Các loại cản kỹ thuật của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 78 - 87)

5. Kết cấu của luận văn:

3.2.1. Các loại cản kỹ thuật của Nhật Bản

Thị trƣờng Nhật Bản nổi tiếng với mức độ khắt khe và nghiêm ngặt trong việc nhập khẩu các mặt hàng. Nội dung các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản cho mỗi mặt hàng đều đƣợc tuân theo những quy định, tiêu chuẩn chung. Vì vậy, để thấy đƣợc rõ nét nhất nội dung các rào cản kỹ thuật của thị trƣờng Nhật Bản, Luận văn xin đƣợc trình bày khái quát các rào cản kỹ thuật điển hình cho hai mặt hàng thủy sản và nông sản xuất khẩu.

3.2.1.1. Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản

Hiện nay ở Nhật việc kiểm tra hàng thuỷ sản nhập khẩu đƣợc thực hiện theo Luật vệ sinh thực phẩm. Ngoại trừ cá hồi có xuất xứ từ Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Đài Loan, hàng xuất khẩu không cần có giấy chứng

68

nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, nhƣng họ phải và chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Luật vệ sinh thực phẩm.

Luật về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định về các mặt hàng thủy sản tiêu thụ trên thị trƣờng Nhật rất khắt khe. Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật quy định một danh sách các mức dƣ lƣợng tối đa đối với một số chất có hại và hàng hóa sẽ không đƣợc nhập khẩu vào Nhật Bản nếu chứa dƣ lƣợng vƣợt quá mức tối đa đó.

Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo cho Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội. Khi nhận đƣợc thông báo, các thanh tra viên của Bộ sẽ có mặt tại cảng để kiểm tra sản phẩm. Việc quyết định xem có cần thiết kiểm tra chuyến hàng nhập khẩu hay không phụ thuộc vào sự đánh giá các yếu tố sau: đã từng vi phạm trƣớc đó hay chƣa, lịch sử nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể, liệu đã có sự vi phạm đƣợc cơ quan hải quan báo cáo, thông tin về lĩnh vực vệ sinh của hàng hoá hay thông tin do nƣớc xuất khẩu cấp có đầy đủ không. Các nội dung sẽ đƣợc kiểm tra gồm có:

+ Nhãn hàng

+ Kiểm tra cảm quan: màu sắc, độ tƣơi sáng, mùi, vị, … + Kiểm tra tạp chất

+ Kiểm tra nấm mốc

+ Kiểm tra container, bao bì, …

Nếu nhƣ trong quá trình kiểm tra, lô hàng đƣợc xem là đạt yêu cầu, giấy chứng nhận sẽ đƣợc chuyển đến cơ quan quản lý nhập khẩu và sau đó đƣợc thông quan. Nếu nhƣ lô hàng bị kết luận là không đạt yêu cầu thì sẽ bị giữ lại để gửi trả về nƣớc hoặc tiêu huỷ.

Ngoài luật vệ sinh an toàn thực phẩm, thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ theo các Luật sau:

69

-Hiệp ƣớc Wasington: nhằm bảo vệ những loài động thực vật có khả năng bị tuyệt chủng. Đối tƣợng áp dụng của điều ƣớc không chỉ là những vật thể đang sống mà còn áp dụng đối với cả những sản phẩm đƣợc làm ra từ những vật thể đó. Hiệp ƣớc gồm 3 phụ lục: Phụ lục 1: quy định các loài động vật có khả năng tuyệt chủng cao. Những quy định về giao dịch đặc biệt khắt khe và những hành vi giao dịch với mục đích buôn bán bị tuyệt đối nghiêm cấm. Tuy nhiên, nếu là những vật thể do sinh sản nhân tạo mà có đƣợc hoặc có trƣớc khi áp dụng điều ƣớc này vẫn có thể giao dịch mua bán, hoặc có thể giao dịch với mục đích nghiên cứu khoa học. Trong 18 trƣờng hợp này hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu của nƣớc xuất khẩu và giấy phép nhập khẩu của ƣớc nhập khẩu. Phụ lục 2: quy định các loài hiện nay tuy chƣa có nguy cơ tuyệt chủng nhƣng đang có khả năng dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Các mặt hàng này khi xuất nhập khẩu phải có giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý của nƣớc xuất khẩu. Phụ lục 3: quy định những loài đƣợc bảo hộ riêng của từng nƣớc tham gia hiệp ƣớc nhƣng không thể thiếu sự hợp tác quản lý của các nƣớc khác. Khi xuất nhập khẩu loài này phải có giấy chứng nhận xuất xứ của cơ quan quản lý nƣớc xuất khẩu.

-Quy định về chất phụ gia:

+ Với thuỷ sản nuôi: để tránh dịch bệnh và nâng cao năng suất, ngƣời nuôi thƣờng hay sử dụng các chất kháng sinh và chất diệt khuẩn... nên nguy cơ tồn đọng trong sản phẩm xuất khẩu là rất lớn, chính vì vậy hiện nay Nhật Bản đang kiểm tra chặt dƣ lƣợng các chất này. Từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã áp dụng Luật vệ sinh an toàn thực phẩm mới quy định chi tiết theo hƣớng thắt chặt hơn về dƣ lƣợng các chất cho phép trong các loại thực phẩm (bao gồm cả thuỷ sản). Trong đó có tới 15 chất không đƣợc phép tồn đọng trong thực phẩm nhƣ sau: 2, 4, 5-t, azocyclotin, cyhexatin, amitrole, captafol, carbadox including qca, chloramphnicol, chlorpromazine, diethylstibestrol,

70

dimetridazole, daminozide, nitrofurans, propham, metronidazole, ronidazole. Ngoài ra, mỗi mặt hàng cụ thể có quy định dƣ lƣợng của nhiều chất khác nhau nhƣ quy định dƣ lƣợng của chất chlorpyrifos và chất orysastrobin, pyraclostrobin trong các loại thực phẩm nhập khẩu vào Nhật. Một số loài nhƣ cá ngừ (maguro)... không đƣợc cho thêm chất carbonic acid gas.

+ Với thuỷ sản đã chế biến nhƣ sấy khô, ƣớp muối... cần lƣu ý đến dƣ lƣợng chất phụ gia cũng nhƣ chất bảo quản...

- Luật JAS: theo luật này, chất lƣợng đối với thủy sản tƣơi sống phải ghi tên hàng, nƣớc sản xuất hoặc vùng đánh bắt. Đối với sản phẩm chế biến phải ghi: tên hàng, nguyên liệu chính, trọng lƣợng tịnh, tên ngƣời sản xuất, địa chỉ, thời gian sử dụng, phƣơng pháp bảo quản, nếu là thuỷ sản đông lạnh rã đông phải ghi rõ chữ "rã đông", nếu là nuôi trồng thì ghi rõ "nuôi trồng"... Ngoài mặt hàng thuỷ sản nuôi, các loại đánh bắt thiên nhiên khác cũng đƣợc kiểm tra chặt chẽ nhƣ đã nêu trên. Trong thời gian vừa qua, hàng thuỷ sản của việt nam đang gặp rất nhiều khó khăn do phía Nhật đang áp dụng lệnh 19 kiểm tra 100% không những đối với mặt hàng lƣơn nuôi mà còn áp dụng với mặt hàng mực và tôm, là 2 mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của việt nam vào thị trƣờng Nhật. [10]

3.2.1.2. Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng dệt may

Hiện nay, ở Nhật đang áp dụng các quy định, luật do từng cơ quan pháp lý ban hành liên quan đến hàng dệt may nhập khẩu cụ thể:

- Luật quy định ghi nhãn chất lƣợng hàng hoá gia dụng đƣợc ban hành bởi Bộ Kinh tế, thƣơng mại và công nghiệp, Bộ phận an toàn sản phẩm, Nhóm chính sách phân phối và thƣơng mại, Ban chính sách thông tin và thƣơng mại.

71

- Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội, Bộ phận đánh giá và cấp phép, Ban an toàn thực phẩm và dƣợc phẩm ban hành và quản lý.

- Luật Hải quan: Cấm nhập hàng hoá ghi nƣớc xuất xứ giả hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ do Văn phòng tƣ vấn hải quan, Cơ quan hải quan Nhật Bản (tại Tokyo) ban hành và quản lý.

- Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm do Ủy ban thƣơng mại công bằng Nhật Bản, Bộ phận thƣơng mại có liên quan, Phòng thông lệ thƣơng mại ban hành và kiểm soát.

Từ khi áp dụng các điều luật trên, các rào cản kỹ thuật ở thị trƣờng Nhật Bản đƣợc xuất hiện và biểu hiện chi tiết nhƣ sau:

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:

Thị trƣờng Nhật Bản nổi tiếng với sự khắt khe và khó tính trong việc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Khác với các tiêu chuẩn chất lƣợng của Mỹ, chú trọng đến hình thức bên ngoài là chủ yếu, nhƣng đối với ngƣời tiêu dùng Nhật, họ có xu hƣớng yêu cầu sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua. Họ chú ý đến từng chi tiết nhỏ của sản phẩm nhƣ vết xƣớc, vết rạn ngay cả khi đó là điều không thể tránh khỏi đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và ngay trên nguyên liệu sử dụng.

Tháng 6 năm 1949, Nhật Bản ban hành dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” (JIS- Japanese Industrial Standard) dựa trên “Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp”. Các sản phẩm đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn của JIS sẽ đƣợc đóng dấu và tất cả các cơ quan của chính phủ phải ƣu tiên đối với các sản phẩm này trong việc mua hàng hóa để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này. Sau khi tham gia ký kết các rào cản thƣơng mại của GATT, Nhật đã sửa đổi luật cho phép các công ty nƣớc ngoài cũng đƣợc cấp phép

72

đóng dấu JIS. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn của JIS thƣờng là rất cao và là một rào cản kỹ thuật đối với các nƣớc đang phát triển. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hóa do Bộ Kinh tế Thƣơng mại và Công nghiệp cấp cho nhà sản xuất. Mọi sự cố ý đóng dấu lên hàng hóa mà không phải của nhà sản xuất đã đƣợc cấp phép bởi Bộ Kinh tế Thƣơng mại và Công nghiệp sẽ bị phạt tù tới 1 năm hoặc phải nộp phát tới 500.000 Yên.

Ngoài ra, ở Nhật còn áp dụng các tiêu chuẩu khác nhƣ dáu Q, S, SG, Len, S.I.F. Mỗi loại dấu đều quy định ý nghĩa về chất lƣợng và độ an toàn của sản phẩm. Cụ thể nhƣ bảng dƣới đây.

Bảng 3.2. Ý nghĩa phạm vi áp dụng của dấu chứng nhận quản lý chất lƣợng ở Nhật Bản

Ý nghĩa Phạm vi ứng dụng

Dấu Q: Chất lƣợng và độ đồng nhất của sản phẩm

Dùng cho các loại sản phẩm dệt bao gồm: quần áo trẻ em và các loại quần áo khác, khăn trải giƣờng.

Dâu S: Độ an toàn Dùng cho nhiều chủng loại hàng hóa dành cho trẻ em, đồ dùng gia đình, dụng cụ thể thao

Dấu Len Dùng cho sợi len nguyên chất, quần áo len nguyên chất, đồ đan len, hàng dệt kim có trên 99% len mới

Dấu S.I.F: các ngành hàng may mặc có chất lƣợng tốt

Hàng may mặc nhƣ quần áo nam nữ, ô, áo khoác, ba lô và các sản phẩm phục vụ cho thể thao.

73

Nguồn: Viện dệt may Việt Nam

-Quy định về an toàn cho người sử dụng

Văn phòng An toàn Hóa chất, phòng Đánh giá và Cấp phép, Cục An toàn Y - Dƣợc bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản kiểm soát thông qua Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa chất nguy hiểm. Mục tiêu của Luật này hạn chế các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm, nâng cao an toàn và sức khỏe cho ngƣời dân. Theo Luật, tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ tiêu chuẩn về hàm lƣợng các chất nguy hiểm có thể tổn thƣơng cho da. Bộ Phúc lợi và Lao động Nhật Bản chỉ rõ 20 chất nguy hiểm và có bằng chứng là gây nguy hiểm cho con ngƣời bao gồm: Hydro clorua, Vinyl Clorua, 4.6-Diclo-7, Kali hydroxit, Natri hydroxit, Tetra clo etylen, Triclo etylen, Tris phosphin oxit, Hợp chất Tris phosphat, hợp chất tributil thiếc, hợp chất Bis phosphat, Dieldrin, Benzo anthracen, Benzo pyren, Formaldehyde, Metanol, hợp chất thủy ngân hữu cơ, Axit sunfuric.

-Quy định về môi trường

Nhật Bản cũng giống nhƣ các quốc gia khác trên thế giới đều rất coi trọng các vấn đề về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. Cục môi trƣờng Nhật khuyến khích ngƣời tiêu dùng trong nƣớc sử dụng các sản phẩm trong nƣớc lẫn nhập khẩu không làm hại đến sinh thái. Các sản phẩm đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn đƣợc đóng dấu “Ecomark” (tiêu chuẩn xanh). Hàng hóa đƣợc đóng dấu này cần phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trƣờng (hoặc gây ô nhiễm không đáng kể)

74

+ Chất thải sau khi sử dụng sản phẩm đó không gây hại cho môi trƣờng (hoặc gây hại rất ít)

+ Sản phẩm có đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trƣờng theo bất cứ cách thức nào khác.

-Quy định về trách nhiệm xã hội

Với bản chất kỹ tính và tôn trọng xã hội của ngƣời Nhật Bản, cũng nhƣ các nƣớc Mỹ và EU, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội là một yêu cầu hết sức quan trọng của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Ở Nhật, các nhà nhập khẩu nghiêm cấm nhập khẩu, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm đƣợc sản xuất ra bởi các hành vi bóc lột sức lao động trẻ em, vi phạm nhân quyền. Khi nhập khẩu, ngƣời Nhật thƣờng tìm hiểu và quan tâm đến yếu tố này. Các nhà sản xuất có đƣợc chứng nhận về tiêu chuẩn lao động SA 8000 đƣợc đánh giá rất cao ở Nhật Bản.

-Các quy định liên quan đến nhãn hàng dệt may

Luật dán nhãn chất lƣợng hàng gia dụng và Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm đƣa ra các quy định về nhãn mác đối với các mặt hàng dệt may.

Các nhãn mác cho mặt hàng dệt may cần phải thể hiện đầy đủ các thông tin về thành phần sợi vải; cách giặt là sản phẩm tại nhà và các biện pháp xử lý khác. Việc này cần đƣợc thể hiện thông qua các ký hiệu đƣợc mô tả trong JIS L 0217 (các ký hiệu nhãn mác đối với việc xử lý các sản phẩm dệt may và cách thức dán nhãn đi kèm).

75

Đối với các sản phẩm không thấm nƣớc phải dán nhãn ghi rõ không thấm nƣớc. Các sản phẩm áo mƣa không cần dán nhãn trừ khi đƣợc sản xuất với mục đích sử dụng khác.

Đối với các mặt hàng dệt may đƣợc sử dụng một phần chất liệu da hoặc da tổng hợp phải dán nhãn ghi rõ loại da phù hợp với các điều khoản về dán nhãn chất lƣợng đối với các mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều chất liệu theo Luật dán nhãn chất lƣợng hàng gia dụng.

Trên nhãn hàng hóa phải ghi rõ tên, địa chỉ hoặc số điện thoại của đơn vị dán nhãn. Đơn vị dán nhãn không phải là bên trực tiếp dán nhãn sản phẩm mà là bên có trách nhiệm đối với nhãn chất lƣợng sản phẩm. Đối với các sản phẩm nhập khẩu, bên kinh doanh tại Nhật (thƣờng là công ty nhập khẩu) phải ghi rõ tên và địa chỉ hoặc số điện thoại dƣới danh nghĩa là đơn vị dán nhãn.

Dán nhãn theo Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm. Hàng dệt may phải tuân thủ theo các quy định về dán nhãn nƣớc xuất xứ bắt buộc theo Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm. “Nƣớc xuất xứ” nghĩa là nƣớc diễn ra hoạt động làm thay đổi đáng kể bản chất của sản phẩm.

- Quy định về xuất xứ hàng hóa

Nhật Bản áp dụng quy tắc xuất xứ ƣu đãi không có đi có lại theo chƣơng trình ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và ƣu đãi có đi có lại theo các FTA/EPA khác nhau. Vì vậy, các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật muốn đƣợc hƣởng thuế quan ƣu đãi phải có giấy chứng nhận xuất xứ của cơ quan có thẩm quyền nƣớc xuất khẩu cấp để chứng tỏ sản phẩm đạt tiêu chuẩn “chế biến toàn bộ” (wholly obtained) hay “chế biến lớn” (substantially transformed) tại nƣớc xuất khẩu. Đối với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn “chế biến toàn bộ”, những tiêu chuẩn cụ thể dựa trên quy tắc thay đổi phân loại HS, quy tắc

76

hàm lƣợng chế biến hoặc quy tắc giá trị gia tăng sẽ đƣợc áp dụng cho từng sản phẩm. Quy tắc xuất xứ trong EPA và GSP áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể cho nhiều loại sản phẩm.

Quy tắc xuất xứ tối huệ quốc - MFN của Nhật Bản đƣợc sử dụng để áp dụng mức thuế MFN đối lập với mức thuế thông thƣờng. Các hàng hóa nhập khẩu từ các nƣớc có ƣu đãi tối huệ quốc có mức thuế thấp hơn từ các nƣớc khác. Vì vậy, để đƣợc áp dụng các mức ƣu đãi thuế quan đòi hỏi các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Nhật phải chứng minh và đƣợc cấp chứng nhận có

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)