Bàn về thực trạng của các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thực tế cho thấy bên cạnh những mặt tích cực, những quy phạm thể hiện bước tiến bộ trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thì mặt khác, trên phương diện tổng thể, nhất là thực tế của việc áp dụng pháp luật điều chỉnh, thì các quy phạm xung đột trong việc giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn nhiều hạn chế, qua phân tích như trên, chúng ta đã đưa ra những giải pháp chung để định hướng hoàn thiện hơn pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ dân sự này. Riêng đối với người viết, xin có một vài quan điểm kiến nghị trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhằm góp phần định hướng sửa đổi hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật, giúp giải quyết có hiệu quả khi thực thi pháp luật trong giải quyết hanh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất,đối với khoản 1 Điều 773 được xem là quy phạm xung đột chung trong việc xác định pháp luật áp dụng đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực trạng của khoản 1 này đã được phân tích cụ thể, vì thế, kiến nghị của người viết nhằm hoàn thiện quy phạm xung đột này chính là quy định cụ thể thứ tự ưu tiên hệ thuộc luật được áp dụng giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó, người viết kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 773 theo hướng: “1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước noi xảy ra hành vi gây thiệt hại, trong trường không xác định được noi xảy ra hành vi gây thiệt hại thì áp dụng luật noi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại, nếu hành vi gây thiệt hại và hậu quả của hành vi gây thiệt hại xảy ra ở nhiều nước khác nhau, thì đưong sự có quyền thỏa thuận chọn pháp luật có liên quan để giải quyết việc bồi thường thiệt hại”.
Thứ hai,trường hợp đối với khoản 2 Điều 773, theo người viết, hoặc là trả toàn bộ quy phạm của khoản 2 này về vị trí nội dung của luật chuyên ngành (Luật hàng hải và Luật hàng không dân dụng), bởi vì việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra trong đạo luật chuyên ngành đã có các quy phạm xung đột điều chỉnh đầy đủ, nguyên tắc áp dụng pháp luật, cùng với việc xác định yếu tố lỗi, bồi thường thiệt hại cụ thể được quy định rỏ ràng, vì thế, theo cá nhân, nên đưa quy phạm 52
(52)'Pham khảo bài viết “ủy thác tư pháp dân sự-thực trạng và giải pháp”, trích từ website: http://www.phu- lawyers.com/4p/modules.php ?name=News&op=viewst&sid=225 (nguồn từ Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, 15/4/2011).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và Alều ước quốc tế_____________________________________________________
này về đạo luật chuyên ngành, và vẫn chấp nhận một quy phạm xung đột viện dẫn hướng giải quyết trong việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra như một ngoại lệ của khoản 1 Điều 773, theo ý kiến như trên, kiến nghị sửa đổi quy phạm này như sau: “2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra tuân theo các quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thứ ba, đối với khoản 3 Điều 773 Bộ luật dân sự, đây là một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc chung trong việc xác định pháp luật áp dụng trong bồi thường thiệt hại, bởi vì theo nguyên tắc này, nếu các bên trong tranh chấp đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì đương nhiên áp dụng pháp luật Việt Nam, khi đi sâu phân tích quy phạm này, thực tế thấy được những hạn chế, vì thế để có được sự linh hoạt của quy phạm này, theo người viết chỉ cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể, giải thích nội dung, cách thức áp dụng linh hoạt quy phạm này, nghĩa là khi áp dụng quy phạm này, nên hiểu rằng, chỉ cần thiết áp dụng pháp luật Việt Nam khi các bên trong quan hệ gắn bó mật thiết vói Quốc gia Việt Nam, quan hệ mật thiết đó có thể là họ thường xuyên sinh sống, làm ăn, định cư tại Việt Nam.. .vì vậy trong trường hợp nếu việc phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại một cách tình cờ, ngẫu nhiên thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Hoặc nếu cần thiết, có thể sửa đổi quy phạm này theo hướng, đó là: “3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại và hậu quả của hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh tho Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam nếu các bên trong quan hệ thường xuyên cư trú, làm ăn, sinh song trên lãnh tho Việt Nam hoặc việc xảy ra hoàn cảnh bồi thường thiệt hại là tình cờ, ngẫu nhiên^53\ ”
Thứ tư, bởi vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cho nên, theo phân tích về thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì nguyên tắc chọn luật áp dụng cho vấn đề này chưa được quy định rỏ ràng, chủ yếu áp dụng theo 3 khoản của Điều 773, mà như phân tích như trên, việc áp dụng pháp luật theo các quy phạm xung đột trên là chưa thật sự hiệu quả như đã ví dụ, vì thế, thiết lập một quy phạm xung đột mới cho Điều 773 áp dụng riêng cho bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là cần thiết, vì vậy, quan điểm là nên thiết lập một quy phạm xung đột trong lĩnh vực này với nội dung:
(53)ngjj: “Xinh cờ”, “ngẩu nhiên”, sẽ được hiểu theo hướng việc phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại mà trong đó các đương sự không có quan hệ gắn bó với nci phát sinh hành vi gây thiệt hại hoặc nơi hiện diện hậu quả của hành vi gây thiệt hại, có thể là xảy ra việc bồi thường thiệt hại trong quá trình đi du lịch, công tác, trao
(54) Dựa trên quan điểm của Ts. Đỗ Văn Đại - PGS. Ts. Mai Hồng Quỳ, trường đại học luật Tp. Hồ Chí Minh,
sách chuyên khảo Tư pháp
quốc tế Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia 2010.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và Alều ước quốc tế_____________________________________________________
“Việc bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà thị trường bị ảnh hưởng ”(54).
Như vậy, với cơ hội hội nhập toàn cầu, việc thích nghi để thay đổi là cần thiết, rất mong trong tiến trình cải cách tư pháp mà Nghị Quyết 48-NQ/TW và Nghị Quyết 49- NQ/TW của Bộ chính trị đã đề ra về chiến lược lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng tới năm 2020, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được quan tâm thích đáng, cần có những quy định mang tính hệ thống cho loại quan hệ này, bởi vì hiện tại, vấn đề này chưa được thực sự quan tâm đúng mức, trong tương lai, loại quan hệ này sẽ phát triển, nhưng các quy định hiện tại vẫn còn mang tính nguyên tắc và phạm vi áp dụng còn hạn chế như đã phân tích, cho nên khi vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự 2005 là cần thiết, rất mong quy phạm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được sửa đổi để hoàn thiện, đáp ứng giải quyết có hiệu quả quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế.