Nhà nước pháp quyền và những yêu cầu Ctf bản đối vói hệ thống pháp

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 66 - 69)

5. Cơ cấu luận văn

3.3.3Nhà nước pháp quyền và những yêu cầu Ctf bản đối vói hệ thống pháp

lệnh, nghị quyết của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội ngày càng phát huy vai trò, nâng cao uy tín và năng lực của mình và được nhân dân tín nhiệm cao hom.

Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định để Quốc hội hoàn thành xuất sắc các chức năng, nhiệm vụ của mình. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội là nhằm bảo đảm cho Quốc hội hoạt động đúng đỊnh hướng, phù họp với lợi ích của dân tộc và của giai cấp, tạo điều kiện để kiện toàn và củng cố hệ thống chính trị, củng cố và tăng cường Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giữ vững bản chất Nhà nước của ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Toàn bộ hoạt động lập pháp của Quốc hội thời gian qua là tiếp tục thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, thể chế hóa các chủ trưcmg, nghị quyết của Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo và đổi mới phưcmg thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội cũng là một quá trình phát triển tư duy, phát triển nhận thức và phù họp với thực tiễn của cách mạng nước ta. Tăng cường vai trò của Quốc hội cũng chính là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, làm cho bộ máy chính quyền hoạt động có hiệu quả, hiệu lực hom, thông qua đỏ, uy tín và vai trò của Đảng ngày càng cao. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Quốc hội bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết, quyết định, nguyên tắc giải quyết những vấn đề ừọng đại về quốc kế dân sinh; lãnh đạo thể chế hỏa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm, chủ trưcmg, nghị quyết của Đảng; xây dựng Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bố trí đúng đội ngũ cán bộ cầm quyền ngang tầm nhiệm vụ. Đảng không buông lỏng lãnh đạo nhưng cũng không bao biện, làm thay Quốc hội và các cơ quan nhà nước, trái lại, Quốc hội và các cơ quan nhà nước càng phải phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo với tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đây cũng chính là điều kiện để Quốc hội ngày càng phát huy vai trò là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ta.

3.3.3 Nhà nước pháp quyền và những yêu cầu Ctf bản đối vói hệ thống phápluật luật

Nhà nước pháp quyền là một trong những thành tựu của loài người trong việc tổ chức và vận hành xã hội. Những ý tưởng về nhà nước pháp quyền đã có từ lâu trong lịch sử nhân loại và được các nhà khoa học chính trị, luật học, xã hội học, sử học

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau. Nhà nước pháp quyền được các nhà luật học của nhiều nước định nghĩa bằng những ngôn ngữ và diễn đạt khác nhau, song về bản chất có thể tóm lại như sau: nhà nước pháp quyền là nhà nước thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Như vậy, nếu phân tích đầy đủ khái niệm này từ góc độ pháp luật, có thể thấy rằng một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát, sự chế ngự của pháp luật trong mọi hoạt động của mình. Chính vì vậy, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép được coi như một trong những nguyên tắc chi phối tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền. Khía cạnh khác của nhà nước pháp quyền, hầu như đối lập với yêu cầu kiểm soát và kiềm chế đối với bộ máy nhà nước là yêu cầu về các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. ở khía cạnh này, nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ phải bảo đảm bằng pháp luật các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Những công chức và cơ quan thực thi pháp luật không được có những hành vi hoặc quyết định hạn chế hay tước quyền tự do, dân chủ và tiếp cận công lý của người dân mà không dựa trên những cơ sở chắc chắn của pháp luật. Công dân được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm được coi là nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong Nhà nước pháp quyền.

