Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh yên bái luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 53 - 55)

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao, giao lƣu kinh tế mạnh. Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đƣờng bộ giao lƣu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010 là đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Hƣớng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ cao, hiệu quả, biền vững, khai thác mọi tiềm lực kinh tế, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp. Năm 2009 tăng trƣởng kinh tế đạt 13% trong đó khu vực nông nghiệp tăng 6%, khu vực công nghiệp xây dùng cơ bản tăng 22%, khu vực dịch vụ tăng 12,5, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng CNH- HĐH, tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng nhanh từ 23,7% năm 1997 lên 47,8% năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 45% (năm 1997) xuống còn 23,6% (năm 2009). Đầu tƣ nƣớc ngoài liên tục gia tăng: Năm 2009 đã có 71 dự án đầu tƣ với tổng vốn

47

đăng ký 507 triệu USD, các dự án này chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến. Hàng năm các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tạo ra 24,1% giá trị toàn ngành công nghiệp, đóng góp 5,5% GDP cho tỉnh để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy do:

Thứ nhất: Tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nhất quán đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với các nƣớc, phát huy nội lực và thúc đẩy thu hút đầu tƣ gắn với việc hoàn chỉnh chính hệ thống phát luật, chinh sách của tỉnh, thƣc hiện đầy đủ cam kết quốc tế... từ đó đã củng cố và làm gia tăng mạnh mẽ lòng tin của các nhà đầu tƣ

Thứ hai: Kinh tế tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, thu nhập và mức sống của ngƣời dân tiếp đƣợc cải thiện góp phần mở rộng thị trƣờng trong tỉnh và cả nƣớc.

Thứ ba: Sự ốn định về mặt chính trị - xã hội cùng với sự đảm bảo an ninh đã tạo đƣợc lòng tin trong cộng đồng các nhà đầu tƣ, trong những năm gần đây tỉnh đƣợc các nhà đầu tƣ quốc tế đánh giá là một trong những tỉnh có địa bàn đầu tƣ an toàn.

Thứ tư: Cùng với hệ thống pháp luật và các chính sách về đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc hoàn chỉnh và ngày càng hoàn thiện hơn trong khuân khổ pháp lý rõ ràng, các chinh sách ngày càng minh bạch và thông thoáng hơn đã tạo tiền đề cho hoạt động và thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến đầu tƣ.

Thứ năm: Hoạt động xúc tiến đầu tƣ đƣợc triển khai tích cực ở các cấp, các ngành không chỉ trong nƣớc mà còn ở cả nƣớc ngoài dƣới nhiều hình thức khác nhau.

Rõ ràng, từ sự phát triển của ba tỉnh trên trong những năm gần đây đã cho thấy không phải do cơ chế, chính sách riêng mà do ba tỉnh đã vận dụng linh hoạt chủ chƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc, cụ thể hóa thêm sao cho phù hợp với điều kiện riêng của tỉnh mình. Từ những kinh nghiệm quý báu mà ba tỉnh đã và đang thực hiện là một bài học quý báu cho các tỉnh trong cả nƣớc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng để tham khảo và học hỏi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và kêu gọi thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó qua kinh nghiệm của các tỉnh trong nƣớc, Yên Bái có thể vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm và áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi, từ đó phát huy triệt để tiềm năng thế mạnh của tỉnh mình.

48

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI YÊN BÁI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh yên bái luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 53 - 55)