Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh yên bái luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 36 - 42)

Vị trí địa lý: Tỉnh Yên Bái nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam. Cách Thủ đô Hà Nội 178 km, cách Cảng Hải Phòng 270km và cách cửa khẩu Lào Cai 156 km.

Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.882,9 km2 chiếm 2,1% diện tích cả nƣớc và bằng 10,4% diện tích vùng Đông Bắc. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp có 79.452 ha; Diện tích đất có rừng là 353.812 ha.

Dân số, lao động: Dân số toàn tỉnh hiện có trên 731.000 ngƣời với 30 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53%, còn lại là các dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái... Lực lƣợng lao động trong độ tuổi là 459.900 ngƣời, chiếm 62,9% dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Địa giới hành chính: Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phƣờng, thị trấn. Phía Bắc giáp tỉnh Lao Cai,

30

phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang.

Đặc điểm địa hình: Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc bộ Việt Nam, có địa hình khá phức tạp nhƣng có thể chia là 2 vùng lớn: Vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh, vùng này dân cƣ thƣa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản có khả năng huy động vào phát triển kinh tế- xã hội. Vùng thấp có độ cao dƣới 600m chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Khí hậu: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 22 - 23OC, lƣợng mƣa trung bình 1.500 - 2.200mm; độ ẩm trung bình 83-87% thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2010 là 689.949 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 549.104 ha chiếm 79,59% diện tích toàn tỉnh; Đất phi nông nghiệp 47.906 ha chiếm 6.97%; Đất chƣa sử dụng 92.938,28 ha chiếm 13,8% diện tích toàn tỉnh; Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám chiếm 82,36%, còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất đỏ...

Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng toàn tỉnh tăng từ 353.812 ha năm 2005 lên 400.221 ha rừng năm 2008 (rừng tự nhiên 231.902 ha). Tỷ lệ che phủ đạt 58%, năm 2010 tổng diện tích rừng đạt 408.000 ha tỷ lệ che phủ đạt 59,13%, tổng trữ lƣợng gỗ các loại theo số liệu điều tra năm 1998 có 17,2 triệu m3, trữ lƣợng gỗ rừng trồng còn 2,5 triệu m3.

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng, hiện có 176 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lƣợng, khoáng sản vật liệu xây dùng, khoáng sản công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nƣớc khoáng. Nhóm khoáng sản năng lƣợng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn... loại than nâu và than lửa dài tập trung ở sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa nhƣ Phù Nham (Văn Chấn). Nhóm khoáng sản vật liệu xây dùng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét, cát, sỏi... đƣợc phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng sản chất công nghiệp gồm đầy đủ các loại nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý đƣợc phân bổ chủ yếu ở Lục Yên và Yên Bình. Nhóm khoáng sản kim loại, có đầy

31

đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu đồng (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng). Nhóm sản khoáng đƣợc phân bố chủ yếu ở vùng phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu).

Tiềm năng du lịch: Yên Bái là 1 tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: Hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái suối Giàng, cánh đồng Mƣờng Lò, di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ... Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hóa riêng, là điều kiện kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Song do kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém nên chƣa có điều kiện khai thác hết các tiền năng này để phát triển mạnh ngành du lịch. Tỉnh đã và đang tiến hành đầu tƣ xây dùng du lịch hồ Thác Bà trong tƣơng lại sẽ là điểm dừng chân cho du khách trên tuyến du lịch Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc).

1.2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: Về tăng trƣởng kinh tế: Trong những năm qua nền kinh tế tỉnh Yên Bái đã có sự chuyển biến tích cực tốc độ tăng trƣởng GDP đạt khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến đúng hƣớng.

Bảng 1.2 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Yên Bái bình quân từng giai đoạn

Giai đoạn GDP (%)

1996-2000 8.4

2001-2005 9.5

2006-2010 12.3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái

Nhƣ vậy tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 12,3% cao hơn giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,1%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 17,24%; ngành Dịch vụ tăng 14,28%.

Năm 2000 GDP theo giá thực tế của Yên Bái là 1.340.136 triệu đồng, năm 2009 tăng 3.330.770 triệu đồng gấp 2,49 lần so với năm 2000. So với vùng Tây Bắc năm 2009 GDP của tỉnh Yên Bái chiếm 9,98%. So với cả nƣớc GDP của Yên Bái chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chƣa đến 1% (năm 2000 chiếm 0,49%, năm 2009 chiếm 0,57%).

