập khẩu, mà còn nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.

Một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam không ngừng đầu tƣ vào sản xuất, mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm và phát triển thị trƣờng mới, nguồn hàng mới. Điển hình nhƣ Công ty cổ phần may Đồng Tiến, không những duy trì lƣợng khách hàng truyền thống của mình, mà còn tiến tới các thị trƣờng mới với những sản phẩm mới nhƣ đồ mặc trƣợt tuyết, áo phông, đồ lót… Với sự hỗ trợ của cổ đông lớn E-Land, công ty Cổ phần dệt may Thành Công chủ động khai thác thị trƣờng mới và tập trung vào tầng lớp thƣợng lƣu. Công ty bắt đầu bằng việc sản xuất những mặt hàng quần áo chất lƣợng cao xuất khẩu sang Nhật Bản, trở thành nhà cung cấp chiến 25% nhu cầu của công ty thƣơng mại Nomura Nhật Bản. Lợi nhuận đạt đƣợc từ việc xuất khẩu hàng dệt may này là khá lớn, vì là sản phẩm chất lƣợng cao, đƣợc sản xuất theo công nghệ tiên tiến và đƣợc kết hợp bởi những loại sợi, vải chất lƣợng cao, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tăng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

Thƣơng hiệu hàng hóa càng nổi tiếng bao nhiêu thì doanh nghiệp đó càng dễ dàng vƣợt qua các rào cản thƣơng mại, và dễ dàng lƣu thông. Vì thế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không ngừng xây dựng và củng cố thƣơng hiệu, chú ý đến nhãn hiệu hàng hóa của mình. Ví dụ, đối với Công ty Việt Tiến, các thƣơng hiệu nhƣ Việt Tiến, Vee Sendy (sản phẩm dành cho giới trẻ), T-up, Vie Laross (sản phẩm đồng phục) đã đƣợc đăng ký sở hữu trí tuệ tại những thị trƣờng tiềm năng. Việt Tiến cũng đã xây dựng mối quan hệ

thƣơng mại tốt với các nƣớc ASEAN và tiến hành đăng ký thƣơng hiệu tại các nƣớc châu Âu, cùng với Đoàn Luật sƣ Hà Nội chống hàng giả ảnh hƣởng xấu đến danh tiếng của Công ty. Để tránh tình trạng khách hàng mua phải hàng giả, hàng nhái mang nhãn hiệu của công ty đang bán trên thị trƣờng, gây mất lòng tin với ngƣời tiêu dùng, công ty may Việt Tiến đã cung cấp một số thông tin cần thiết cho khách hàng khi mua các sản phẩm của Việt Tiến. Cụ thể, các sản phẩm của Việt Tiến, trên nhãn chính, nhãn treo, nhãn hƣớng dẫn sử dụng và bao vì đều sử dụng duy nhất tên “Việt Tiết”, nút nhựa sản phẩm có khắc chữ chìm “VIETTIEN-VITEC” (riêng hàng cao cấp, có nhãn khóa nhựa “Origin” nối giữa nhãn treo và nút sản phẩm), nanchette có thêu chữ Việt Tiến (đối với áo tay dài); góc áo thêu chữ “V” và giá bán in trên nhãn treo đƣợc thống nhất trên toàn quốc (Theo Sở Công thƣơng Hải Dƣơng). Nói tóm lại, để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng nhƣ có thể vƣợt qua các rào cản phi thuế quan khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã ứng dụng rất nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đầu tƣ vốn, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, cũng nhƣ củng cố chất lƣợng hàng hóa và tăng cƣờng xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu của riêng mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn càng phải cố gắng hơn nữa, nhất là trong xu hƣớng cạnh tranh của thị trƣờng ngày càng gay gắt, và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng.

CHƢƠNG 4: ĐịNH HƢớNG VÀ GIảI PHÁP GIÚP HÀNG DệT MAY VIệT NAM VƢợT QUA CÁC RÀO CảN PHI THUế QUAN TRONG ASEAN+3

4.1. Định hƣớng chung của ngành dệt may Việt Nam

Phát triển ngành dệt may đã trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hƣớng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

trong nƣớc ngày càng cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội. Ngày 11/4/2014, Bộ Công Thƣơng đã ban hành quyết định số 3218/QĐ-BCT phe duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quan điểm phát triển ngành dệt may là phải gắn với bảo vệ môi trƣờng và xu thế chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn: chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành sản phẩm, đảm bảo nâng cao chất lƣợng của ngành, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và lấy xuất khẩu làm phƣơng thức cơ sở cho sự phát triển của ngành.

Mục tiêu phát triển của ngành là xây dựng ngành công nghiệp dệt may có khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới; đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý lao động, môi trƣờng theo chuẩn mực quốc tế; phân bố dệt may ở các vùng phù hợp, thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển; phấn đấu đến năm 2020 ngành dệt may xây dựng đƣợc một số thƣơng hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Bảng 4.1. Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67 Tỷ lệ so với cả nƣớc % 15-16 13-14 9-10 2. Sử dụng lao động 1.000 ngƣời 2500 3300 4400 3. Sản phẩm chủ yếu: - Bông xơ 1000 tấn 8 15 30 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 400 700 1500 - Sợi (kéo từ xơ cắt

ngắn) 1000 tấn 900 1300 2200

- Vải các loại Triệu m2 1500 2000 4500

- Sản phẩm may Triệu SP 4000 6000 9000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70

(Nguồn: Bộ Công thƣơng) Cũng theo quyết định của Bộ Công thƣơng, quy hoạch định hƣớng phát triển các sản phẩm, lĩnh vực quan trọng nhƣ sau:

- Thứ nhất, tăng cƣờng cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trƣờng

- Thứ hai, xây dựng chƣơng trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu phát triển các sản dệt mỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế.

- Thứ ba, phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu.

Để đạt đƣợc định hƣớng và thực hiện đúng quy hoạch phát triển, bộ Công thƣơng đƣa ra hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch nhƣ sau:

a) Các chính sách và giải pháp thị trƣờng: đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng nội địa. Tiếp tục xuất khẩu tại các thị trƣờng truyền thống và gia tăng xuất khẩu vào các thị trƣờng mới nhƣ Hàn Quốc, khối BRICS, khối ASEAN, khối châu Phi, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ…Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần tập trung khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trƣờng dệt may, tăng cƣờng vai trò của các đại

Một phần của tài liệu Tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)