Vai trò chung của các Ctf quan trực thuộc Quốc hội trong việc bảo đảm

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 27 - 28)

5. Cơ cấu luận văn

2.4 Vai trò chung của các Ctf quan trực thuộc Quốc hội trong việc bảo đảm

thống nhất của pháp luật

Hiến pháp năm 1992 đã xác định mô hình tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối họp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổ chức bộ máy nhà nước đã từng bước phù họp với các mục tiêu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù họp với các mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cơ chế tổ chức và vận hành của các thiết chế quyền lực ở cấp trung ương từ Quốc hội, Chính phủ đến tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thể hiện sự kế thừa sâu sắc tính chất tiến bộ của nhà nước kiểu mới được khẳng định trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Đồng thời Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định những cải cách mạnh mẽ với mục tiêu xây dựng bộ máy nhà nước thật sự có hiệu quả, thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội của thời kỳ đối mới.

Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ khi có Hiến pháp năm 1992 cho thấy, giữa các quy định Hiến pháp về cơ cấu tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực với thực tiễn vận hành của cơ chế quyền lực nhà nước vẫn tồn tại một khoảng cách.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1992 thể hiện rõ mong muốn tổ chức theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của kinh tế thị trường và trở thành một công cụ có hiệu quả để tiến hành cải cách. Tuy nhiên các quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước vẫn chịu ảnh hưởng lớn của các quy định Hiến pháp năm 1980 và thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước trong mấy chục năm qua. về phía Quốc hội, với tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội được xác định là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhưng tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn bị tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố chưa họp lý trong tổ chức bộ máy nhà nước; mặc dù đã có cải cách, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Có thể thấy bộ máy nhà nước được tổ chức trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1992 vẫn chưa đủ khả năng để giải quyết được các mâu thuẫn như: mâu thuẫn giữa quy định Hiến pháp về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và thực tiễn quan liêu của tổ chức

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

bộ máy nhà nước; mâu thuẫn giữa thẩm quyền hiến định và quyền lực trên thực tế của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ; mâu thuẫn giữa tính không thường xuyên của hoạt động Quốc hội, tính không chuyên nghiệp của đa số đại biểu Quốc hội với nhu cầu xây dựng pháp luật và thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội; mâu thuẫn giữa thẩm quyền ban hành luật của Quốc hội và quyền ra Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; mâu thuẫn giữa địa vị phụ thuộc của Chính phủ trong mối quan hệ với Quốc hội và nhu càu xây dựng một nền hành chính hiệu quả và phát triển... Những mâu thuẫn này là không thể tránh khỏi trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung kế hoạch hoá bao cấp sang kinh tế thị trường. Bởi lẽ mô hình kinh tế cũ chưa thật sự bị loại bỏ, mô hình kinh tế mới đang từng bước được khẳng định trong cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Vì vậy có thể nói Hiến pháp năm 1992, tuy không tiếp tục quy định mô hình tổ chức bộ máy nhà nước đã tồn tại trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp theo mô hình tổ chức bộ máy của một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nhưng chưa thể đưa ra một mô hình tổ chức bộ máy nhà nước mới - bộ máy nhà nước của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù họp với những đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và trong xu thế toàn cầu hóa.

Đối với nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối họp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, như đã phân tích ở phần trên, cần phải nhìn nhận lại ý kiến cho rằng toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội. Các Hiến pháp của nước ta từ 1946 đến nay đã chỉ rõ là ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Như vậy, nhân dân là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước và nếu ở một giai đoạn lịch sử nhất định đã tồn tại nguyên tắc tập quyền, thì đó là sự biểu đạt của tư tưởng: toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chứ không thể toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội như đã từng được quan niệm. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng không phải là cơ quan toàn quyền. Quốc hội nhận quyền lực nhà nước từ nhân dân và như vậy, không thể uỷ quyền tiếp cho các cơ quan nhà nước khác. Do đó, không thể tồn tại một Quốc hội nắm toàn bộ quyền lực nhà nước. Nhìn nhận nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi với những yếu tố khách quan, cần có cách nhìn thực tế hơn về chức năng của Quốc hội, để từ đó đưa ra các quy định phù họp hơn về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w