5. Cấu trúc của luận văn:
3.3.1. Tác động tích cực
Các rào cản phi thuế quan thực tế là những quy định yêu cầu cao hơn về chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu. Vì thế, các rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều tác động tích cực đến hàng dệt may Việt Nam.
Thứ nhất, rào cản phi thuế quan giúp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Sự yêu cầu cao hơn của nhà nhập khẩu dệt may khiến nhà sản xuất buộc phải chú ý hơn đến chất lƣợng hàng hóa, đảm bảo
chất lƣợng tốt để có thể nhập khẩu một cách dễ dàng. Các doanh nghiệp tập trung đầu tƣ, củng cố chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm của mình, để có thể đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu, và thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Cuối cùng là ngƣời tiêu dùng đƣợc lợi vì đƣợc sử dụng những mặt hàng đảm bảo về chất lƣợng, đa dạng hóa về chủng loại để lựa chọn. Chất lƣợng sản phẩm dệt may đƣợc thể hiện qua hệ thống tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đạt đƣợc, chẳng hạn nhƣ chứng chỉ ISO-9000 hay tiêu chuẩn ISO 14001. Những chứng chỉ này một phần là điều kiện để xâm nhập và mở rộng thị trƣờng. Có đƣợc những chứng chỉ này, doanh nghiệp dễ dàng đƣa đƣợc sản phẩm của mình tới thị trƣờng nƣớc ngoài, và cũng dễ dàng đáp ứng yêu cầu của ngƣời mua, bởi nó chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lƣợng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn thế nữa, đối với một số thị trƣờng, chứng chỉ này là yêu cầu bắt buộc để đƣợc phép xuất khẩu, và giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dễ dàng hơn trong việc vƣợt qua các rào cản thƣơng mại và yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Thứ hai, rào cản phi thuế quan buộc các nhà xuất khẩu dệt may phải cải tiến phƣơng thức sản xuất, đầu tƣ khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng thời cải tiến chất lƣợng sản phẩm. Việc đầu tƣ cho công nghệ sản xuất tiên tiến, các phần mềm hỗ trợ quản lý hiện đại, cũng đem lại lợi ích cho các doanh nghiêp, mà mục đích cuối cùng là tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trƣờng. Về lâu dài, doanh nghiệp có thể giảm chi phí kinh doanh do sử dụng nhiều máy móc công nghệ hiện đại, giảm sức lao động của con ngƣời, đồng thời nâng cao năng suất lao động, dẫn đến tăng doanh thu, và tăng lợi nhuận. Các rào cản này còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thêm nhiều trải nghiệm quý giá, học hỏi và tích lũy kinh nghiệp, nâng cao khả năng ứng phó và vƣợt rào. Từ đó có thể đƣa sản
Thứ ba, việc đầu tƣ thêm vào công nghệ phƣơng thức sản xuất của ngành dệt may cũng khiến các ngành khác có cơ hội phát triển, cụ thể là ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may. Ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may cũng đƣợc đầu tƣ, điều này không chỉ giúp tăng tỉ lệ nội địa hóa mà có thể từng bƣớc chủ động tự túc đƣợc nguồn nguyên phụ liệu, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trƣờng Trung Quốc. Tùy từng loại sản phẩm dệt may, mà các sản phẩm trung gian có thể bao gồm nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng, các bộ phận chi tiết lẻ, phụ liệu, bao bì, nhãn mác, thuốc nhuộm, nguyên liệu để sơn, nhuộm… hoặc cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Hiện tại, chỉ có sợi là ngành dệt may chủ động đƣợc gần nhƣ hoàn toàn nhu cầu sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu, còn các nguyên phụ liệu khác nhƣ vải, khóa kéo, phụ kiện thời gian phục vụ sản xuất thì vẫn phải nhập khẩu. Việt Nam cũng chỉ có thể cung cấp cho ngành các loại có nguồn gốc tự nhiên nhƣ bông, tơ tằm, gai, đay, lanh…[35]. Tuy nhiên, với hi vọng kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may càng ngày càng tăng, tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam ngày càng lớn, thì ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may cũng đƣợc củng cố hơn. Bên cạnh đó, các ngành liên quan nhƣ ngành dệt, ngành sản xuất dâu, tơ tằm, trồng bông của Việt Nam cũng đƣợc khôi phục và phát triển. Điều này giúp ngành dệt may Việt Nam ngày càng tham gia hơn vào chuỗi cung ứng hay chuỗi sản xuất của khu vực và thế giới, đồng thời tăng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ tƣ, việc các doanh nghiệp cố gắng vƣợt rào cản về cấm sử dụng lao động trẻ em, lao động cƣỡng bức giúp bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam. Các doanh nghiệp phải chịu những ràng buộc khắt khe của các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động. Trẻ em dƣới vị thành niên không bị bóc lột sức lao động và những ngƣời lao động nói chung không bị bắt ép làm việc tăng ca. Các doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định về thời
gian làm việc, tiền lƣơng, tiền công, dụng cụ bảo vệ cá nhân, và an toàn vệ sinh lao động cho công nhân của mình. Ở Việt Nam, đa số các công nhân của các xí nghiệp dệt may đều có trình độ văn hóa thấp, nên đôi khi họ không biết hoặc không nắm đầy đủ các quy định pháp luật về lao động, không biết đƣợc những quyền lợi của mình mà pháp luật lao động quy định, do đó họ không thể đề xuất, kiến nghị với ngƣời sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của mình. Vì thế cho nên, các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội này càng khắt khe đối với doanh nghiệp bao nhiêu, thì ngƣời lao động càng có khả năng đƣợc bảo vệ bấy nhiêu. Các doanh nghiệp dệt may buộc phải tuân thủ điều kiện này để xuất khẩu hàng hóa của mình ra thị trƣờng nƣớc ngoài, có nhƣ vậy sản phẩm của họ mới đƣợc công nhận trên thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu nói riêng, và thị trƣờng quốc tế nói chung.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may cũng đứng trƣớc thách thức phải đáp ứng các yêu cầu về vấn đề sức khỏe và an toàn lao động cho ngƣời sử dụng nhƣ tiêu chuẩn về chống cháy nổ. Vấn đề an toàn sức khỏe cho ngƣời lao động luôn đƣợc Hiệp hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng và chính phủ các nƣớc quan tâm. Họ đƣa ra các tiêu chuẩn, quy định về nguyên phụ liệu cho hàng may mặc rất cao, nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng, an toàn trong sản xuất. Việc này buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu phải đầu tƣ vào công nghệ an toàn, các thiết bị bảo hộ, chống cháy đủ tiêu chuẩn, tạo một môi trƣờng làm việc an toàn cho ngƣời lao động. Đặc thù của ngành dệt may là chịu nhiều tác động của các yếu tố nhƣ bụi, rác thải, tiếng ồn, độ ẩm, ánh sáng, và dễ cháy nổ. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may phải đặc biệt chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy, trang bị hệ thống thiết bị thông gió, chống tụ gió, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, trang bị đèn huỳnh quang, bảo đảm cung cấp ánh sáng theo tiêu chuẩn và không hại mắt cho ngƣời thợ tại các xƣởng
nguy hiểm về cháy nổ, chỉ nên sử dụng đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Hàng hóa sản xuất ra nên đƣợc chuyển đi ngay hoặc để nơi cách ly, cố gắng không lƣu trữ tại nơi trực tiếp sản xuất. Hàng hóa trong kho phải đƣợc sắp xếp đúng quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy. Đảm bảo đƣợc những yêu cầu cơ bản về an toàn vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy này, doanh nghiệp đã vƣợt qua đƣợc một loại rào cản trong thƣơng mại, đồng thời, ngƣời lao động tại doanh nghiệp cũng đƣợc bảo vệ đúng pháp luật hơn.
