Đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 99 - 107)

5. Kết cấu của luận văn:

4.1.2. Đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Nƣớc ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, có bờ biển dài 3260 km. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển có vai trò vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hƣởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng của nƣớc ta. Trong những năm qua, hàng thủy sản đã đóng

89

góp một vai trò quan trọng và trở thành một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trƣờng thế giới. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản luôn là điểm sáng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 là 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và năm 2013 tăng 5% so với năm 2012. [23]

Bên cạnh những lợi thế tự nhiên của ngành thủy sản, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã liên tiếp gia nhập các tổ chức thƣơng mại thế giới nhƣ WTO, tổ chức thƣơng mại khu vực NAFTA, APEC, AFTA, ký kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng... đặc biệt là thành viên tham gia ký kết Hiệp định TPP. Do đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để xâm nhập vào các thị trƣờng thế giới nhƣng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Các thị trƣờng xuất khẩu chính của mặt hàng thủy sản Việt Nam là Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tính chung, tổng kim ngạch hàng thủy sản xuất sang 4 thị trƣờng này đạt 3,89 tỷ USD, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nƣớc năm 2012. [3]

4.1.2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Mỹ và Nhật Bản

Theo Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đa ̣t 7.836 triệu USD, tăng 16,74% so với năm 2013, bình quân tăng 14,27%/năm (1995-2014). Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm 25,39% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp và 2,65% tổng kim nga ̣ch xuất khẩu toàn quốc.

90

Hình 4.9. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản xuất khẩu

Nguồn: Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản Việt Nam

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam tập trung chủ yếu vào tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể. Theo báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2014 của VASEP, năm 2014, tôm Việt Nam tiếp tục đà tăng tƣởng khả quan của năm 2013, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, so với 45% năm 2013. Xuất khẩu tôm cả năm 2014 đạt 3,95 tỷ USD, tăng 26,9% so với năm 2013. Rào cản kháng sinh oxytetracyline (OTC) cùng với sự suy giảm kinh tế và đồng Yên mất giá đã làm ảnh hƣởng đáng kể đến xuất khẩu thủy sản sang Nhật. Tiếp theo là mặt hàng cá tra có tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ 2 sau tôm. Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,76 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm trƣớc.

Năm 2013 Năm 2014

Hình 4.10. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản năm 2013-2014

Nguồn: VASEP

Về thị trƣờng xuất khẩu, đến năm 2013, ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã thâm nhập vào 172 thị trƣờng và duy trì ở các thị trƣờng này vào

3358 3763 4510 4255 5017 6112 6089 6712 7836 8335 0 2000 4000 6000 8000 10000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Ƣớc tính 2015 T riệu USD 26% 8% 45% 2% 8% 13% Cá tra Cá ngừ Tôm Giáp xác khác Nhuyễn thể Cá khác 22% 6% 50% 2% 7% 13% Cá tra Cá ngừ Tôm Giáp xác khác Nhuyễn thể Cá khác

91

năm 2014. Theo số liệu thống kê thị trƣờng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2014, thị trƣờng xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Mỹ chiếm 22%, tiếp theo là EU chiếm 18% và thứ ba là thị trƣờng Nhật Bản chiếm 15%.

Hình 4.11. Thị trƣờng xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam năm 2014

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Theo báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2014 của VASEP, thị trƣờng Mỹ đứng đầu trong các thị trƣờng nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam với tổng giá trị nhập khẩu là 1,74 tỷ USD trong năm 2014, tăng 15% so với năm 2013.

Hình 4.12. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ

Nguồn : Tổng hợp từ các báo cáo xuất khẩu thủy sản VASEP

Tiếp theo thị trƣờng Mỹ và EU, thị trƣờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản năm 2014 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5% so với năm trƣớc. Do sản

22% 18% 15% 8% 8% 6% 3% 19% Mỹ EU Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc ASEAN Australia Các tt khác 971.561 1160 1192.21 1518.399 1744.452 0 500 1000 1500 2000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (Triệu USD)

92

phẩm tôm là mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trƣờng này nên tác động đến xu hƣớng xuất khẩu chung. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trƣờng Nhật Bản cũng giảm sâu 46% do thị trƣờng kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lƣợng cá xuất khẩu.

Hình 4.13. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản

Nguồn : Tổng hợp từ các báo cáo xuất khẩu thủy sản VASEP

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 1,10 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2011. Nhật Bản là thị trƣờng nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, nhƣng năm 2012 đã dựng lên rào cản Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, khiến cho kết quả xuất khẩu sụt giảm vào cuối năm. Xuất khẩu tôm sang Nhật cả năm đạt 618 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2011 do kết quả nửa đầu năm luôn tăng trên 20%.[3]

Tuy nhiên, Việt Nam là 1 trong 3 nƣớc đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu cá và sản phẩm thủy sản (theo số liệu tuyệt đối) tại 4 thị trƣờng nhập khẩu lớn là EU, Mỹ, Nhật Bản và Australia, đồng thời là quốc gia có số vụ từ chối cao nhất so với giá trị hàng xuất khẩu thủy sản tại EU, Hoa Kỳ và

896.98 925.069 1097.109 1152.445 1211.059 0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Triệ

u

USD

93

Nhật Bản. Tổng giá trị trung bình tổn thất hàng năm do các vụ từ chối nhập hàng thủy sản của Việt Nam lên tới 14 triệu USD/năm (Tạ Hà, 2013).

