5. Cơ cấu luận văn
2.8.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban kinh tế
Điều 28 luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2007
> Thẩm ưa dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh và các dự án khác do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
> Chủ trì thẩm ưa chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội;
> Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lũih vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh; chủ trì giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ ưong việc thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện chính sách kinh tế, tiền tệ, ngân hàng;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
> Giám sát vãn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội thuộc lĩnh vực ủy ban phụ trách;
> Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh.
2.8.2A Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban tài chính, ngân sách
Điều 28a luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2007
> Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách và các dự án khác do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
> Chủ ừì thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
> Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và việc thực hiện chính sách tài chính, ngân sách;
> Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội thuộc lĩnh vực ủy ban phụ trách;
> Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động giữa các cơ quan hữu quan và các vấn đề về tài chính ngân sách.
2.8.2.Ó Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban quốc phòng và an ninh
Điều 29 luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2007
> Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh và các dự án khác do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
> Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh;
> Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội thuộc lĩnh vực ủy ban phụ trách;
> Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách quốc phòng và an ninh, những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
2.8.2.Ó Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
Điều 30 luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2007
> Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin, thể thao và thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và các dự án khác do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
> Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin, thể thao và thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về văn hóa, giáo dục, thông tin, thể thao trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, giám sát việc thực hiện chính sách đối với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
> Giám sát vãn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước cỏ thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội thuộc lĩnh vục ủy ban phụ trách;
> Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin, thể thao của đất nước, chính sách đối với thanh niên thiếu niên và nhi đồng.
2.8.2.7 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban về các vấn đề xã hội
Điều 31 luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2007
> Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vục lao động, y tế, xã hội, tôn giáo và các dự án khác do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
> Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực các vấn đề xã hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện chính sách về các vấn đề xã hội trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước;
> Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội thuộc lĩnh vực ủy ban phụ trách;
> Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các chính sách, biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội.
2.8.2.10 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường
Điều 32 luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2007
> Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái và các dự án khác do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
> Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện chính sách phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước;
> Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước cỏ thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội thuộc lĩnh vực ủy ban phụ trách;
> Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.8.2.9 Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban đối ngoại
Điều 33 luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2007
> Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực hoạt động đối ngoại của Nhà nước và các dự án khác do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại trình Quốc hội;
> Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực đối ngoại; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của các ngành và địa phương; giám sát việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
> Giám sát vãn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội thuộc lĩnh vực ủy ban phụ trách;
> Thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tố chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, giúp ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội điều hòa, phối họp các hoạt động đối ngoại của Quốc hội;
> Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác, về chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Tóm lại, việc nghiên cứu vai trò của từng cơ quan trực thuộc Quốc hội về các vấn đề liên quan đến tính thống nhất pháp luật giữa các cơ quan với nhau góp phần giúp chúng ta làm rõ hơn và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước. Trong sự nghiệp đổi mới, Quốc hội đang phát huy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, từng bước hoàn thiện việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân, tăng cường pháp chế và hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Truyền thống yêu nước, cách mạng và những kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cho Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền mang đậm bản sắc Việt Nam và dấu ấn của thời đại.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN CỦA VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THÓNG NHẤT CỦA PHÁP LUẬT
TRONG CÁC Cơ QUAN TRựC THUỘC QUÓC HÔI
.. .^rCSìs,...
Ngoài việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, vai trò, chức năng, quyền hạn của các cơ quan trực thuộc Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất pháp luật thì tác giả còn nghiên cứu về thực tiễn thi hành, những mặt hạn chế tồn tại và đưa ra những hướng hoàn thiện góp phần đánh giá chính xác thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay.
3.1 Thực tiễn của các Ctf quan trực thuộc của Quốc hội trong việc bảo đảm tínhthống nhất của pháp luật thống nhất của pháp luật
Hệ thống pháp luật của chúng ta hiện nay còn có những tồn tại nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời. Đó là hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu những bộ luật, đạo luật điều chỉnh những lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như cạnh tranh, chống độc quyền, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quảng cáo, sở hữu trí tuệ... Việc ban hành pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh trước mắt các mối quan hệ xã hội quan trọng nhưng về lâu dài chúng cần được thay thế bằng các đạo luật do Quốc hội thông qua. Thứ hai, hệ thống pháp luật của chúng ta còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau và khó áp dụng trên thực tế. Các quy định điều chỉnh về cùng một vấn đề giữa các luật còn trái ngược nhau dẫn đến các cách hiểu khác nhau giữa các chủ thể, từ đó dẫn đến việc áp dụng không thống nhất. Bên canh đó, việc ban hành các quy định hưỡng dẫn áp dụng luật còn chậm dẫn đến tình trạng luật đã ban hành nhưng phải mất khá lâu mới có văn bản hướng dẫn thi hành luật. Thứ ba, các quy định của luật còn chung chung, nếu không có các văn bản hướng dẫn thi hành thì không thể áp dụng được. Ngoài ra, tính dự báo trong hoạt động làm luật của chúng ta chưa cao nên có nhiều luật chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn đã phải tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh.
Trước đòi hỏi của hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi chúng ta phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, cần tiếp tục ban hành những bộ luật, đạo luật quan trọng để điều chỉnh những lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, loạt bỏ những chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, cần hạn chế ban hành pháp lệnh để điều chỉnh những lĩnh vực của luật bởi những hạn chế nhất định của pháp lệnh như hiện nay. Đối với những pháp lệnh nào thấy có thể nâng lên thành luật thì cần ban hành
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
luật. Các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần được ban hành cùng với luật để khi luật được thông qua thì có thể áp dụng được ngay.
Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục rà soát lại các quy định của pháp luật quốc gia, loạt bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo, đồng bộ hoá các quy định của pháp luật quốc gia với các quy tắc, thông lệ, tập quán và pháp luật quốc tế. Đe có thể tham gia vào một sân chơi chung của khu vực, chúng ta phải từng bước tiến hành nội luật hoá các quy định của pháp luật quốc tế. Đây là một quá trình không đơn giản, bởi nó có những ảnh hưởng nhất định tới chủ quyền quốc gia, tới các nguyên tắc của pháp luật quốc gia. Song đây là một xu thế không thể tránh khỏi. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có một sự hiểu biết về hệ thống pháp luật của các quốc gia trong khu vực, các nguyên tắc, tập quán, pháp luật quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà làm luật của chúng ta phải nghiên cứu các quy định của pháp