5. Kết cấu của luận văn:
1.2.1. Khái quát về rào cản kỹ thuật
1.2.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ rào cản đối với thƣơng mại đƣợc đề cập lần đầu tiên và chính thức trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on technical Barriers to trade) của Tổ chức Thƣơng mại thế giới. Tuy nhiên, trong Hiệp định, thuật ngữ này cũng chƣa đƣợc định danh mà mới chỉ đƣợc thừa nhận nhƣ một thoả thuận: “Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động vật và thực
18
vật, bảo vệ môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các qui định của hiệp định này”. Nhƣ vậy, có thể hiểu: Các “Rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại” (Technical Barriers to Trade) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nƣớc áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn đƣợc gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT).
Các rào cản kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng nhƣ sức khoẻ con ngƣời, môi trƣờng, an ninh... Vì vậy, mỗi nƣớc thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. [31]
Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (gọi tắt là Hiệp định TBT) là một trong 18 hiệp định của WTO đƣợc xây dựng và thực thi. Theo Hiệp định TBT (Technological Barrier to Trade), hàng rào kỹ thuật đƣợc thể hiện dƣới các hình thức nhƣ Tiêu chuẩn và Văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật; quy trình đánh giá sự phù hợp. Đây là hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lƣợng, môi trƣờng, đạo đức kinh doanh, điểm kiểm soát tới hạn..., đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trƣờng.
Mục tiêu của Hiệp định:
19
- Khẳng định vai trò quan trọng trong các tiêu chuẩn và các hệ thống quốc tế về đánh giá sự phù hợp trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh thƣơng mại
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp, không gây trở ngại cho thƣơng mại quốc tế.
- Không ngăn cản các nƣớc áp dụng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm chất lƣợng hàng xuất khẩu, bảo vệ sức khỏe, an toàn cuộc sống con ngƣời, động thực vật, bảo vệ môi trƣờng, chống gian lận thƣơng mại và đảm bảo an ninh quốc gia.
Bên cạnh các “hàng rào kỹ thuật thƣơng mại” (TBT), liên quan đến các yêu cầu về đặc tính sản phẩm, quy trình sản xuất, đóng gói…các nƣớc còn duy trì nhóm các “rào cản vệ sinh và kiểm dịch động thực vật” (SPS). Giữa hai nhóm rào cản SPS và TBT có nhiều điểm giống nhau và đƣợc WTO quy định riêng cho mỗi nhóm tập trung ở hai Hiệp định khác nhau với các nguyên tắc khác nhau.
Tiêu chí để phân biệt hai nhóm rào cản này là mục tiêu áp dụng của chúng:
Các rào cản SPS hƣớng tới mục tiêu cụ thể là bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con ngƣời, vật nuôi, động thực vật thông qua việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh;
Các rào cản TBT hƣớng tới nhiều mục tiêu chính sách khác nhau (an ninh quốc gia, môi trƣờng, cạnh tranh lành mạnh…).
Một điểm khác biệt nữa giữa hai hiệp định này là: Mặc dù cả hai hiệp định này đều khuyến khích các nƣớc sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, nhƣng theo hiệp định SPS, một quốc gia chỉ đƣợc phép áp dụng các tiêu chuẩn riêng khắt
20
khe hơn các tiêu chuẩn quốc tế khi đƣa ra đƣợc các bằng chứng mang tính khoa học dựa trên đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hƣởng đến sức khỏe. Ngƣợc lại, theo hiệp định TBT, chính phủ một nƣớc có thể quyết định rằng tiêu chuẩn quốc tế đó không phù hợp vì những lí do khác, chẳng hạn nhƣ các vì các vấn đề công nghệ cơ bản hay vì yếu tố địa lý. Tƣơng tự, các rào cản SPS chỉ có thể đƣợc áp dụng nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con ngƣời, động thực vật dựa trên các thông tin khoa học, trong khi các rào cản TBT có thể đƣợc áp dụng khi một nƣớc thấy cần phải thực hiện các mục tiêu nhƣ an ninh quốc gia hay ngăn cản các hành động gian lận.
Việc phân biệt khi nào một rào cản là TBT hay SPS là rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi mỗi loại biện pháp sẽ chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc và quy định riêng của WTO; trên cơ sở đó, doanh nghiệp biết bảo vệ quyền lợi của mình bằng phƣơng pháp nào thì thích hợp.
1.2.1.2. Phân loại rào cản kỹ thuật
Theo khái niệm trên, bản thân nó cũng đã chỉ ra các loại rào cản kỹ thuật mà các nƣớc tham gia ký kết cần thực hiện.
- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật đƣợc một tổ chức đƣợc công nhận chấp thuận nhƣng không có giá trị áp dụng bắt buộc.
- Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)
Các loại rào cản kỹ thuật này đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau.
