Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân và pháp nhân trong tư pháp quốc tế

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 27 - 29)

Trong việc xem xét năng lực của cá nhân và pháp nhân trong tư pháp quốc tế, Luật Việt Nam đưa ra các nguyên tắc xác định là những quy phạm xung đột được quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam và các văn bản có liên quaní2l). 21

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

2.1.1.1. Năng lực pháp luật của cá nhân và năng lực hành vi của cá nhân

Theo Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quan hệ có yếu tố nước ngoài là các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thưomg mại và lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Như vậy xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đối với người nước ngoài, cũng theo Điều này, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

Theo Điều 761 Bộ luật dân sự thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân người nước ngoài được xác định: “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. 2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. ”. Như vậy, luật của nước mà người nước ngoài mang quốc tịch được áp dụng xem xét về năng lực pháp luật, trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài xác định giống như công dân Việt Nam và được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự.

về năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại khoản 1, khoản 2 Điều 762 Bộ luật dân sự cũng được xác định theo luật của nước noi người nước ngoài là công dân, khi người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ the: “1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường họp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hõa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ”.

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi, theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì xét năng lực pháp luật như công dân Việt Nam và trường hợp người nước ngoài xác lập thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi được xác định theo pháp luật Việt Nam. Vì thế, căn cứ trên những nguyên tắc mà hiến pháp và pháp luật Việt Nam dành cho người nước ngoài: nguyên tắc có đi có

(22) Hiện tại chưa có văn bản nào điều chỉnh vấn đề xét đến năng lực của cá nhân là ngưci Việt Nam đinh cư ở

nước ngoài, vì thế vấn đề này chủ

yếu còn là quan điểm, riêng ngưci

viết có quan điểm như trên.

(23) Hiện tại chưa có văn bản pháp

luật hướng dẫn cụ thể việc xác

đinh năng lực pháp luật của các

cơ quan, tổ

chức nước ngoài (không phải là

pháp nhân), cũng như cách xác định

năng lực pháp luật của các tổ

chức quốc tế,

tù thế ngưòi viết dựa vào

Điều 408 Bộ luật tế tụng dân sụ

để suy luận cho việc xác định năng

lực pháp luật của

các chủ thể này.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

lại, nguyên tắc đối xử như công dân.. .thì trong trường hợp người Việt Nam định cư tại nước ngoài nên “nhập gia tùy tục”, có nghĩa là trong trường hợp người Việt Nam định cư tại nước ngoài, thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo pháp luật sở tại, là pháp luật nơi người đó cư trú, xác lập và thực hiện các giao dịch dân sựí22).

2.1.1.2. Năng lực pháp luật của pháp nhân

Theo Điều 765 Bộ luật dân sự Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định: “1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước noi. pháp nhân đó được thành lập, trừ trường họp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Trong trường họp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ”. Như vậy, đối vói pháp nhân nước ngoài, luật của nước nơi pháp nhân thành lập được áp dụng xem xét năng lực pháp luật của pháp nhân đó, nếu pháp nhân nước ngoài xác lập và thực hiện những giao dịch tại Việt Nam thì năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật của Việt Nam.

Ngoài ra, việc xác định năng lực pháp luật của các chủ thể khác là cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, dựa theo Điều 408 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 về Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự, thì: “1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, to chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, to chức được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. 2. Năng lực pháp luật to tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. ”, như vậy, dựa hên Điều 408 này, có thể suy luận, việc xác định năng lực pháp luật của cơ quan, tổ chức nước ngoài (không phải là pháp nhân) được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức nước ngoài đó thành lập, đối với các tổ chức quốc tế, thì năng lực pháp luật được xác định theo các quy định trong điều ước quốc tế22 (23).

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w