Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 71 - 76)

5. Cơ cấu luận văn

3.3.4.2Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang được hiện thực hoá trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Điều quan trọng cần được nhấn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà chúng ta chủ trương xây dựng, chính là sự vận dụng về cơ bản toàn bộ các tiêu chí của nhà nước pháp quyền nói chung và những giá trị riêng của một nhà nước pháp quyền XHCN. Những

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

nghiên cứu khác nhau cho thấy hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN có những tiêu chí riêng sau đây:

Thứ nhất, pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ chú trọng bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý mà còn đặc biệt chú trọng đến sự bình đẳng xã hội, công bằng xã hội. Trong một nhà nước theo chế độ pháp trị, pháp luật mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Pháp luật ừong nhà nước pháp quyền “bao gồm một tập họp các quy định mà nếu thiếu chúng thì không thể có sự cùng tồn tại trong hoà bình và tự do”. Với nhà nước pháp quyền XHCN thì giá trị của pháp luật phải bổ sung thêm yếu tố là bình đẳng xã hội, công bằng xã hội. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ bảo đảm cá nhân, tổ chức cùng tồn tại trong sự hoà họp và tự do mà cả trong sự bình đẳng, công bằng xã hội, chống lại mọi sự phân biệt giàu nghèo, sự thống trị của chủ nghĩa tự do cực đoan.

Thứ hai, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải thể hiện được ý chí của nhân dân mà người đại diện là tổ chức chính trị được nhân dân thừa nhận và sự thừa nhận đó đã trở thành nguyên tắc hiến định trong hệ thống pháp luật nước ta - Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, pháp luật ừong Nhà nước pháp quyền XHCN phải là sự thể chế hoá các chủ trưcmg, đường lối, chính sách của Đảng. Thực tế cho thấy những thành tựu của quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam trong hon 20 năm qua gắn chặt với quá trình hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Chính những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chẳng hạn về phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng -an ninh, đã làm cơ sở cho sự hình thành những quan điểm và định hướng chiến lược cho sự phát triển của hệ thống pháp luật của đất nước. Văn kiện tập trung nhiều quan điểm và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chính là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

Xuất phát từ những nghiên cứu toàn diện về hệ thống pháp luật, nhất là những bất cập của nó nhìn từ những yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW, ừong đó đã đánh giá: “Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất họp lý và chưa được coi họng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

còn thiếu và yếu”. Trong số những nguyên nhân chính của những yếu kém nêu trên Nghị quyết nhấn manh đến sự thiếu vắng tầm nhìn chiến lược. Vì vậy, Nghị quyết số 48/NQ-TW đã xác định nhiều quan điểm, định hướng và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, với sáu định hướng cho việc xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật mang tính chiến lược và khoa học cao; và hai nhóm giải pháp thực hiện có tính khả thi cao (nhóm giải pháp xây dựng pháp luật và nhóm giải pháp thực hiện pháp luật). Từ đó, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là việc xây dựng chưomg trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hàng năm và cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có rất nhiều thuận lợi và thực sự đã mang tính định hướng chiến lược sâu sắc.

Những nghiên cứu, đánh giá ban đầu ba năm thực hiện Nghị quyết số 48/NQ- TW cho thấy giá trị to lớn của văn bản quan ừọng này đối với hệ thống pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Những thành tựu to lớn mà Nghị quyết số 48/NQ-TW mang lại thể hiện rất rõ nét trong lĩnh vục xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW trong ba năm qua cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ và sự nhận thức có lúc còn chưa đầy đủ về giá trị to lớn của Nghị quyết này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Một số định hướng, đặc biệt là “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù họp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” và “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân” chưa được triển khai một cách toàn diện và triệt để.

Do đó, đã đến lúc chúng ta cần tổ chức sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW. Mà cũng là đúng lúc, để có những nghiên cứu thấu đáo chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, cũng là để tiếp tục thực hiện các quan điểm và định hướng chiến lược của Nghị quyết số 48/NQ-TW. Chẳng hạn, những định hướng quan trọng như đến năm 2010 phải xoá bỏ vai trò chủ quản của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép; những định hướng cụ thể cho việc xây dựng luật tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp cần sớm được xác định lộ trình và những giải pháp thực hiện cụ thể. Trong thực tế, do nhận thức chưa đầy đủ, việc triển khai thực hiện các quan điểm và định hướng chiến lược đúng đắn của Nghị quyết còn gặp phải những khó khăn, cản trở nhất định ngay từ phía một số cơ quan nhà nước. Xu thế “status quo” (giữ nguyên hiện trạng, không cần thay

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

đổi) không phải là không có trong các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp thực hiện Nghị quyết.

