Các rào cản phi thuế quan trong ASEAN+3 đối với hàng dệtmay

Một phần của tài liệu Tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 38 - 40)

5. Cấu trúc của luận văn:

3.1.2.Các rào cản phi thuế quan trong ASEAN+3 đối với hàng dệtmay

Nam

Cùng với sự tăng cƣờng và phát triển của hợp tác ASEAN +3, tự do hóa thƣơng mại dẫn đến việc các quốc gia phải đƣa ra những rào cản phi thuế quan cho từng mặt hàng để bảo vệ hàng hóa trong nƣớc. Về các rào cản phi thuế quan nói chung trong ASEAN, theo chƣơng 4 của Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN về các biện pháp phi thuế quan, “từng quốc gia thành viên không đƣợc thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan về nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác hoặc xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào sang bất kỳ Quốc gia thành viên nào, trừ trƣờng hợp các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ trong WTO hoặc phù hợp với Hiệp định này”. Cũng theo Hiệp định này, trừ những trƣờng hợp đƣợc Hội đồng AFTA đồng ý, những hàng rào thuế quan đƣợc xác định phải đƣợc xóa bỏ theo ba giai đoạn. Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và

Thái Lan phải loại bỏ theo ba giai đoạn bắt đầu từ 1/1/2008, 2009, và 2010; Philippines phải bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 1/1/2010, 2011, và 2012; Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam phải loại bỏ trong ba giai đoạn vào ngày 1/1/2013, 2014, và 2015 với linh hoạt tới năm 2018. Theo thời gian này, danh sách các NTB sẽ đƣợc rỡ bỏ trong tại mỗi giai đoạn phải có sự chấp thuận của Hội đồng AFTA vào năm trƣớc ngày việc dỡ bỏ các biện pháp NTB này có hiệu lực.

Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may bao gồm: Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con ngƣời; các biện pháp bảo vệ sự sống và sức khỏe của động vật và thực vật; các biện pháp bảo vệ môi trƣờng; các quy trình bảo vệ ngƣời tiêu dùng và cách ghi nhãn; và các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng.

Những yêu cầu kỹ thuật của những nhà nhập khẩu có nhiều điểm chung về chất lƣợng sản phẩm, tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng sản xuất, yêu cầu về nhãn mác, cụ thể là những yêu cầu sau:

 Thứ nhất, là yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, bao gồm: tính đồng nhất (chất lƣợng sản phẩm phải đồng nhất 100% về chất lƣợng theo đúng sản phẩm mẫu đó đƣợc thể hiện trên hợp đồng thƣơng mại); tính đổi mới thích nghi (các nhà nhập khẩu có thể yêu cầu những thay đổi nhỏ trong sản phẩm và yêu cầu đối tác phải có thay đổi thích nghi nhanh chóng để cho ra những sản phẩm đồng nhất); công nghệ phù hợp (nhà nhập khẩu mong muốn áp dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất, những nhà máy cũ với công nghệ cũ sẽ không đƣợc ƣa thích).  Thứ hai, là yêu cầu về tính đạo đức của sản phẩm. Đây là một yêu cầu

hết sức quan trọng của nhà nhập khẩu. Những sản phẩm đƣợc sản xuất ra bởi các hành vi bóc lột sức lao động trẻ em, bắt ép làm thêm giờ,

tăng ca, hay vi phạm nhân quyền đều bị cấm. Yêu cầu này còn có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động.

 Thứ ba, là yêu cầu về dán nhãn chính xác. Những văn bản pháp luật và quy định kiểm soát hoạt động sản xuất và dán nhãn các sản phẩm dệt may gồm có: quy định về nƣớc xuất xứ, đạo luật dệt, đạo luật về nhận dạng các sản phẩm len sợi, đạo luật về dán nhãn các sản phẩm len, dán nhãn cẩn thận các sản phẩm quần áo dệt và một số loại sản phẩm nhất định.

 Thứ tƣ, là yêu cầu đối với nhãn hiệu,phải đƣợc làm bằng vải và đính kèm sản phẩm cho đến khi sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng, và phải đƣợc ghi bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

 Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác nhƣ dán nhãn nƣớc xuất xứ; yêu cầu về tỷ lệ sợi; yêu cầu về tên; yêu cầu về hƣớng dẫn sử dụng…

Một phần của tài liệu Tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 38 - 40)