Thẩm quyền giãi quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hẹp đồng trong một vài điển hình

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 29 - 33)

hẹp đồng trong một vài điển hình

Xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự quốc tế là một việc phức tạp, và ưu tiên trước khi đi tìm một hệ thống pháp luật cụ thể

(24) Trường hợp này xảy ra khi một bên chủ thề trong tranh chấp là một quốc gia, quốc gia được miễn trừ xét xử

trong mọi trường hợp, nếu không

có được sự đồng ý của quốc gia thì

không có một tòa án nước nào có

thẩm

quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện

mà quốc gia là bị đơn trong dân

sự.

( 5) Xem phân các quy tăc xác đinh

thâm quyên xét xử trong dân sự

quôc tê, tập bài giảng Tư pháp quôc

tê của

Khoa Luật, trường đại học cần Thơ

2002, trang 37, 38, Bài 3. Xung đột

về thẩm quyền xét xử và xung

đột về

định danh trong tư pháp quốc tế.

(26) Xem khoản 2 Điều 405 Bộ luật tố

tụng dân sự 2004.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

được áp dụng giải quyết khi có xung đột pháp luật. Các quốc gia thường quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong các văn bản pháp luật của mình và trong các điều ước quốc tế. Bên cạnh đó, để bảo vệ pháp chế, các nguyên tắc căn bản và bảo lưu trật tự công cộng, trong một số trường hợp các quốc gia quy định về thẩm quyền độc quyền của mình, và cả quyền khước từ xét xử dân sự quốc tếí24)...Để xác định thẩm quyền giải quyết các vần đề phát sinh, cơ quan tư pháp sẽ dựa vào các dấu hiệu, các quy tắc được pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế có liên quan quy định.

Có nhiều quy tắc, dấu hiệu làm cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án tư pháp đối với các vụ việc tư pháp cụ thểí25). Trong việc xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, mà cụ thể là thẩm quyền trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tòa án Việt Nam căn cứ vào các dấu hiệu được quy định cụ thể tại Điều 410 thuộc Chương XXXV của Bộ luật tố tụng dân sự, vì vậy xin đưa một vài trường hợp điển hình mà Tòa án Việt Nam có quyền tài phán để giải quyết tranh chấp trong dân sự quốc tế.

2.1.2.1. Khỉ sự việc xảy ra tại Việt Nam

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài, vì vậy khi quan hệ này phát sinh ưên lãnh thổ Việt Nam thì trong quan hệ đó phải có yếu tố nước ngoàií26) , theo điểm d, khoản 2, Điều 410 , Bộ luật tố tụng dân sự, thì Tòa án Việt Nam có thẩm giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp: “(ỉ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chẩm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thô Việt Nam, nhưng có ít nhât một trong các đưong sự là cá nhân, cơ quan, tô chức nước ngoài; ”, căn cứ vào Điều này, quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi thỏa hai điều kiện: Một là, quan hệ phát sinh theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và cuối cùng là phải có yếu tố nước ngoài. Ví dụ: Trên đường đi chơi tết, anh A quốc tịch Việt Nam đã gây tai nạn cho Maia là khách du lịch của Thái lan, sự việc xảy ra ở Việt Nam, trong điều kiện như vậy, Maia có thể khởi kiện anh A tại Tòa án Việt Nam để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi sự việc xảy ra liên quan đến cả hai người đều là người nước ngoài phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam mà khi thỏa các điều kiện tại điểm d, khoản 2, Điều 410 thì 24 * 26

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

Tòa án Việt Nam vẫn có quyền tài phán trong trường hợp này, nghĩa là khi có phát sinh quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà việc điều chỉnh thuộc phạm vi có hiệu lực theo pháp luật Việt Nam (hoặc xảy ra ở Việt Nam), và tồn tại ít nhất một bên có yếu tố nước ngoài (hai hay nhiều bên) thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết, cụ thể như: Công ty Y là pháp nhân của Singapore có chi nhánh tại Việt Nam, trong chuyến chuyển hàng từ Singapore về Việt Nam, đến vùng biển của Việt Nam, tàu của công ty Y gây tai nạn với một tàu của công ty z pháp nhân Nga, để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì công ty z có thể khởi kiện công ty Ytại tòa án của Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam mà khi ít nhất một bên hoặc cả hai đều là người nước ngoài (hoặc chủ thể khác mang yếu tố nước ngoài) thuộc trường hợp tại điểm d, khoản2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết trong tất cả các trường hợp thuộc thẩm quyền chungí27) về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

2.1.2.2. Khi sự việc xảy ra ở nước ngoài

y Sự việc xảy ra ở nước ngoài mà khi cả hai đều là người Việt Nam

Đây là trường hợp mà tại điểm đ, khoản 2, Điều 410 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi: “đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, to chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đon cư trú tại Việt Nam ”, đây là trường hợp mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tài phán giải quyết về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế, theo dấu hiệu như trên, để vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền tài phán của Việt Nam thì phải thỏa các điều kiện về bản chất của quan hệ đó hoặc nơi phát sinh quan hệ, chủ thể trong quan hệ phải mang quốc tịch Việt Nam, và ít nhất một bên cư trú tại Việt Nam. Ví dụ: Anh A quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, trong quá trình đi du lịch tại Singapore, một du học sinh Việt Nam là D gây tại nạn cho A, như vậy căn cứ vào dấu hiệu của ví dụ này, ta thấy đây là quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trên lãnh thổ nước ngoài, cả hai đương sự đều là người Việt Nam, và có ít nhất một bên cư trú tại Việt Nam, trong trường hợp này Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết nếu như anh A kiện đòi bồi thường thiệt hại. Tại khoản 2, điểm đ cùng điều luật, ngoài các dấu hiệu như: sự việc xảy ra ở nước ngoài, cả hai đương sự 27

(27) Yhẩm quyền chung là thẩm quyền của tòa án được quy định chung cho tất cả các trường hợp và không mang tính chất bắt buộc nguyên đơn phải kiện tói Tòa án của một quốc gia mà có thể chọn Tòa án của một quốc gia khác có liên quan. Ngoài ra cần xem thêm Điều 410 Bộ luật tố tụng đần sự 2004 để biết thêm các quy định chung về thẩm quyển của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

SVTH: Trần Hoàng Việt

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

cùng là người Việt Nam, thì Bộ luật còn sử dụng thêm cụm từ “nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam”, xét về dấu hiệu cư trú và sử dụng từ “cư trú”, làm ta nghỉ đến Điểm đ Điều 410 này chỉ điều chỉnh duy nhất thể nhân, tuy nhiên, trong trường hợp này cần hiểu khác, bởi vì trong trường hợp có phát sinh vụ việc dân sự mà trong đó có đưomg sự là pháp nhân thì thuật ngủ “cư trú ” trong trường hợp này sẽ được hiểu là trụ sở của pháp nhân đóí28). Ví dụ như: Công ty H và công ty K là hai công ty pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hai công ty chuyên sản xuất hàng may mặc, trong quá trình mở rộng thị trường, hai công ty cũng mở chi nhánh tại Lào, để cạnh tranh với nhau trên thị trường Lào, công ty H đã dùng một số biện pháp cạnh tranh mà doanh nghiệp K cho rằng trái pháp luật Lào, cũng như pháp luật Việt Nam, vì vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, công ty K đã khởi kiện tại tòa án Việt Nam đòi công ty H bồi thường thiệt hại, trong trường hợp này, sự việc về cạnh tranh không lành mạnh diễn ra tại nước ngoài, các bên đều là tổ chức Việt Nam, và có trụ sở tại Việt Nam, vì vậy Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết theo đúng tinh thần của điểm đ, khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự.

Như vậy, trong trường hợp có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài, thì tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết khi trong quan hệ đó các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

y Khi vụ việc mà nguyên đơn ở Việt Nam

Tại điểm c, khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự, thì Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp mà: “c) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh song lâu dài tại Việt Nam đoi với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ”, Ớ đây nếu xét đến dấu hiệu cư trú của nguyên đơn và mục đích của vụ việc dân sự thì áp dụng Điều luật này cho việc bồi thường thiệt hại để xem xét thẩm quyền của Tòa án Việt Nam không đạt được, tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 410 thì: “1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác”, nghĩa là trong trường hợp giải quyết các vụ việc dân sự có yếu nước ngoài, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam còn được xác định theo chương III của Bộ luật tố tụng dân sự, và theo khoản 1, điểm d, Điều 36 của Bộ luật tố tụng dân sự: “d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đổng thì nguyên đơn có thế yêu cẩu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết”, tuơng tự tại điếm đ, Khoản 1 Điều này: “Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trợ cấp khi chấm 28

(29) Xem thêm Điều 36 về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, ngưci yêu cầu và xem thêm

các quy định về thấm quyền của

Tòa án trong Chương 3 của Bộ

luật tố tụng dân sự.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đoi với người lao động thì nguyên đon là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”.

Xin đưa ra một ví dụ cho Điểm d, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự làm dẫn giải: anh Susan là chồng của E, Susan mang quốc tịch Singapore, trong lần về quê với vợ ở Việt Nam, anh Susan đã bị c gây tại nạn, để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Susan có thể kiện đòi c bồi thường thiệt hại tại Tòa án nơi xảy ra sự việc gây thiệt hại, Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết trong trường họp này.

Và một ví dụ để cụ thể cho điểm đ, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự: công ty BD là công ty pháp nhân nước X, đang xây dựng chi nhánh ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng trụ sở chi nhánh, công ty đã thuê lao động công trình ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng, một công nhân lao động là A bị tai nạn, để kiện yêu yêu cầu bồi thường thiệt hại thì A có thể kiện tại Tóa án nơi anh đang thi công công trình hoặc nơi cư trú giải quyết.

Như vậy, theo điểm c, khoản 2 và khoản 1 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự, thì thẩm quyền của Tòa án Việt Nam còn được xác định dựa vào Chương III của Bộ luật này, cụ thể để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra có yếu tố nước ngoài, thì thẩm quyền của Tòa án Việt Nam còn được xác định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu câu

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 29 - 33)