Thực trạng giải quyết tranh chấp về quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và giải pháp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 55 - 59)

hại ngoài hợp đồng và giải pháp

Với xu thế hội nhập, kinh tế đất nước phát triển cùng với mở cửa họp tác kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, trong bối cảnh đó, các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài cũng ngày một tăng, vì thế, giải quyết tranh chấp trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật và nguyên tắc quốc tế, thì quá trình ủy thác tư pháp là giai đoạn nòng cốt giải quyết hiệu quả các tranh chấp đó.

Thực tế trong giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, ủy thác tư pháp là giai đoạn càn thiết, quan trọng trong việc xác minh và thu thập chứng cứ thông qua một nước cần ủy thác, từ đó, trong quan hệ có đi có lại và quan hệ hợp tác với nhau, các quốc gia cùng nhau hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh, làm cho việc giải quyết tranh chấp sẽ thuận lọi và dể dàng hơn, thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết về tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, và tranh chấp trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, thì ủy thác tư pháp vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Bởi vì việc ủy thác tư pháp trước hết dựa trên cơ sở các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp mà Việt nam đã ký kết; đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp, việc thực hiện dựa trên nguyên tắc có đi có lại, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi(48) 49. Tuy nhiên, thực tế triển khai công tác tương trợ tư pháp cho thấy kết quả thực hiện các hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam hầu như chỉ có từ các nước có Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ta, theo thống kê của Bộ Ngoại giao, từ ngày 1/7/2008 đến ngày 31/10/2009, Bộ Ngoại giao đã chuyển 2.274 hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng đều không có thông tin trả lời(49\ Hiện nay riêng trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự, số lượng ủy thác tư pháp còn tồn đọng cần gửi tới hoặc chưa có kết quả thực hiện từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôx-trây-lia, Canada., là gần chục ngàn hồ sơ, nhưng trái ngược với tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam tại các nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp, yêu cầu tương trợ tư pháp của các nước này lại được thực hiện rất tích cực tại Việt Nam trên nguyên tắc có đi có lại, đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật trong nước, thông lệ quốc tế và quan hệ ngoại giao giữa hai Nhà nước. Theo thống kê từ Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp, trong 2 năm gần đây, Việt Nam chưa bao giờ viện dẫn lý do không có điều ước quốc tế để từ chối thực hiện yêu cầu tương ượ tư pháp của nước ngoài. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 50 Tòa án nhân dân tỉnh,

(49) Trích nguồn từ : http://mqj.gov. vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=2787 (ngày 14/4/2011) J

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

thành phố trực thuộc trung ương, chỉ riêng trong 1,5 năm - từ ngày 01/7/2008 đến ngày 31/12/2009, trong khi các Tòa án Việt Nam đã thực hiện xong 175/ 210 yêu càu tương trợ tư pháp của nước ngoài (chiếm 83,3%), thì số lượng hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam (chủ yếu là các yêu cầu tống đạt hồ sơ ly hôn, giấy triệu tập, hồ sơ, bản

án, xác minh tên và địa chỉ của đương sự) được thực hiện ở nước ngoài lại chỉ là 16/2.683 yêu cầu (chiếm 0,6%)í50). Đối với các quốc gia mà Việt Nam ký hiệp định,

thì việc giải quyết tuân theo nội dung hiệp định đã ký, nhưng thực tế cho thấy, các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết điều ước quốc tế, Tòa án vẫn chưa xác định cụ thể được, cùng với nội dung của các hiệp định trên còn chưa cập nhật được. Mặc dù đã có luật tương trợ tư pháp ra đời, nhưng các quy định này vẫn còn chung chung, bởi vì các chế định luật chủ yếu mang tính nguyên tắc đơn thuần chứ không giải quyết triệt để tranh chấp, vì thế dẫn đến các quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp thực tế không

cụ thể, rỏ ràng, việc áp dụng pháp luật sẽ không linh hoạt ương các tình huống có thể xảy ra, đơn cử như tại Điều 4 Luật tương trợ tư pháp, ở tại khỏan 2 quy định: “2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. ”,

