Kiến nghị trong giai đoạn thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 61 - 63)

Trước thực trạng các quy định về việc thực hiện ủy thác tư pháp còn chưa mang tính hệ thống, các cơ quan có liên quan chưa có sự phối hợp chặt chẽ, cùng với các quy định về ủy thác hiện hành chỉ là những điều luật khung, chưa thực sự chi tiết và mang lại hiệu quả, điều này đã gây khó khăn không ít cho cơ quan Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, việc giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế vì thế cũng không hiệu quả. Đối với người viết, quy định về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp dân sự, cần triển khai một cơ chế hợp lý, các cơ quan trong nước ngồi lại thảo luận một giải pháp là cần thiết, chẳng hạn như việc thống nhất nguyên tắc ủy thác theo người viết là chuyện cần thực hiện, bởi vì với nguyên tắc về tương trợ tư pháp tại Điều 4 của Luật tương trợ tư pháp, thì với tại nội dung của khoản 2, theo đó việc ủy thác với các quốc gia không có điều ước theo nguyên tắc có đi có lại, tuy nhiên cụm từ “có đi có lại” này nếu hiểu theo hướng khác nhau, thì hiệu quả ủy thác sẽ luôn không đến được một mục đích sau cùng, bởi vì trên thực tế việc thực hiện ủy thác của chúng ta ra nước ngoài là không có hiệu quả, mà theo như thực trạng đã phân tích thì theo thống kê của các Tòa án, hiện nay riêng trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự, số lượng ủy thác tư pháp còn tồn đọng cần gửi tới hoặc chưa có kết quả thực hiện từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôx-trây-lia, Canada., là gần chục ngàn hồ sơ. Cho nên trong vấn đề này, không nên quy định cho việc ủy thác tư pháp với những nước mà chúng ta chưa có điều ước quốc tế chỉ gói gọn trong cụm từ “có đi có lại”, mà sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

thật thì đối vói các quốc gia có điều ước quốc tế thì nguyên tắc này vẫn được sử dụng, vì vậy, nguyên tắc ủy thác nên là nguyên tắc chung cho những quốc gia mà chúng ta đã có điều ước và cả quốc gia mà chúng ta chưa có điều ước, theo đó chỉ cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể, là chẳng hạn như, đối với các quốc gia mà chúng ta có điều ước quốc tế, thì việc ủy thác có thể thực hiện như nội dung đã cam kết, tôn trọng nhau, bình đẵng, cùng có lợi, có đi có lại...còn đối vói các quốc gia chưa có điều ước, vẫn với nội dung đó, nhưng chúng ta càn có một biện pháp là không nên đợi chờ một sự giúp đỡ từ nước bạn, việc cần làm là nên có một thỏa ước tạm thời với nước bạn khi chúng ta càn ủy thác, và nội dung sẽ bao gồm những nội dung chính cần ủy thác giữa hai quốc gia, văn bản này sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ủy quyền cho Đại sứ quán của Việt Nam với nước càn ủy thác ký với nhau, điều này không những giúp cho việc ủy thác được chủ động như với các quốc gia có điều ước, mà còn là động lực để thúc đẩy việc ký kết điều ước chính thức cho hai nước.

Ngoài ra nên làm lại quy trình ủy thác hiện tại, vì nó quá lòng vòng, tốn thời gian, việc nhận hồ sơ cần ủy thác từ Tòa án, cơ quan tư pháp chỉ việc chuyển thẳng đến Cơ quan ngoại giao là Đại sứ quán, Lãnh sự quán của Việt Nam ở tại quốc gia cần ủy thác, thay 'rì quy trình cũ là đầu tiên tòa án Việt Nam phải chuyển hồ sơ qua Bộ Tư pháp, Bộ này chuyển đến Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao chuyển đến đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại. Từ đây hồ sơ vụ án mới được chuyển đến các cơ quan tư pháp nước bạn để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ. Ngoài ra, trong việc thu thập chứng cứ, xác minh những người có liên quan đến quan hệ tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo người viết chỉ nên là nhiệm vụ của chính những người trong cuộc, nghĩa là bên (nguyên đơn) yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp sẽ tự mình thu thập và cung cấp các thông tin có liên quan đến bị đơn và người có liên quan và có nghĩa vụ chứng minh điều đó trước tòa, bởi rì sự thật, trong quan hệ này, chính các đương sự mới là “người trong cuộc”, họ có thể nắm bắt được chính xác thông tin của nhau, còn các tòa thì không thể biết được thông tin của bị đơn hay những người có liên quan đang ở nước ngoài, điều này hạn chế được rủi ro trong trường hợp nước bạn không nhiệt tình giúp đở trong ủy thác, thay rì thế, chúng ta hãy tự làm, khi nguyên đơn đã cung cấp thông tin về bị đơn và người có liên quan, cơ quan lãnh sự của chúng ta hãy phối hợp với chính cơ quan của nước ngoài xác nhận, đừng ngồi chờ cơ quan của bạn đứng ra “giúp đỡ”, bởi vì thực chất không có quyền lợi gì giành cho họ.

Cùng với ủy thác tư pháp trong giai đoạn thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, yếu tố con người trong thực thi pháp luật trong quan hệ này là yếu tố quan trọng hơn hết, và cũng cần hoàn

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

thiện. Thực tế cho thấy trong mọi hoạt động để đạt được thành công vấn đề con người là quan trọng nhất. Neu không có con người thì pháp luật chẳng qua là những từ ngữ nằm trên giấy, không thể biến ý chí của giai cấp thống trị thành hành động thực tế của mọi người. Do đó, cần nâng cao năng lực của cán bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật. Năng lực của cán bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn của quá trình áp dụng pháp luật, bởi vì, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu các chủ thể áp dụng pháp luật có trình độ chuyên môn hạn chế thì không thể tránh khỏi việc đưa ra quyết định áp dụng pháp luật có nội dung không bảo đảm các yêu cầu của pháp luật, ngay cả khi hệ thống pháp luật hoàn thiện ở mức cao. Để nâng cao trình độ năng lực của cán bộ trong thực thi pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, theo người viết cần có sự đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực trong việc giải quyết các tranh chấp về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, cụ thể cần thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, nâng cao trình độ khả năng chuyên môn nghiệp vụ của các thẩm phán, kiểm sát viên, điều ưa viên... bằng cách xét tuyển các ứng viên có đủ trình độ ngoại ngữ, khả năng nghiệp vụ vửng chắc, thêm vào đó còn mở các đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ ở ưong nước và nước ngoài. Cho nên, ưong việc tạo ra nguồn nhân lực đủ về số lượng cũng như chất lượng là điều cần thiết, thì quá trình đó cần có sự hỗ ượ tuyệt đối của nguồn ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đáp ứng được những việc làm nói ưên, tin chắc rằng hiệu quả ưong xét xử các ưanh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ ngày càng một nâng cao, mà đó còn là “cuộc cạnh tranh” để luôn xứng tầm với các nước ưong khu vực.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 61 - 63)