Như vậy, cỏ thể thấy nhà nước pháp quyền gắn liền với pháp luật và được họp pháp hoá bởi pháp luật. Pháp luật là nền tảng của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là hệ thống pháp luật làm nền tảng cho nhà nước pháp quyền phải như thế nào? Đương nhiên, một hệ thống pháp luật với những quy định hạn chế quyền tự do dân chủ của nhân dân, cản ừở sự tiến bộ xã hội, công lý không được bảo đảm, chưa kể đến việc thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, thì không thể trở thành nền tảng của nhà nước pháp quyền, bởi vì không đáp ứng được yêu cầu thứ hai của nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân và công lý. Như vậy, xét ở khía cạnh giá trị đạo đức xã hội thì pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải phục vụ và bảo đảm được các yếu tố này. Nói như Josef Thesing thì nhà nước pháp quyền phải dựa trên “vị trí tối thượng của pháp luật và khái niệm về đạo đức của công lý .

Song, bảo đảm được giá trị đạo đức và tính tối thượng của pháp luật vẫn chưa đủ. Khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.

Từ những phân tích trên, tiếp cận pháp luật từ góc độ nhà nước pháp quyền có thể nhận diện được một số yêu cầu sau đây đối với hệ thống pháp luật.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Tính ổn định của pháp luật. Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thường xuyên thì tệ hon là không có pháp luật”.

- Tính chuẩn mực, tức là tính quy phạm của pháp luật. Bản thân pháp luật là hệ thống các quy phạm, tức là các chuẩn mực. Giá trị của pháp luật chính là tạo ra các chuẩn mực cho các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Nếu pháp luật không chứa đựng các chuẩn mực thì ý nghĩa của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội không lớn.

- Tính nhất quán, tính hệ thống của pháp luật. Pháp luật phải có tính nhất quán, thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích họp pháp của chủ thể. Ví dụ, quyền sở hữu của công dân được Hiến pháp quy định phải được bảo đảm bởi các luật và văn bản dưới luật. Các văn bản pháp luật phải quy định trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện được quyền sở hữu những gì mà pháp luật không cấm. Do vậy, ví dụ, việc hạn chế công dân sở hữu xe máy, xe ô tô đương nhiên không bảo đảm tính nhất quán của hệ thống pháp luật.

- Tính hệ thống. Tính hệ thống cũng có những khía cạnh tương đồng với tính nhất quán. Tuy nhiên, tính nhất quán của pháp luật hàm chứa khía canh nội dung và chính sách trong lúc đỏ tính hệ thống được thể hiện nhiều qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật.

- Không hồi tố. Bảo đảm không hồi tố là một trong những đòi hỏi của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Giá trị nhân đạo của yêu cầu không hồi tố thể hiện ở chỗ không thể bắt một cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi mà khi thực hiện người đỏ không thể biết rằng trong tương lai đó sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, về cơ bản, nguyên tắc pháp luật trong nhà nước pháp quyền không có giá trị hồi tố. Một số quy phạm pháp luật nhất định có thể có giá trị hồi tố, nhưng chỉ trong trường họp việc hồi tố đó có lợi cho những chủ thể có liên quan.

- Tính minh bạch. Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng. Cũng có quan điểm cho rằng tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật được công bố, được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan niệm này không sai, song chưa toàn diện, chưa đầy đủ. Tính minh bạch của pháp luật còn thể hiện ở sự minh xác, sự minh định, tính hệ thống và nhất quán. Một hệ thống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại không thể được coi là minh bạch và không thể trở thành nền tảng cho nhà nước pháp quyền.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Như vậy, bản chất của nhà nước pháp quyền chính là sự ngự trị của pháp luật, ở tính thượng tôn pháp luật trong việc tổ chức toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đáp ứng những yêu cầu nêu trên. Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện là đòi hỏi và cũng là điều kiện tiên quyết của nhà nước pháp quyền. Không thể có nhà nước pháp quyền ở bất cứ một quốc gia nào, nếu như ở đó nhà nước chưa được tổ chức và hoạt động trên nền tảng của một hệ thống pháp luật có thể bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của các cơ QUAN TRỰC THUỘC QUỐC hội TRONG VIỆC bảo đảm TÍNH THỐNG NHẤT của PHÁP LUẬT (Trang 66 - 69)