Các loại rào cản kỹ thuật của Mỹ

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 63 - 77)

5. Kết cấu của luận văn:

3.1.1.Các loại rào cản kỹ thuật của Mỹ

3.1.1.1. Các loại rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng thủy sản

- Các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) Đối với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo rất nhiều các tiêu chuẩn, quy định. Theo VSATTP, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của luật Liên bang nhƣ: Luật về Thực phẩm, Dƣợc phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng, và

53

một số phần của luật về Dịch vụ y tế. Ngoài ra còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ. Bên cạnh việc phải tuân thủ hệ thống pháp luật liên bang, các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ còn phải tuân thủ hệ thống pháp luật riêng của mỗi bang hoặc khu hành chính. Pháp luật bang và khu hành chính không đƣợc trái với Hiến pháp của Liên bang. Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn nhƣ là các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Mỹ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Mỹ CFR (Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và đƣợc sản xuất trong điều kiện vệ sinh.

Để nhập khẩu hàng thủy sản vào Mỹ, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm một cách nghiêm ngặt. Bộ Luật Liên bang Mỹ 21 (CFR) quy định các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã thực hiện chƣơng trình Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) có hiệu quả mới đƣợc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trƣờng Mỹ. Hệ thống quản lý chất lƣợng này mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lƣợng thực phẩm thông qua việc phân tích những mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. Chƣơng trình HACCP nhấn mạnh tính sự bắt buộc phải kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này và đƣợc chấp nhận đƣa hàng thủy sản vào thị trƣờng Mỹ, các doanh nghiệp phải đệ trình kế hoạch, chƣơng trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA). Sau đó, FDA xem xét kế hoạch, chƣơng trình HACCP, và thậm chí là kiểm tra. Nếu FDA chấp nhận và phê duyệt đạt yêu cầu thì doanh nghiệp đó mới đƣợc phép xuất khẩu vào Mỹ.

54

Bên cạnh đó, FDA còn kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nƣớc hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu, đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đƣa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bảo an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”.

Tuy nhiên, nếu nƣớc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trƣờng Mỹ đã ký đƣợc Bản ghi nhớ (MOU) với FDA, cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nƣớc xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp đƣợc đƣa thuỷ sản vào Mỹ mà không cần trình kế hoạch, chƣơng trình HACCP. Trên thực tế, FDA chỉ mới ký MOU cho mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh với Canada, Hàn Quốc và vài nƣớc Nam Mỹ.

Mặt khác, FDA cho biết thông thƣờng ở nhiều nƣớc khác nhau trong nuôi trồng thuỷ sản trừ những loại kháng sinh bị cấm, các loại kháng sinh khác đều đƣợc phép sử dụng. Ngƣợc lại, ở Mỹ trừ những loại kháng sinh đƣợc phép sử dụng, tất cả các loại kháng sinh khác đều bị cấm. Ở Mỹ hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh đƣợc phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. FDA còn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dƣợc phẩm nào cung cấp và quy định cụ thể đối tƣợng, điều kiện và cách thức sử dụng từng loại. Sáu loại kháng sinh đó là: Chorionic gonadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim. FDA còn có một danh mục 18 thứ khác không phải kháng sinh hiện đang đƣợc sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm: axit axetic, calcium chloride, calium oxide, carbon dioxide gas,

55

fuller’s earth, tỏi (cả củ), hydrogen peroxide, nƣớc đá, magnesium sulfate, hành (cả củ), papain, potassium chloride, povidoneiodine, sodium bicarbonate, sodium sulfite, thiamine hydrochloride, axit urea và tannic. Ngoài ra Mỹ còn quy định 11 loại chất cấm sử dụng (Bảng 3.1) trong nuôi trồng thuỷ sản. Bảng 3.1. Danh mục các chất kháng sinh cấm sử dụng TT Tên chất kháng sinh cấm sử dụng 1. Chloramphenicol 2. Clenbuterol 3. Diethylstilbestrol (DES) 4. Dimetridazole 5. Ipronidazole 6. Nitroimidazoles 7. Furazolidone 8. Nitrofurazone 9. Sulfonamide 10. Fluoroquinolone 11. Glycopeptides Nguồn: FDA,1998 -Quy định của Mỹ về kiểm dịch - Phụ gia thực phẩm

Theo luật FDCA bất kỳ chất nào đƣợc sử dụng trọng sản xuất, chế tạo, đóng gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lƣu giữ thực phẩm, đều có thể đƣợc coi là phụ gia thực phẩm. Các chất loại trừ: (i) các chất đƣợc

56

chuyên gia công nhận là an toàn; (ii) các chất đƣợc sử dụng phù hợp với phê chuẩn trƣớc đó của FDA theo Luật Kiểm tra Sản phẩm Gia cầm. - Phẩm mầu thực phẩm Trừ những trƣờng hợp đƣợc phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm mầu phải đƣợc FDA kiểm tra và chứng nhận trƣớc khi đƣa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận chất phẩm mầu do một cơ quan nƣớc ngoài tiến hành không đƣợc chấp nhận thay thế cho chứng nhận của FDA.

- Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:

Mỹ áp dụng các tiêu chuẩn này một cách rất triệt để. Mặc dù các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất không phổ biến nhƣ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh nhƣng hiệu suất cản trở cao hơn, khả năng đáp ứng của các nƣớc đang phát triển còn thấp. Ví dụ, Mỹ đơn phƣơng áp dụng các tiêu chuẩn của mình để hạn chế nhập khẩu cá hồi và tôm bằng cách cấm nhập khẩu cá hồi từ những nƣớc mà theo Mỹ thì phƣơng pháp đánh bắt của họ làm ảnh hƣởng xấu đến cá heo và cấm nhập khẩu tôm từ những nƣớc sử dụng lƣới quét có hại tới rùa biển.