Bảng 4.1. Số lô hàng tôm và cá da trơn của Việt Nam bị trả lại tại thị trƣờng Mỹ (Số cảnh báo) Mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng, giảm (%) 11/10 12/11 13/12 Cá tra 35 10 25 4 -71,42 150 -84 Tôm 33 31 21 35 -6,06 -32,35 66,67 Thủy sản 219 242 205 132 10,5 -15,29 -64,39 Nguồn: Tổng hợp từ www.accessdata.fda.gov

Bảng 4.2. Nguyên nhân chủ yếu của các lô hàng tôm và cá da trơn bị cảnh báo tại thị trƣờng Mỹ (Lô hàng)

Nguyên nhân Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Salmonella 60 25 26 7 Chất bẩn 8 8 2 2 Sai mã 1 - 2 - Thuốc thú y - 8 17 23 Phẩm màu - 1 - - Nitrofuran - - 6 7 Tổng* 69 42 54 39

* Ghi chú: Một lô hàng bị cảnh báo có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân

94

Theo số liệu tổng hợp đƣợc từ bảng 4.1 và 4.2 cho thấy số lƣợng các lô hàng bị trả lại có xu hƣớng giảm từ năm 2010 đến 2013. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã từng bƣớc vƣợt qua đƣợc các rào cản kỹ thuật.

4.1.2.2. Những ảnh hưởng tích cực của rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đáp ứng đƣợc các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu và giảm các chi phí khác về nhập khẩu hàng hóa vào thị trƣờng Mỹ và Nhật Bản, các thủ tục thông quan sẽ đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng trong việc phân phối và bán hàng trên thị trƣờng.

Nhờ đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nâng cao đƣợc sức cạnh tranh của mình trên thị trƣờng quốc tế. Hơn nữa, khi đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, các sản phẩm xuất khẩu sẽ đƣợc bán ra với giá cao hơn mà ngƣời tiêu dùng vẫn chấp nhận.

Các sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật nhƣ Nhật Bản và Mỹ sẽ có thể đáp ứng đƣợc ở các thị trƣờng khác, mở rộng đƣợc thị trƣờng xuất khẩu.

Trong dài hạn, việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản và Mỹ buộc các doanh nghiệp và các nhà sản xuất phải chủ động thay đổi, tăng khả năng đáp ứng và tăng giá trị xuất khẩu.

Với những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ và rõ ràng làm hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá nhƣ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa của Mỹ năm

95

2001. Các tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng, hàng thủy sản của Việt Nam đáp ứng và đƣợc phép nhập khẩu vào thị trƣờng với mức giá thấp hơn giá nội địa có nghĩa là hàng xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn.

4.1.2.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Bên cạnh các ảnh hƣởng tích cực làm thúc đẩy năng lực xuất khẩu, các rào cản kỹ thuật còn tạo ra những ảnh hƣởng tiêu cực nhƣ sau:

Các rào cản kỹ thuật đôi khi đƣợc xây dựng ra để bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc, đó là những biện pháp phòng ngừa - bảo hộ đối với hàng nhập khẩu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế cho phép mà không mâu thuẫn với Hiệp định TBT. Từ đó, các rào cản kỹ thuật giúp cho các doanh nghiệp của nƣớc nhập khẩu không phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt từ nƣớc xuất khẩu.

Đối với nhóm hàng thuỷ sản, gần đây, Hải quan Mỹ đã tăng cƣờng kiểm tra các lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, dẫn đến thời gian lƣu hàng tại cảng kéo dài, tăng chi phí, ảnh hƣởng đến tâm lý của các nhà nhập khẩu.

Giảm khả năng tiếp cận thị trƣờng mới của các doanh nghiệp. Với yêu cầu về tiêu chuẩn nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng ở mức cao sẽ làm giảm khả năng tiếp cận thị trƣờng của nƣớc xuất khẩu.

Tóm lại, với các rào cản kỹ thuật ngày càng siết chặt và khắt khe mà các nƣớc tham gia ký kết hiệp định TPP đặt ra đã ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các rào cản kỹ thuật cũ đƣợc dỡ bỏ thì có rất nhiều các rào cản kỹ thuật mới đƣợc dựng lên nhằm tạo áp lực phát triển về số lƣợng và chất lƣợng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn

96

thách thức và mất mát không nhỏ cho các nƣớc xuất khẩu. Điều này đòi hỏi các nƣớc xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng luôn phải chủ động tìm hiểu và ứng phó kịp thời với các rào cản kỹ thuật, nhằm vƣợt qua rào cản và tăng giá trị sản lƣợng xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)