Nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực của ủy ban thường vụ Quốc

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 37 - 44)

5. Cơ cấu luận văn

2.6.4 Nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực của ủy ban thường vụ Quốc

giao cho Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội chuẩn bị các vấn đề trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định.

2.6.4 Nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực của ủy ban thường vụ Quốchội hội

Những nhiệm vụ, quyền hạn này có thể được phân tích thành 6 lĩnh vực sau đây:

Thứ nhất, những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng thường trực tổ chức cho Quốc hội công bố và chủ trì việc bầu Đại biểu Quốc hội, tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội, chỉ đạo, điều hòa, phối họp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của Đại biểu Quốc hội, thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.

Ở nhà nước tư bản hiện đại thường ấn định rõ ngày bầu cử, ngày tiến hành khóa họp của Quốc hội trong Luật, còn lại những phần việc khác có liên quan đến phục vụ khóa họp thường là những phần việc mang tính chất kỹ thuật đom thuần có thể do các bộ phận giúp việc, ví dụ như Văn phòng Quốc hội đảm nhiệm. Trong tưomg lai vấn đề bầu cử phải được pháp luật quy định như thế nào để thể hiện tính khách quan của việc ứng cử mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ cơ quan tổ chức nào.

Thứ hai, những nhiệm vụ, quyền hạn thay Quốc hội giải quyết các nhiệm vụ của Quốc hội giữa hai kỳ họp: phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định việc tuyên bố tình trạng đất nước có chiến tranh. Những nhiệm vụ, quyền hạn này phải trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp gần nhất. Những nhiệm vụ này ở nhà nước tư bản do Quốc hội của họ hoạt động thường xuyên, nên không phải giao cho một cơ quan nào khác đảm nhiệm. Hiện nay số lượng kỳ họp và thời gian họp của Quốc hội Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, nên những nhiệm vụ này của ủy ban thường vụ Quốc hội, ngày càng có xu hướng chuyển về cho Quốc hội.

Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa việc thực hiện thẩm quyền đích thực của Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã bỏ quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm các quan chức cao cấp của nhà nước của ủy ban thường vụ Quốc hội và chuyển thẩm quyền này lại cho Quốc hội. Chỉ còn lại một nhiệm vụ có tính chất cấp bách là quyết định tình trạng chiến tranh.

Thứ ba, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật - pháp lệnh. Có thể nói đây là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm vụ này rất gần với Quốc hội (lập pháp). Neu như Quốc hội là lập pháp, được phép làm luật, thì ủy ban thường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

vụ Quốc hội là lập pháp lệnh, tức là làm pháp lệnh. Pháp lệnh chẳng qua cũng là luật. Việc ban hành các văn bản pháp quy thay cho luật là sự đặc biệt trong hệ thống pháp luật của chúng ta, tạo nên sự đặc biệt của ủy ban thường vụ Quốc hội trong hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam. Pháp lệnh do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực chỉ sau luật của Quốc hội. về nguyên tắc, Pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội dung để đặt ra các quy phạm pháp luật, điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng tương đối ổn định, nhưng chưa có luật điều chỉnh, hoặc luật chưa điều chỉnh một cách đầy đủ. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng pháp lệnh trong một chừng mực nào đỏ còn tồn tại chủ yếu do sự vắng luật chứ không phải là do luật chưa điều chỉnh một cách đầy đủ - sự thiếu hụt của luật. Một vấn đề khi đã được điều chỉnh bằng luật, thì không nên còn có pháp lệnh và ngược lại. Việc ban hành pháp lệnh là một chức năng quan trọng của ủy ban thường vụ Quốc hội, thực chất là thay luật trong khi không có luật, chứ không phải là luật đã điều chỉnh, nhưng chưa đủ. Đây cũng là chức năng của Hội đồng Nhà nước của Hiến pháp 1980. Nhưng pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội hiện nay khác với pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước trước đây ở chỗ: ủy ban thường vụ Quốc hội hiện nay chỉ được phép làm pháp lệnh trong phạm vi chương trình cho phép của Quốc hội; và có thể bị Chủ tịch nước phủ quyết, không như của Hiến pháp năm 1980 Hội đồng Nhà nước được quyền làm pháp lệnh ở bất cứ lĩnh vực nào. Chính những đặc điểm này nhằm hạn chế chức năng làm pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội, để tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội. Hai điểm hạn chế nêu trên của quyền ban hành vãn bản pháp lệnh của ủy ban thường vụ là nhằm mục đích tăng quyền lập pháp của Quốc hội.