Có rất nhiều yếu tố tác động làm tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Yên Bái tăng liên tục. Hoạt động đầu tƣ phát triển hàng năm đều tăng cao; thị trƣờng tiêu thụ sản

32

phẩm đƣợc mở rộng, cùng với các tiến bộ về khoa học công nghệ tiên tiến, số lƣợng và chất lƣợng lao động tăng lên. Ngoài ra tỉnh Yên Bái còn xác định công nghiệp là khâu bứt phá để phát triển kinh tế, cho nên tỉnh phải tập trung thu hút vào KCN.

Bên cạnh những điểm mạnh nền kinh tế Yên Bái còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ chƣa khai thác hết tiền năng thế mạnh của tỉnh Yên Bái vào phát triển kinh tế xã hội. Tăng trƣởng GDP hàng năm chủ yếu do vốn đầu tƣ, tỷ lệ đầu tƣ trong GDP năm 2000 là 38,27% tăng lên 55,32% (năm 2009), trong khi đó tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách còn thấp, năm 2005 là 7,13%, năm 2008 là 6,8%, năm 2009 đạt 7,6%, năm 2010 đạt 7,8%. Theo số liệu thống kê năm 2009, so với 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc thì tỉnh Yên Bái đứng thứ 7 về dân số, thứ 4 về tốc độ tăng trƣởng GDP, thứ 9 về GDP giá thực tế, đứng thứ 11 về GDP bình quân đầu ngƣời, thứ 8 về thu ngân sách trên địa bàn, thứ 5 về tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Yên Bái đang chuyển dịch theo hƣớng CNH,HĐH. Việc tập trung vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp đã làm tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tăng trƣởng tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp.

Ngành nông lâm nghiệp: Năm 2000 tỷ trọng chiếm 54,7% đến năm 2005 giảm xuống còn 38,98%, năm 2009 là 34,02%, năm 2010 còn 33% (trong 5 năm 2005-2010 giảm 5,98%). Ngành công nghiệp và xây dựng: tăng từ 22,24% năm 2000 lên 27,78 năm 2005, lên 33,13% năm 2009, lên 34% năm 2010 (trong 5 năm tăng 6,22%). Ngành dịch vụ: năm 2000 chiếm 32,24%, năm 2009 chiếm 32,85%, năm 2010 đạt 33%.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo đúng hƣớng, nhƣng sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế cũng còn một số hạn chế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần còn chậm, do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chƣa phát huy hết tiềm năng, chƣa mạnh dạn đầu tƣ lớn vào phát triển sản xuất kinh doanh; số lƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ít, quy mô sản xuất còn nhỏ bé. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ từng ngành cũng còn chậm: Trong sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp còn tập trung nhiều vào khai thác nguyên liệu, bán sản phẩm thô, nên hiệu quả kinh tế thấp; Trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù tỉnh đã chú trọng

33

phát triển chăn nuôi, nhƣng tỷ trọng chăn nuôi tăng rất chậm, do chƣa có sự đột phá trong phát triển chăn nuôi.

Chỉ số ICOR (khả năng sinh lời của đồng vốn) của tỉnh Yên Bái vào khoảng 3,3- 4,1 (năm 2010) thấp hơn mức toàn quốc là 5,52. Nhƣ vậy để đạt đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế trên 14-15% trong 10 năm tới thì hàng năm tỉnh cần phải huy động trên 40% GDP vào đầu tƣ phát triển, có nghĩa là bình quân mỗi năm Yên Bái phải có 5.000 tỷ vốn cho đầu tƣ. Đây là vấn đề lớn về thu hút các nguồn lực từ nên ngoài mà các nhà lãnh đạo địa phƣơng cần làm tốt hơn nữa công tác vận động và thu hút nguồn vốn dành cho phát triển.

Tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài ODA, FDI, NGO trên địa bàn Yên Bái: Trong những năm gần đây, vận động thu và sử dụng các nguồn vốn nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 1 số kết quả, góp phần thúc đẩy đầu tƣ tăng trƣởng kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Tốc độ tăng trƣởng vốn nƣớc ngoài thời kỳ 2001-2005 đạt mức 13,4%. Kết quả thu hút vốn FDI từ 1996- 2005 đạt 172,85tỷ VNĐ. Từ 2006- 2010 đạt 42 tỷ VNĐ, thu hút nguồn vốn ODA đạt 172,85tỷ VNĐ, NGO đạt 28,27 tỷ VNĐ. Các dự án FDI trên đại bàn tỉnh Yên Bái tập trung vào các ngành công nghiệp chiếm 60% vốn đăng ký, ngành nông lâm ngƣ nghiệp chiếm 40% vốn đăng ký.