Những thành tựu trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian qua đã tạo ra tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ mới là điều kiện cần. Một hệ thống pháp luật được xây dựng có thế hoàn thiện ở kỹ thuật lập pháp, ở cách phân loại và cấu trúc các lĩnh vực pháp luật khác nhau, ở việc sử dụng chính xác hệ các thuật ngữ pháp luật và ngôn ngữ để thể hiện, nhưng tự nó không thể mang lại giá trị lớn dù thể hiện được những ý tưởng lập pháp rất nhân văn và dân chủ. Hệ thống pháp luật cần phải được triển khai thực hiện ừong cuộc sống và thực hiện nó cũng phải rất công bằng, minh bạch và hiệu quả. Đây lại là thành tố khác không thể tách rời của hệ thống pháp luật, của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHẦN KÉT LUẬN

.. .^CQìSv...

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề đảm bảo tính thống nhất pháp luật của các cơ quan trực thuộc Quốc hội của nhà nước Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong các cơ quan nhà nước thì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, các cơ quan trực thuộc Quốc hội cũng có những quyền hạn nhất định góp phần thống nhất hỗ trợ cho Quốc hội về các vấn đề thực thi pháp luật. Nước ta đang trong quá trình hội nhập nên việc thống nhất pháp luật là rất quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế về nhiều mặt so với thực tiễn hiện tại của đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các vấn đề về thống nhất pháp luật quy định quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước với nhau.

Trong quá trình nghiên cứu việc đảm bảo tính thống nhất pháp luật của các cơ quan trực thuộc Quốc hội, tác giả đã nêu lên vị trí, vai trò của Quốc hội và các cơ quan trực thuộc Quốc hội gồm ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; tính thống nhất pháp luật; yêu cầu của tính thống nhất pháp luật, các cơ quan tham gia vào tính thống nhất phâp luật và việc tổ chức quyền lực nhà nước theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền...Quá trình nghiên cứu tác giả còn nhận ra những hạn chế nhất định về các vấn đề như phối họp, ban hành và thực thi pháp luật giữa các cơ quan với nhau. Thông qua đó, tìm ra những giải pháp, hướng hoàn thiện cho điều luật. Tuy nhiên, do trình độ còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài không nhiều ... do vậy, việc nghiên cứu còn nhiều điểm chưa thật sự chặt chẽ, mong được sự đóng góm ý kiến thêm từ các chuyên gia, đọc giả, cán bộ có trình độ chuyên môn liên quan.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

...-gíEOìs....

1. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001;

2. Giáo trình luật Hiến pháp, Đại học luật Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;

3. Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam, Đại học luật Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005;

4. Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; 5. http://www.na.gov.vn/; 6. http://www.na,gov.vn/60namqhvn/www,na.gov ■ vn/60namqhvn/cacbaiviet/HT- Nguven%20Van%20Yeu.html; 7. http://www.cpv.org.vn/print_preview. asp?id=BT1350862957; 8. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn _id=332567; 9. http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Trinh-danh-sach-cac-Uy-ban-cua-Quoc- hoi/65098988/96/:

10. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992; sửa đổi, bổ sung năm 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;

11. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; sửa đổi, bổ sung năm 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;

12. Jon Mills, Luận về tự do, NXB chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2005; 13. Lê Đình Chân, Luật Hiến pháp-khuôn mẫu dân chủ, cuốn 2. Sài gòn, 1975; 14. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997; sửa đổi, bổ sung năm 2001 - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2008;

16. Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; sửa đổi, bổ sung năm 2007 - NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội-2008;

17. Nghị quyết 368/2003UBTVQH11 ngày 17-3-2003 của Uỷban thường vụ Quốc hội về việc thành lập Ban Công tác đại biểu;

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 71 - 76)