Báo cáo ủy ban thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 1992-1997, nhận định “Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong điều kiện Quốc hội và đa số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, moi năm chỉ họp có hai kỳ thì việc ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành các pháp lệnh để điều chỉnh các vấn đề có tính cấp bách thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại được Quốc hội giao là cần thiết. Trong gần 5 năm qua, ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua 43 pháp lệnh và 20 nghị quyết có “nội dung pháp luật”.

Một khi Quốc hội họp thường xuyên thì vai trò ban hành pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội cũng sẽ giảm dần.

Thứ tư, một trong những nhiệm vụ liên quan với việc ban hành các văn bản pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội là giải thích Hiến pháp và Luật.

Nhiệm vụ này được Hiến pháp quy định tại Điều 91, khoản 3, và được luật Tổ chức Quốc hội nhắc lại tại Điều 7. Nhiệm vụ này cũng tương tự như việc giải thích Hiến pháp và Luật của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao ở Liên Xô (cũ). Nhưng cho đến

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

nay ủy ban thường vụ Quốc hội chưa sử dụng một lần nào. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì ủy ban thường vụ Quốc hội không phải là chủ thể quan trọng của sự áp dụng Hiến pháp và luật. Một khi không là chủ thể áp dụng thì sẽ khó cảm thấy sự mắc mớ của quy phạm. Không thể là một sự ngẫu nhiên mà ở nhiều nước người ta giao thẩm quyền giải thích luật cho các thẩm phán của Tòa án.

Một quy tắc của quy phạm có thể được hiểu ở nhiều giác độ khác nhau, các chủ thể có thể áp dụng theo cách hiểu đa dạng để có được quyền lợi về mình. Một khi giữa họ không có mâu thuẫn về quyền lợi, thì là điều tốt. Nhưng một khi quyền lợi mâu thuẫn nhau trong cùng một việc áp dụng nội dung của quy phạm, thì họ phải nại ra Tòa, nơi duy nhất hiện nay được nhiều nước quy định có thẩm quyền phán xử sự đúng sai của mỗi bên. Đó là thẩm quyền được giải thích luật của Tòa án, chứ không phải của một cơ quan nào khác, kể cả Quốc hội - nơi ban hành ra bản quy phạm. Nhưng Quốc hội với tư cách là một cơ quan lập pháp, thì lại có quyền sửa đổi, lúc bấy giờ mới cho phép các cơ quan áp dụng theo tinh thần của luật mới chứ không phải luật cũ. Như vậy, quyền làm luật là một chuyện, còn quyền giải thích nó để áp dụng, lại là một chuyện khác. Đó là hai chuyện khác nhau, và không nên nhầm lẫn. Nếu như chúng ta để quyền giải thích Hiến pháp trong thẩm quyền của ủy ban thường vụ Quốc hội thì là đã nhầm lẫn giữa quyền tư pháp và lập pháp, không bảo đảm được nguyên tắc về sự phân công phân nhiệm rạch ròi giữa các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp như trong Điều 2 của Hiến pháp.

Thứ năm, nhiệm vụ quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội trong công tác giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và luật của các cơ quan nhà nước khác.

ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao, đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật của Quốc hội, và trình Quốc hội quyết định việc hủy bỏ các văn bản đó; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện các nhiệm vụ giám sát nêu trên, ủy ban thường vụ Quốc hội không khác nào như là một cơ quan của Quốc hội- Các ủy ban chuyên môn của Quốc hội. Vì vậy, đây không phải là một nhiệm vụ có tính chất đặc thù của ủy ban thường vụ Quốc hội.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Thứ sáu, những nhiệm vụ liên quan đến việc quyết định tình trạng đặc biệt của đất nước. Đó là những quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. Đặc điểm của những nhiệm vụ này là phải giải quyết (quyết định) một cách mau lẹ để kịp thời hạn chế những thiệt hại do tình hình đặc biệt gây ra. Do vậy những nhiệm vụ quyền hạn này về nguyên tắc không được Hiến pháp của nhiều nước giao cho các cơ quan có chế độ làm việc tập thể bao gồm nhiều thành viên, ví dụ như Quốc hội, mà thuộc thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia - người đứng đầu nhà nước, trước đòi hỏi phải phản ứng kịp thời của tình hình. Hơn nữa, những nhiệm vụ này thường có liên quan đến việc sử dụng quân đội, và các lực lượng vũ trang khác, để kịp thời xử lý các trường họp đặc biệt, khắc phục các thiệt hại và mau chóng đưa tình trạng trở lại bình thường của Nguyên thủ quốc gia với tư cách thống lĩnh các lực lượng vũ trang là rất họp lý.