Vốn đầu tư phát triển: Tỉnh Yên Bái đã thực hiện các giải pháp và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển nên tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển hàng năm liên tục tăng, góp phần thúc đẩy nhanh tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm qua. Tuy nhiên, về cơ cấu vốn đầu tƣ vốn ngân sách nhà nƣớc tuy có giảm nhƣng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; sản xuất chƣa phát triển mạnh nên các nguồn vốn tín dụng đầu tƣ, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, vốn của doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp. Nhu cầu đầu tƣ rất lớn so với khả năng cân đối, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp nên vẫn còn tình trạng đầu tƣ dàn trải và thiếu đồng bộ. Tổng vốn đầu tƣ phát triển năm 2005 đạt 1.428,99 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 3.477,89 tỷ đồng, năm 2009 đạt 4.250 tỷ đồng, năm 2010 đạt 5.200 tỷ đồng. Năm 2009 và 2010 tổng vốn đầu tƣ tăng cao do đầu tƣ xây dựng đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Tổng vốn đầu tƣ phát triển thời kỳ 2006 - 2010 ƣớc đạt 17.140 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 29,5%. Tỷ lệ vốn đầu tƣ so với GDP tăng từ 45,81% năm 2005 lên 61,15% năm 2008, năm 2009 lên 64,3%, năm 2010 là 67,4%.

34

Hoạt động FDI tại tỉnh Yên Bái còn rất nhỏ bé, gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, địa hình miền núi chia cắt phức tạp, không thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện nƣớc, thông tin liên lạc chƣa phát triển, chất lƣợng còn thấp, thêm vào đó nguồn nhân lực tuy có số lƣợng lớn nhƣng trình độ kỹ thuật, chuyên môn chƣa đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tƣ. Mặt khác, tỉnh Yên Bái không có cửa khẩu, bến cảng và cách xa các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế đang là những trở ngại lớn cho việc thu hút FDI.

Xã hội: Giáo dục - đào tạo: Hệ thống giáo dục đào tạo của Yên Bái tƣơng đối phát triển. Toàn tỉnh có 580 trƣờng (gồn 167 trƣờng mầm non, 176 trƣờng tiểu học, 189 trƣờng cơ sở, 26 trƣờng trung học phổ thông, 7 trƣờng công nhân ký thuật, 10 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 5 trung tâm kỹ thuật thực hành- hƣớng nghiệp), 8.837 lớp, hàng năm thu hút đƣợc 210.864 học sinh, sinh viên học tập. Đây là lực lƣợng lao động nòng cốt cho các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

Dân số: Yên Bái có trên 30 dân tộc anh em cùng sống bên nhau lâu đời, với nhiều nét đặc sắc về văn hoá. Ngƣời Kinh chiếm đa số (47%), còn lại là các dân tộc thiểu số nhƣ: Mông, Dao, Thái, Tày… Dân số trung bình tỉnh Yên Bái năm 2000 là 693.164 ngƣời, năm 2007 là 719.497 ngƣời đến năm 2009 tăng lên 743.880 ngƣời, năm 2010 là 750.200. Tỷ lệ nữ 50,37%, nam 49,63%. Dân cƣ phân bố không đều giữa các huyện, thị xã, dân số thành thị chiếm 19,61%, dân số vùng nông thôn chiếm 80,39%. Số lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh là 527.490 ngƣời ngƣời, có thể thấy dân số tỉnh Yên Bái là dân số trẻ. Đây là thế mạnh tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

An ninh trật tự xã hội: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh Yên Bái ổn định. Không có các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự xã hội, cũng nhƣ biểu tình. Tạo đƣợc môi trƣờng an toàn cho các nhà đầu tƣ và khách du lịch.

Cải cách hành chính: Từ 2000- 2005 tỉnh Yên Bái đã triển khai có kết quả công tác cải cách hành chính trong việc xây dùng các văn bản qui phạm pháp luật; nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức hành chính. Triển khai chƣơng trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nƣớc. Thực hiện cơ chế một cửa tại 180 xã, phƣờng, thị trấn; cấp tỉnh có 4 cơ quan: Sở Kế hoạch đầu tƣ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Xây dựng, Sở

35

Lao động - Thƣơng binh và xã hội, đã giảm đáng kể sự phiền hà, tiêu cực trong giải quyết các công việc hành chính công. Từ 2006- 2010, tiếp tục cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, tăng cƣờng phổ biến giáo dục pháp luật. Hiện nay tỉnh Yên Bái có 8 cơ quan thực hiện cơ chế “một cửa” và duy trì 4 cơ quan thực hiện cơ chế một cửa liên thông là Sở Kế hoạch đầu tƣ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội. Công tác cải cách hành chính của tỉnh Yên Bái đã có tác dụng giảm bớt phiền hà, nhũng nhiễu, thời gian cho các hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nƣớc, nƣớc ngoài và doanh nghiệp tƣ nhân.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh yên bái luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf (Trang 36 - 42)