Bảo đảm dân chủ trong hoạt động của Quốc hội vói yêu cầu hoàn

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 61 - 62)

5. Cơ cấu luận văn

3.3.1Bảo đảm dân chủ trong hoạt động của Quốc hội vói yêu cầu hoàn

thiện nhà nước pháp quyền

Tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong các thời kỳ khác nhau đã thể hiện chủ trương lớn của Đảng ta là xây dựng, hoàn thiện và không ngừng mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của Quốc hội ngày càng thu hút sự quan tâm, theo dõi của dân chúng, được nhân dân hoan nghênh. Quốc hội đã thể chế hoá kịp thời những chủ trương, chính sách lớn của Đảng thành những quy định có hiệu lực pháp luật cao của Nhà nước, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, kết họp với ý kiến của cử tri cả nước, Quốc hội đã xem xét và quyết định các vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau. Luật và nghị quyết của Quốc hội đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, điều chinh các quan hệ xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc của cuộc sống.

Lịch sử phát triển trong thời gian qua cũng chỉ ra rằng: muốn nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội cần có cơ chế thích họp về bầu cử, thu hút sự tham gia tích cực, chủ động của các đại biểu Quốc hội, củng cố tổ chức, tăng cường hiệu quả các cơ quan của Quốc hội. vấn đề này được thể hiện ở tất cả các mặt hoạt động của Quốc hội.

Kế thừa và phát triển những quy định về bầu cử đã được hình thành và khẳng đỊnh trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, việc bầu cử đại biểu Quốc hội đã từng bước được cải tiến để nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho mình. Các đại biểu được bầu ở mỗi khoá thể hiện tập trung khối đại đoàn kết toàn dân, trí tuệ của đất nước. Trình độ của các đại biểu Quốc hội mỗi khoá ngày càng được nâng cao, trong số các đại biểu Quốc hội ba khoá gần đây đều có hơn 91% có trình độ đại học và trên đại học.

Việc thảo luận, tranh luận tại các phiên họp của Quốc hội qua từng thời kỳ đã thể hiện sự trưởng thành của Quốc hội và các thế hệ đại biểu Quốc hội. Tại các buổi thảo luận hiện nay, các đại biểu trực tiếp phát biểu vào những vấn đề mà Quốc hội thảo luận (ít ai hình dung được rằng, cách đây 4-5 khoá, Quốc hội bàn các vấn đề chủ yếu bằng hình thức tham luận của đại biểu Quốc hội. Để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chuẩn bị sẵn các bài tham luận có khi không ăn nhập nhiều với vấn đề mà Quốc hội đang thảo luận. Có một số tham luận chủ yếu tập trung nêu thành tích của ngành mình, địa phương mình).

Việc xem xét, thông qua các vấn đề cũng đã khác. Yêu cầu của Quốc hội đối với việc chuẩn bị những vấn đề trình Quốc hội xem xét, thông qua ngày càng cao hơn. Để một dự luật, một vấn đề được Quốc hội thông qua là kết quả của sự nỗ lực chuẩn bị

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

rất công phu của các cơ quan hữu quan. Chúng tôi có cảm giác là, càng ngày, trình một vấn đề được Quốc hội thông qua càng khó khăn hơn, với yêu càu cao hơn.

Do điều kiện và hoàn cảnh thực tế, điều kiện thông tin và những yếu tố khác nên trước đây, hầu như các vấn đề trình Quốc hội đều được nhanh chóng thông qua. Các đại biểu đều biểu quyết tán thành, ít có người không tán thành. Nhưng tại các kỳ họp của các khoá gần đây, phần lớn các dự án luật muốn được Quốc hội thông qua đều phải qua hai bước: trình Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội thông qua, sau khi đã chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội. Đã qua hai bước như vậy, nhưng không phải tất cả các dự án luật đều được biểu quyết thông qua một cách dễ dàng. Điều này chứng tỏ rằng: các cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo dự án đã có nhiều cố gắng chuẩn bị để trình Quốc hội. Nhưng chất lượng của việc chuẩn bị này chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao mà Quốc hội đặt ra về mặt nội dung cũng như kỹ thuật vãn bản.

Nhiều mặt hoạt động của Quốc hội đã được phản ánh kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì các dự án luât phải công bố, đăng tải ở các trang điện tử để công chúng đóng góp ý kiến. Việc tăng thời lượng đưa tin, truyền hình trực tiếp các buổi làm việc của Quốc hội, tạo điều kiện để nhân dân hiểu rõ hơn công việc của Nhà nước và trực tiếp tham gia góp ý kiến với Nhà nước.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 61 - 62)