5. Cơ cấu luận văn
3.1.1 Quốc hội mô hình sáng tạo tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước
theo yêu cầu nhà nước pháp quyền
Lịch sử ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta gắn liền với lịch sử lựa chọn mô hình, hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Mô hình đó phải đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước pháp quyền và việc xác lập quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Sự ra đời của Hiến pháp 1946 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển Nhà nước ta. Trong Hiến pháp đàu tiên đó, những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền như phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp (Nghị viện), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Tòa án) cũng như các nguyên tắc tất cả quyền bính thuộc về nhân dân, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và bản chất giai cấp của Nhà nước ta đã được khẳng định.
Sau khi thông qua Hiến pháp, vì điều kiện đặc biệt của cuộc kháng chiến toàn quốc, Quốc hội khóa 1 đã cùng các cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Từ Quốc hội lập hiến như lúc đầu dự kiến khi tổ chức tổng tuyển cử, Quốc hội nước ta đã làm nhiệm vụ Quốc hội lập hiến và lập pháp, thông qua những đạo luật thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, bảo đảm cho cuộc kháng chiến kiến quốc thắng lợi. Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn đó như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề lớn về củng cố, tổ chức bộ máy nhà nước như tổ chức Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, bầu Chính phủ; cải cách hệ thống tư pháp, hình thành và xây dựng cơ quan Tòa án và Viện kiếm sát.
Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội nước ta luôn thể hiện sứ mệnh lịch sử, đại diện cho nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà sự thể hiện cao nhất của quyền đỏ là quyền thông qua Hiến pháp, luật. Nhưng khái niệm “quyền lực nhà nước”, “cơ quan quyền lực nhà nước” và nhất là sự khẳng định “Nhà nước pháp quyền” thì không phải ngay từ đầu đã có. Phải trải qua một thời gian hình thành, phát triển, khi mà Quốc hội đã xác lập vai trò, vị trí của mình trong cuộc sống thì khái niệm “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” mới được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp 1959, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”. Và từ đó, cũng như trong các nhiệm kỳ tiếp theo, Quốc hội luôn luôn chứng minh cho sự đúng đắn của chủ trương xây dựng Quốc hội thành cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Và, chính Quốc hội đã trở thành yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, yếu tố quy định mối quan hệ quyền lực và pháp luật, yếu tố bảo đảm để biến ý chí của nhân dân thành ý chí nhà nước, thành các quy phạm pháp luật có hiệu lực cao là Hiến pháp và luật.