5. Cơ cấu luận văn
2.5 Vai trò của từng Ctf quan trực thuộc Quốc hội trong việc bảo đảm tính
nhất của pháp luật
Đảm bảo tính thống nhất pháp luật của từng cơ quan trực thuộc Quốc hội ở đây nêu lên vai trò của ba cơ quan chính đó là;
• ủy ban thường vụ Quốc hội; • Hội đồng dân tộc;
• Các ủy ban của Quốc hội.
2.6 Vai trò của ủy ban thường vụ Quốc hội2.6.1 Chức năng của ủy ban thường vụ Quốc hội 2.6.1 Chức năng của ủy ban thường vụ Quốc hội
ủy ban thường vụ Quốc hội là một cơ quan đặc biệt của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, ủy ban thường vụ Quốc hội có một vị trí rất đặc biệt. Sự đặc biệt này do cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của ủy ban thường vụ Quốc hội tạo nên. Sự hiện diện này của ủy ban thường vụ Quốc hội gần giống như của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô cũ.
Sự hiện diện của ủy ban thường vụ Quốc hội do vị trí, vai trò và cách thức hoạt động của Quốc hội chúng ta quyết định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Quốc hội, vì vậy thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực nhà nước cao nhất trong tổ chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước.
Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội là lựa chọn của nhân dân cả nước. Quốc hội bao gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, đại diện cho trí tuệ của đất nước. Vì vậy, hình thức hoạt động quan trọng bậc nhất của Quốc hội là các kỳ họp.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Với tính chất là cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống các cơ quan nhà nước của Nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan được Hiến pháp dành cho vị trí trang trọng nhất, cơ quan đầu tiên trong toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước được Hiến pháp quy định. Điều 38 là điều nói rõ nhất vị trí pháp lý của Quốc hội:
“Quốc hội là cơ quan đại biấ4 cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cùa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chỉnh sách cơ bản về đoi nội và đoi ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tẳc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ mảy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân”.
Nhưng Quốc hội lại bao gồm các đại biểu hoạt động không thường xuyên, không chuyên trách, trong khi quyền hạn rất lớn, buộc Quốc hội phải thành lập ra các tổ chức để giúp Quốc hội đảm nhận các hoạt động có tính chất thường xuyên của Quốc hội và điều phối hoạt động của Quốc hội giữa hai kỳ họp.
Tổ chức Quốc hội là một trong những yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Việc xây dựng tổ chức của Quốc hội theo tinh thần Hiến pháp 1992 được đặt ra với yêu cầu bảo đảm hoạt động quyền lực tối cao thực sự của Quốc hội, nhưng không làm thay đổi Quốc hội. Theo tinh thần đó, Tổ chức của Quốc hội đã được quy định gồm có: ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng và các ủy ban của Quốc hội.
Trước đây, trong tổ chức của Quốc hội đã có ủy ban thường vụ của Quốc hội của Hiến pháp 1959. Nhưng theo quy định của Hiến pháp 1980, ủy ban thường vụ Quốc hội đã được thay thế bằng Hội đồng Nhà nước. Hội đồng nhà nước theo quy định của Hiến pháp 1980, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, đồng thời là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
ủy ban thường vụ Quốc hội được sinh ra từ Hiến pháp 1959, vì vậy việc hiểu quá trình thảo luận của Ban soạn thảo cũng có thể góp phần cho việc hiểu về vị trí vai trò của ủy ban thường vụ Quốc hội. Ban thường vụ của Quốc hội có quyền thay thế Quốc hội tạm thời định ra những quy định có giá trị như Luật (sắc luật) hay không?