E rằng việc triệu tập cho đủ các thành viên của ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ không thể đáp ứng được tình hình, nhất là trong tình trạng lũ lụt, bão gió thường xuyên xảy ra ở nước ta. Năm 2001 vừa qua trước tình hình bão, lụt của thành phố Đà Nắng, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố đã ra quyết định áp dụng tình trạng khẩn cấp. Mặc dù không đúng quy định của Hiến pháp, song cũng kịp thời khắc phục được thiệt hại cho địa phương.

Thứ bảy, những nhiệm vự, quyền hạn liên quan đến việc điều khiển các phiên họp của Chủ tịch Quốc hội, và chứng thực các quyết định đã được thông qua của Quốc hội.

Đây là những nhiệm vụ có tính chất thuần khiết của ủy ban thường vụ Quốc hội (nếu cỏ) ở các nước tư sản. Chỉ có một điểm khác là họ không hình thành nên một cơ quan nhà nước thực thụ.

Khác với thiết chế của ủy ban thường vụ trước đây của Hiến pháp năm 1959, người đứng đầu ủy ban thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp hiện hành còn là Chủ tịch Quốc hội, nên Chủ tịch Quốc hội có vị trí đặc biệt trong tổ chức hoạt động của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, đảm bảo thi hành quy chế đại biểu Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội, ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội triệu tập và chủ tọa hội nghị liên tịch giữa Chủ tịch Hội đồng dân tộc, các Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội để bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng và các ủy ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết.

Chủ tịch Quốc hội giữ mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội, theo dõi thực hiện các quy định của pháp luật về việc bảo đảm điều kiện để Đại biểu Quốc hội hoạt động,

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

cung cấp thông tin để Đại biểu năm chương trình hoạt động và tình hình hoạt động của Quốc hội, theo dõi và đôn đốc các đại biểu báo cáo tình hình hoạt động của mình.

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội, thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại, lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong liên minh Quốc hội của toàn thế giới. Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngân sách của Quốc hội, ngân sách của Quốc hội là một khoản độc lập trong ngân sách nhà nước do Quốc hội thảo luận và quyết định.

Ngoài việc điều hành các khóa họp (kỳ họp) của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hành các phiên họp của chính ủy ban thường vụ Quốc hội, lãnh đạo công tác của ủy ban thường vụ, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập, và chủ tọa các phiên họp của ủy ban thường vụ Quốc hội.

Giúp việc cho Chủ tịch Quốc hội là các Phó Chủ tịch Quốc hội, được phân công đảm nhiệm các phàn việc của ủy ban thường vụ Quốc hội. ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị. Mỗi tháng họp ít nhất một lần. Pháp lệnh và nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội phải được quá nữa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Thứ tám, thành phàn của ủy ban thường vụ Quốc hội không vượt ra khỏi thành phần của Quốc hội, bao gồm chỉ có các đại biểu Quốc hội. Thành phần của ủy ban thường vụ Quốc hội gồm cỏ: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên. Chủ tịch Quốc hội làm ủy ban thường vụ Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 6 Luật tổ chức Quốc hội). Theo quy định này không có Chủ tịch và Phó Chủ tịch riêng cho ủy ban thường vụ Quốc hội, nhưng lại có ủy viên riêng cho ủy ban thường vụ. ủy ban thường vụ Quốc hội như là một cơ quan của Quốc hội. Sự hình thành và sự phát triển của ủy ban thường vụ Quốc hội luôn gắn liền với sự phát triển của Quốc hội.

Tất cả những điều được phân tích ở trên nói lên sự đặc biệt của ủy ban thường vụ Quốc hội, không là một loại cơ quan phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việc tồn tại ủy ban thường vụ Quốc hội luôn luôn gắn bó với Quốc hội, về cơ bản trừ một số ít nhiệm vụ mang tính chất của nguyên thủ quốc gia, phần nhiều còn lại là gắn bó với Quốc hội. Vì Quốc hội nước ta không hoạt động thường xuyên như nhiều Quốc hội khác, nên phải thành lập ra một cơ quan mang tính chất thường trực cho Quốc hội, có quyền giải quyết một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, kể cả ban hành các văn bản quy phạm pháp luật giống như luật, có hiệu lực cao hơn các văn bản quy phạm của hành pháp, về mặt nguyên tắc khi ủy ban thường vụ giải quyết những vấn đề này đều phải trực tiếp hoặc gián tiếp có sự phê chuẩn của Quốc hội. Bên canh những nhiệm vụ

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w