nếu quy định như vậy, vô tình quyền lợi của những công dân Việt Nam đang sinh sống ở các quốc gia mà Việt Nam và nước bạn chưa có điều ước quốc tế sẽ bị thiệt thòi, bởi vì trong trường hợp dự liệu như vậy, có vẻ như việc giúp dở ủy thác tư pháp là việc làm chủ quan của nước bạn, nếu nước bạn san sàng giúp thì tốt, nếu không phải “ngồi đợi”?, và thực tế là việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những

nước mà Việt Nam chưa có điều ước quốc tế hầu như không mang lại kết quả gì, bởi vì các cơ quan có thẩm quyền của nước bạn nếu giúp dở ủy thác tư pháp thì họ được lợi gì khi không có phí ủy thác hoặc phí ủy thác là quá ít ỏi?, hơn thế nửa, nếu gặp

trường hợp đương sự là người yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh việc ủy thác tư pháp không có khả năng chi trả phí

ủy thác, thì ương trường hợp như vậy sẽ xử lý như thế nào?, dẫn đến hậu quả là, các vụ án tồn đọng vì các quy định chưa chặt chẽ và còn thiếu sót, làm cho các vụ việc giải

quyết không triệt để, quyền lợi của công dân thực hiện được nhưng không có kết quả gì-

Hiện tại, luật tương trợ tư pháp mặc dù đã có Nghị định 92/2008/ND-CP hướng dẫn, tuy nhiên chỉ hướng dẫn một số Điều của luật tương trợ tư pháp: chủ yếu về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp, chế độ báo cáo, thông báo hoạt động tương trợ tư pháp, 50

(50) -jYích từ nguồn: http://mqj.gov. vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=2787

(51) Bài viết “ủy thác tư pháp đần sự-thực trạng và giải pháp”, trích nguồn:

http://tand.hochiminhcity.gov. vn/DetailNews.asp?ID=1538 (15/4/2011)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

quyền hạn của Bộ tư pháp là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.. .Ngoài ra, việc vướng bận ở quy trình ủy thác lại gây thêm một khó khăn nửa, bởi vì phải qua một “hành trình vất vã” thì hồ sơ ủy thác tư pháp nới thực sự là một xấp giấy tờ có giá trị đối với vụ việc cần ủy thác, với quy trình hiện tại là: đầu tiên, tòa án Việt Nam phải chuyển hồ sơ qua Bộ Tư pháp, Bộ này chuyển đến Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao chuyển đến Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, Từ đây hồ sơ vụ án mới được chuyển đến các cơ quan tư pháp nước bạn để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ. Nếu quá trình xác minh thuận lợi, hồ sơ sẽ lần lượt ngược hành trình trên quay về tòa án Việt Nam. Nội chuyện gửi đi gửi lại này cũng mất cả năm cho một lần ủy thác, đủ thời gian làm cho một vụ án thành quá hạn. ủy thác thành công đã vậy, còn nếu thất bại, hoặc chẳng may bị ách lại ở một cơ quan nào đó thì tòa chỉ còn biết ngồi chờ. Thêm vào đó, việc ủy thác tư pháp còn gặp nhiều khó khăn, nếu như nước bạn không nhiệt tình hợp tác, thì coi như vụ án “dậm chân tại cho”. Hậu quả là uy tín của ngành Tòa án bị giảm đáng kể, bởi vì người trong cuộc có cảm giác Tòa án gây khó dể, không thực sự quan tâm đến quyền lợi của họ, quyền lợi của người dân cứ thế bị tồn đọng vô thòi hạn, các tranh chấp ngày một nhiều, án tồn đọng vì thế cũng gia tăng, lợi ích của bên bị thị thiệt hại có thể chỉ còn giải pháp là đợi câu trả lời từ bên kia vùng biên giới khác.

