Thẩm quyền giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 40 - 42)

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

Tóm lại, việc xác định năng lực hành vi và năng lực pháp luật của cá nhân theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với một số nước chủ yếu dựa vào luật noi đương sự là công dân, nếu việc xác lập các hợp đồng thông thường phục vụ cho nhu cần thiết yếu của đời sống hằng ngày thì năng lực hành vi sẽ dựa vào luật nơi ký kết hợp đồng.

2.2.1.2. Năng lực pháp luật của pháp nhân

Theo khoản 3 Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Lào quy định: “3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tuân theo pháp luật của nước kí kết ncri pháp nhân đó được thành lập. ”. Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật nơi pháp nhân thành lập được áp dụng xem xét về năng lực pháp luật của pháp nhân, ví dụ : khi có một tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà trong đó có một bên là pháp nhân A thành lập tại Việt Nam thì Luật Việt Nam được áp dụng xem xét về năng lực của pháp nhân A.

Tương tự như trên, Hiệp định tương trợ về dân sự giữa Việt Nam - Nga tại khoản 2 Điều 19: “2. Năng lực pháp luật và năng lực hành vỉ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của bên ký kết noi thành lập pháp nhân đó. ”.

Như vậy, pháp luật được áp dụng xem xét năng lực pháp luật của pháp nhân trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu là pháp luật nơi pháp nhân thành lập.

2.2.2. Thẩm quyền giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng hợp đồng

Khác với việc xác định thẩm quyền được quy định theo những nguyên tắc và dấu hiệu riêng của từng nước, việc xác định thẩm quyền của Tòa án một quốc gia giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo điều ước quốc tế được tiến hành theo các nguyên tắc được các quốc gia thỏa thuận thành những quy phạm pháp luật chung.

Theo khoản 1 Điều 23 Hiệp định tuơng trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: “1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của nước kí kết noi xảy ra hành vi hoặc sự co gây thiệt hại và thuộc thấm quyền của cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại đó. ”, và tại khoản 3 Điều này: “3. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vụ án đã được khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại là cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu quả thực tế hoặc nơi bị đơn cư trú. Ngoài ra, cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi nguyên đơn cư trú cũng có thấm quyền giải quyết, nếu bị đơn có tài sản trên lãnh tho của nước ký kết đó. ”. Trường hợp tại đoạn cuối của khoản 1: “ Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...thuộc thấm quyền của cơ quan

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

tư pháp của nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự co gây thiệt hại đó”, như vậy dấu hiệu nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại là dấu hiệu xác định thẩm quyền cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Lào trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Với khoản 3 Điều 23 này, thì thẩm quyền của cơ quan tư pháp được xác định dựa trên nguyên tắc là vụ án đã được khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, và cơ quan tư pháp có thẩm quyền là cơ quan của nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu quả thực tế hoặc nơi bị đơn cư trú, cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi nguyên đơn cư trú cũng có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của nước ký kết đó.

Theo Điều 37 Hiệp định tuơng trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật): “1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật J được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Neu nguyên đơn và bị đơn đều là công dân của một bên ký kết hoặc đều được thành lập hoặc có trụ sở ở một bên ký kết, thì áp dụng pháp luật của bên ký kết đó. 2. Các vẩn đề nêu ở khoản một điều này thuộc thấm quyền giải quyết của tòa án của bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, hoặc nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Tòa án của bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có tài sản của bị đơn. ”. Căn cứ vào khoản 1, tại khoản 2 việc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp dựa trên cơ sở áp dụng luật của các bên ký kết là nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại (nơi phát sinh hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại), hoặc nơi bị đơn thường trú (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở (đối với pháp nhân), ngoài ra việc xác định thẩm quyền của tòa án còn dựa hên nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở, nếu lãnh thổ của các bên ký kết có tài sản của bị đơn.

Ngoài ra, hiệp định tuơng trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mông cổ tại Điều 41 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: “1. Trách nhiệm phát sinh do gây thiệt hại được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc tình tiết khác làm cơ sở để đòi bồi thường thiệt hại.

2. Neu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân của một bên ký kết, thì

áp dụng pháp luật của bên ký kết đó.

3. Việc ra quyết định về các vụ việc nói tại các khoản 1 và 2 điều này thuộc thấm quyển giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết có pháp luật cần được áp

dụng. ”.

Như vậy theo quy định tại khoản 3, nguyên tắc xác định thẩm quyền của các bên có

liên quan theo nguyên tắc là nơi xảy ra hành vi hoặc tình tiết khác làm cơ sở để bồi

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w