Ngoài ra, việc cố gắng tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trƣờng giúp môi trƣờng đƣợc cải thiện hơn. Hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc nói riêng, và sang thị trƣờng thế giới nói chung, đều phải đảm bảo đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn sinh thái theo quy định, an toàn về sức khỏe ngƣời sử dụng và không gây ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trƣờng, đầu tƣ xây dựng các đề án bảo vệ môi trƣờng, quy trình xử lý chất thải, xử lý rác thải kinh doanh. Đồng thời, áp dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại, giúp giảm khí thải, bụi, và tiếng ồn khi kéo sợi, đồng thời tối thiểu hóa các chất thải ra môi trƣờng. Với phƣơng châm muốn phát triển bền vững phải bảo vệ môi trƣờng, các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tới công tác bảo vệ môi trƣờng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là lợi ích chung không chỉ cho doanh nghiệp sản xuất, cho Việt Nam, và còn cho cả nhân loại.
Xét về tầm nhìn vĩ mô dài hạn, các rào cản phi thuế quan cũng có những tác động tích cực mang tính hệ thống và toàn diện đối với các doanh nghiệp, hiệp hội dệt may và các cơ quan nhà nƣớc Việt Nam. Cụ thể, điều này đƣợc thể hiện ở những điểm sau:
Một là, rào cản phi thuế quan góp phần tăng cƣờng nhận thức cho các cấp lãnh đạo Việt Nam, hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp xuất khẩu về các rào cản trong thƣơng mại quốc tế. Từ chỗ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và các cơ quan nhà nƣớc, hiệp hội dệt may lo ngại, phản ứng tiêu cực trƣớc rào cản thƣơng mại ở các nƣớc nhập khẩu, hiên nay, các cơ quan nhà nƣớc, hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều thông tin và phản ứng tích cực hơn với rào cản phi thuế quan tại các thị trƣờng nhập khẩu. Việc phản ứng tích cực này rất có lợi cho công tác chuẩn bị đối phó, và lên kế hoạch cũng nhƣ các phƣơng thức giúp các doanh nghiệp vƣợt qua các rào cản này một cách dễ dàng hơn.
Hai là, rào cản phi thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp tăng cƣờng đầu tƣ để vƣợt qua rào cản tại thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu. Từ quan điểm chấp nhận rào cản phi thuế quan là một thực tế hiện hữu và phổ biến trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đã có bƣớc chuyển động trong việc sống chung với rào cản là tăng cƣời đầu tƣ để vƣợt qua rào cản chiếm lĩnh thị trƣờng nƣớc ngoài. Việc này giúp mở rộng thị trƣờng, đồng thời đƣa sản phẩm của Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng thế giới, và khai thác thị trƣờng mới.
Ba là, các rào cản phi thuế quan thúc đẩy sự chuyển động của các cơ quan nhà nƣớc Việt Nam trong đối phó với các rào cản này. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong tăng cƣờng thiết lập, hoàn thiện và vận hành hoạt động của Văn phòng SPS và Văn phòng TBT, tiếp đến là hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến tiêu chuẩn, chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng lực của phòng thí nghiệp, kiểm nghiệm, chứng nhận phù hợp, thích cực tham gia các tổ chức tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Sự
nhà nƣớc giúp các doanh nghiệp dệt may dễ dàng tiếp cận đối với hệ thông tin và luật pháp, tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nắm bắt những thay đổi trong các quy định của các nhà nhập khẩu, của quốc tế, từ đó và dễ dàng ứng phó và vƣợt qua các rào cản phi thuế quan.
Bốn là, từ nỗ lực của các doanh nghiệp, hiệp hội dệt may và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc làm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã quen và sống tốt với các rào cản nghiêm ngặt của các nƣớc trên cơ sở nâng cao sức mạnh của ngành dệt may xuất khẩu. Rào cản là thách thức và nguy cơ, tuy nhiên nếu nhà nƣớc và doanh nghiệp có sự quan tâm đầu tƣ, chuẩn bị tốt trong ứng phó với rào cản thì nguy cơ này sẽ biến thành cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá hình ảnh quốc gia tích cực trong xây dựng nền sản xuất và có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trƣờng và với các vấn đề xã hội đƣơng đại. Điều này giúp cho VIệt Nam có thể định vị đƣợc sản phẩm dệt may Việt Nam trên trƣờng quốc tế, thể hiện một sự cam kết chắc chắn của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu về chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo ổn định đầu ra trên thƣơng trƣờng.