Và thực tế hiện nay, chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 3.622 vụ án có yếu tố nước ngoài (trong đó án dân sự 1.367, hôn nhân gia đình 1.106, kinh doanh thương mại 1.227, và lao động 22)í5I). Hoạt động tương trợ tư pháp trong các vụ án này chủ yếu là ủy thác tư pháp giữa Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tòa án có thẩm quyền của các nước để nhằm giúp nhau thực hiện một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thâp chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định.. .Lượng án tồn đọng hàng năm đều tăng cao, do những quy định của pháp luật chưa thật sự cụ thể, và khả năng điều chỉnh là quá hạn hẹp, bởi vì tất cả các tranh chấp thuộc quan hệ dân sự theo nghĩa rộng bao gồm rất nhiều quan hệ khác nhau, mà thực tế chỉ có một vài văn bản hướng dẫn điều chỉnh một số loại tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, vì thế, để có được hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là điều vẫn rất khó thực hiện, đến nay, Tòa Án Nhân Dân Tối cao chỉ có Công văn 130 năm 1991 và Công văn 29, Công văn 517 năm 1993 hướng dẫn giải quyết về các vụ án ly hôn với một bên đương sự ở nước ngoài - (điều chỉnh tranh chấp về hôn nhân gia đình). Bên cạnh đó có thêm Nghị quyết 01 của HĐTP (ngày 16-4-2003) TAND Tối cao hướng dẫn giải quyết một số vụ tranh chấp dân sự - (việc điều chỉnh chủ yếu trong lĩnh vực hôn nhân 51

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

gia đình, thừa kế, và các tranh chấp tài sản như nhà ở, hợp đồng)...vấn đề về giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hàu như chỉ được điều chỉnh trong các văn bản luật chung, chưa cụ thể (chủ yếu trong Bộ luật dân sự 2005 và Nghị định 138/2006/ND-CP), thế nên rất cần Tòa Án Nhân Dân Tối cao, Bộ tư pháp, các cơ quan ngoại giao tích cực bàn thảo về thủ tục giải quyết tranh chấp về vấn đề này một cách hiệu quả hơn và có những văn bản hướng dẫn trong tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hiện nay, để tháo gỡ những vướng mắt, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao... đang có chủ trương xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện việc ủy thác tư pháp giải quyết vụ việc dân sự, qui định cụ thể các bước, các biện pháp xử lý đối với từng giai đoạn trong quá trình ủy thác tư pháp, từ thụ lý, thu thập tài liệu, chứng cứ, hòa giải đến việc đưa án dân sự đó ra trước một Hội đồng xét xử... và những vấn đề khác liên quan như thủ tục tống đạt, kháng cáo, kháng nghị mà không có kết quả ủy thác tư pháp.. .Ngoài ra, số nước mà Việt Nam có ký hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự chỉ là 17 nước, trong khi một số nước có đông công dân Việt Nam sinh sống như Mỹ, úc, Canada, Đài Loan... thì Việt Nam lại chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp. Trên thực tế, số lượng các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ hoặc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam và các quốc gia này là rất lớn nhưng không được thực hiện. Đặc biệt, theo quy định của một số quốc gia (như Ân độ chẳng hạn), các yêu cầu tương trợ tư pháp của một nước sẽ không được thực hiện nếu giữa nước đó và Ân độ chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp. Trên thực tế, các ủy thác tư pháp của Việt Nam đều bị phía Ân độ hả lại do chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp giữa hai nước. Cũng theo thống kê của các Tòa án, hiện nay riêng trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự, số lượng ủy thác tư pháp còn tồn đọng cần gửi tới hoặc chưa có kết quả thực hiện từ các quốc gia đã nói, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôx-trây-lia, Canada... là gần chục ngàn hồ sơ. Tình trạng này dẫn đến hậu quả là các vụ việc dân sự có liên quan phải tạm đình chỉ và đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam cũng như nước ngoài có liên quan. Vì thế, xuất phát từ tình hình nêu trên, nước ta cần đẩy mạnh việc ký hiệp định tương trợ với nhiều nước nữa. Với những nước mà chúng ta đã có hiệp định tương trợ, Bộ Tư pháp - cơ quan đầu mối của việc quản lý ủy thác tư pháp quốc tế về dân sự nên tổ chức những thảo luận định kỳ với cơ quan có thẩm quyền của các nước bạn. Từ đó rút ra những vướng mắc thực tế vì sao việc ủy thác tư pháp giữa ta và bạn thực hiện chưa có kết quả để khắc phục. Và để đưa hoạt động ủy thác tư pháp có hiệu quả, Việt Nam cần thúc đẩy công tác đàm phán, ký kết hiệp định song phương, song song đó Việt Nam cần tham gia vào một số công ước đa phương;

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và Alều ước quốc tế_____________________________________________________

củng cố các cơ sở pháp lý đối với hoạt động tương trợ tư pháp, quy trình ủy thác tư pháp, quan hệ phối hợp giữa tòa án Việt Nam và tòa án các nước(52\

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w