21
- Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ:
Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thƣớc, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phƣơng pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phƣơng pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phƣơng pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm đƣợc áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trƣờng, …
Các tiêu chuẩn thƣờng đƣợc áp dụng trong thƣơng mại là HACCP đối với thuỷ sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học...
- Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trƣờng:
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải đƣợc sản xuất nhƣ thế nào, đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, đƣợc vứt bỏ nhƣ thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trƣờng hay không. Các tiêu chuẩn này đƣợc áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo.
- Các yêu cầu về nhãn mác:
Biện pháp này đƣợc quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm phải đƣợc ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lƣợng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nƣớc sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hƣớng dẫn sử dụng, hƣớng dẫn bảo quản … Quá trình xin cấp nhãn mác cũng nhƣ đăng ký thƣơng hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém, nhất là ở Mỹ. Đây là một rào cản thƣơng mại đƣợc sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nƣớc phát triển.
22 - Các yêu cầu về đóng gói bao bì:
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng… Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.
Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nƣớc, cũng nhƣ chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ởmỗi nƣớc là khác nhau.
- Phí môi trƣờng:
Phí môi trƣờng thƣờng đƣợc áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trƣờng, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến môi trƣờng và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Các loại phí môi trƣờng thƣờng gặp gồm có:
Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.
Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nƣớc và đất, hoặc gây tiếng ồn.
Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trƣờng.
Phí môi trƣờng có thể đƣợc thu từ nhà sản xuất hoặc ngƣời tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng.
23
Sản phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho ngƣời tiêu dùng biết là sản phẩm đó đƣợc coi là tốt hơn về mặt môi trƣờng. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hƣởng đối với môi trƣờng của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó.
Sản phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái, thƣờng đƣợc gọi là “sản phẩm xanh”, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhƣng không dán nhãn sinh thái do ngƣời tiêu dùng thƣờng thích và an tâm khi sử dụng các “sản phẩm xanh” hơn. Ví dụ, trên thị trƣờng Mỹ, các loại thuỷ sản có dán nhãn sinh thái thƣờng có giá bán cao hơn, ít nhất 20%, có khi gấp 2-3 lần thuỷ sản thông thƣờng cùng loại.
1.2.1.3. Vai trò của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Trong những năm gần đây, nhiều tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đƣợc các nƣớc chấp nhận đã tăng lên đáng kể. Chính sách tăng cƣờng quản lý có thể đƣợc xem nhƣ là kết quả của mức sống cao hơn trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của ngƣời tiêu dùng mong muốn có những sản phẩm chất lƣợng cao và an toàn, và việc gia tăng về ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí và đất đã thúc đẩy các xã hội hiện đại tăng cuờng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Đôi khi các nƣớc muốn bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc song lại yêu cầu các nƣớc khác phải tự do thƣơng mại cho hàng xuất khẩu của mình.
1.2.1.4. Mục đích của việc hình thành các rào cản kỹ thuật
Trong thƣơng mại tồn tại hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật là hàng rào phi thuế quan. Mỗi quốc gia đều cần thiết xây dựng và duy trì cho mình một hàng rào kỹ thuật hợp pháp để bảo vệ con ngƣời, vật nuôi, sức khỏe, môi trƣờng…dẫn đến số lƣợng các quy chuẩn và tiêu chuẩn
24
kỹ thuật rất nhiều. Do trình độ và mức độ hội nhập của các quốc gia là khác nhau, mục đích sử dụng các loại rào cản trong thƣơng mại cũng khác nhau (mục đích chính trị, an ninh quốc gia, bảo vệ việc làm, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, khuyến khích lợi ích của quốc gia, để đáp lại các hành động thƣơng mại không bình đẳng, để bảo vệ môi trƣờng...) nên về cơ bản, các quốc gia vẫn sử dụng kết hợp cả hai loại rào cản trên. Các loại rào cản có thể đƣợc áp dụng ở biên giới hay nội địa, có thể là biện pháp hành chính song cũng có thể là biện pháp kỹ thuật, là biện pháp bắt buộc phải thực hiện, hoặc có thể là những biện pháp tự nguyện. Trƣớc đây, các rào cản thƣơng mại chỉ giới hạn trong phạm vi của thƣơng mại hàng hoá và chủ yếu là các biện pháp hành chính và thuế quan, thì hiện nay, nó đã phát triển ra cả lĩnh vực dịch vụ, thƣơng mại đầu tƣ, sở hữu trí tuệ và ở mức độ đa quốc gia.
Chính các nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, các hiệp định hay thỏa thuận song phƣơng và đa phƣơng liên quan, các văn bản pháp luật liên quan… tạo thành nhóm các yếu tố có tính rào cản thƣơng mại (nói cách khác các rào cản thƣơng mại đƣợc hình thành từ nội dung của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, pháp lý kỹ thuật…).