Xoay quanh vấn đề này trong Ban soạn thảo cũng có một số ý kiến trái ngược nhau: Người thì cho rằng sắc luật là văn bản ngang với luật nên không thể giao cho ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; một số ý kiến khác lại đồng ý vì sắc luật có giá trị như luật, nhưng không thể sửa đổi được luật. Việc giao cho ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành văn bản này là vì Quốc hội không họp thường xuyên, nên giữa hai kỳ họp có những vấn đề cần quy định gấp, không thể triệu tập được Quốc hội thì phải cho phép Úy ban thường vụ Quốc hội ban hành, sau đó sẽ báo cáo lại với Quốc hội trong
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
kỳ họp gần nhất. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của vấn đề và để tìm ra giải pháp chung giữa lý luận và thực tiễn, cuối cùng trong Điều 53 Hiến pháp 1959, ủy ban thường vụ Quốc hội đã được giao quyền “Ra pháp lệnh
Mặc dù không tuân theo nguyên tắc phân quyền nhưng trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ta vẫn phải có sự phân công phân nhiệm rõ ràng giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên một trong những điếm rất mới của Hiến pháp 1992, so với các bản Hiến pháp trước đây là sự phân tách Hội đồng Nhà nước thành hai chế định: Chủ tịch nước và ủy ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước đảm nhiệm chức năng Nguyên thủ quốc gia. ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Vì vậy, so với các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, cũng như với các cơ quan của nhà nước phát triển khác, ủy ban thường vụ Quốc hội của chúng ta có một vị trí, vai trò rất đặc biệt.
Điều 90 Hiến pháp 1992 quy định: "Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội
Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có: - Chủ tịch Quốc hội
- Các Phó chủ tịch Quốc hội
- Các uỷ viên, số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.
Nhiệm kỳ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụ mới."
2.6.2 Các ban của ủy ban thường vụ Quốc hội
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các Ban của ủy ban thường vụ Quốc hội:
Đe phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về công tác xây dựng pháp luật theo quy định của pháp luật. Ngày 01 tháng 10 năm 2002, UBTVQH đã ban hành các nghị quyết về việc thành lập Ban công tác lập pháp, Ban công tác đại biểu và Ban dân nguyên.
Ban công tác lập pháp:
Ban công tác lập pháp là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội về công tác xây dựng pháp luật.
Ban công tác lập pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Chủ trì trong việc phối họp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ và hàng năm để trình Quốc hội; phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2. Chủ trì trong việc phối họp với cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản đối với dự thảo luật, dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết sau khi các văn bản này đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến;
3. Phối họp với cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội đế trình Quốc hội xem xét, thông qua;
4. Phối họp với cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan chuẩn bị báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để cơ quan chủ trì thẩm tra trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua;
5. Chủ trì việc rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản đối với các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua để trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực;
6. Chủ trì trong việc phối họp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị báo cáo, tờ trình về dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình cấp có thẩm quyền;
7. Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong công tác giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết;
8. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao.
Ban công tác đại biểu:
Ban công tác đại biểu là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu.
Ban công tác đại biểu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội, bầu, phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, trình Quốc hội xem xét tư cách đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến việc bắt giam, khám xét, truy tố, cách chức, buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội và xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo liên quan đến đại biểu Quốc hội; nghiên cứu, tham mưu về thủ tục trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2. Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động của đại biểu Quốc hội; phối hợp với Văn phòng Quốc hội trong việc hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội; giúp Chủ tịch Quốc hội giữ mối liên hệ với các đại biểu Quốc hội;
3. Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với đại biểu Quốc hội; quản lý hồ sơ và các tài liệu liên quan đến đại biểu Quốc hội theo phan cấp quản lý cán bộ;
4. Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, phối họp với các cơ quan hữu quan tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
5. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao.
Ban dân nguyện:
Ban dân nguyện là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện.
Ban dân nguyện có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; phối họp với các cơ quan hữu quan, các Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp công dân đến kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong các kỳ họp Quốc hội;
2. Tiếp nhận, xử lý, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
3. Giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối họp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tố quốc Việt Nam tổng họp ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Tổng họp báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội kết quả việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, kết quả thực hiện những vấn đề mà người bị chất vấn đã hứa xem xét, giải quyết;
4. Tống họp tình hình đơn thư và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Nội quy kỳ họp Quốc hội;
5. Giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện công tác dân nguyện; nghiên cứu, đề xuất với Uỷ ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thông qua công tác dân nguyện;
6. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngoài ra, nội dung biểu hiện sự đặc biệt của ủy ban thường vụ Quốc hội được biểu hiện bằng rất nhiều điểm. Nhưng điểm có tính chất quan trọng nhất là các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội.
2.6.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội
Điều 91 Hiến pháp 1992 quy định: "Uỷ ban thuờng vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau:
Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội; 2. Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh;
3. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao;
4. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó huỷ bỏ các vãn bản của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
5. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường họp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
6. Chỉ đạo, điều hoà, phối họp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các đại biểu Quốc hội;