- Các yêu cầu về nhãn mác

Ngoài những yêu cầu về nhãn mác thông thƣờng nhƣ:

+ Phải có dán nhãn phía bên ngoài, nơi dễ nhìn thấy nhất trên các thùng chứa hoặc bao bì.

+ Nội dung trên nhãn mác bao gồm: tên sản phẩm, xuất xứ, nơi sản xuất, tên và địa chỉ nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, sản phẩm sử dụng có thể ăn sống hay không, phƣơng pháp bảo quản, khối lƣợng, mã số mã vạch.

Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải đƣợc đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thƣơng hiệu đã đƣợc đăng ký tại Mỹ, hoặc tƣơng

57

tự đến mức gây nhầm lẫn. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chƣớc nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Hơn nữa, FDA còn đƣa ra yêu cầu phải ghi rõ thành phần, giá trị dinh dƣỡng. Đạo luật An ninh trang trại và Đầu tƣ nông thôn, (gọi tắt là Đạo luật H.R.2646 đƣợc ban hành tháng 5/2002, trong đó có điều khoản 10806 quy định chỉ có giống cá da trơn có tên khoa học là Ictaluridae nuôi trồng ở nƣớc Mỹ mới đƣợc dùng chữ catfish (cá da trơn) để ghi nhãn mác, còn các loại cá da trơn khác không đƣợc ghi chữ catfish trên bao bì, nhãn mác. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn vào thị trƣờng Mỹ sẽ phải thay đổi nhãn hiệu sản phẩm và bao bì, gây thiệt hại đáng kể do việc phát sinh thêm chi phí đầu vào cho việc in ấn lại bao bì, nhãn mác, quảng cáo marketing, gây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới.

Đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học Luật an ninh y tế sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học năm 2002 (Public Health Security and Bioterroism Preparedness and Response Act of 2002) thƣờng gọi tắt là Luật Chống khủng bố sinh học, do tổng thống Mỹ ký ngày 12/6/2002 đã chỉ định và giao quyền cho Bộ trƣởng Y tế tiến hành các biện pháp cần thiết để đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học nhằm vào nguồn cung thực phẩm cho Mỹ. Theo Luật, chỉ các cơ sở sản xuất/ chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm dành cho tiêu dùng ở Mỹ mới đăng ký. Mặt hàng tôm là một trong những sản phẩm phải đăng ký.

- Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (Food Safety Modernization - FSMA)

Từ ngày 1/10/2012 - 31/12/2012, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ phải thực hiện đăng ký thông tin với với Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Mỹ theo quy định của Luật Hiện đại

58

hóa An toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA). Kể từ thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ phải đăng ký với FDA 2 năm/lần. FSMA yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm đã đăng ký thông tin với FDA theo quy định trong mục 415 của Đạo Luật về Thực phẩm, Dƣợc phẩm và Mỹ phẩm phải tiến hành đăng ký lại với cơ quan này theo nội dùng đăng ký mới quy định bổ sung tại mục 102 của FSMA. Giai đoạn đăng ký đầu tiên diễn ra từ 1/10/2012 đến 31/12/2012. Mục 102 bổ sung thêm các mặt hàng thực phẩm mới so với danh mục thực phẩm cũ nêu tại điểm 21 CRF 170.3. Trong đó, mục “Sản phẩm thủy hải sản” (Fishery/Seafood Products) tại danh mục cũ đƣợc đổi thành “Sản phẩm thủy hải sản: các loài cá; cá nguyên con hoặc philê; thủy sản có vỏ; sản phẩm thủy sản ăn liền; thủy sản chế biến và các sản phẩm thủy sản khác”.

-Đạo luật nông nghiệp (Farm bill 2008)

Ngày 4/2/2014 Thƣợng viện Mỹ đã thông qua Luật Nông trại 2008 với ngân sách trợ cấp cho các nông trại lên đến gần 1.000 tỷ USD. Trong dự luật này có điều khoản chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý dƣợc phẩm và thực phẩm sang Bộ Nông nghiệp (United State Department of Agriculture - USDA). Ðây đƣợc coi là hàng rào thƣơng mại nhằm bảo vệ lợi ích ngƣời nuôi cá da trơn của Mỹ nhƣng gây khó cho cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam bởi khi USDA tiếp quản chức năng này thì cơ quan này sẽ áp dụng những tiêu chuẩn gắt gao hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu tƣơng đƣơng nhƣ áp dụng cho các sản phẩm cá da trơn nội địa.

- Các yêu cầu về đóng gói bao bì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống nhƣ các nƣớc phát triển khác, Mỹ cũng áp dụng các quy định tƣơng đối chặt và tƣơng đồng với nhau về bao bì sản phẩm. Chất liệu bao bì đóng gói giới hạn trong một số chất cho phép, có thể tái sinh và tái sử dụng.

59

Các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ nếu muốn xuất khẩu hàng hóa của mình. Về bao bì bằng nhựa phải đảm bảo không ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm và chất nhựa của bao bì không gây ra bất cứ phản ứng và nguy hại nào.

- Nhãn sinh thái

Mỹ và một số nƣớc EU, Nhật Bản đã cho thanh tra lại việc cho dán nhãn sinh thái đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu và đƣa thêm một số tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng… vào những yêu cầu để sản phẩm có thể dán nhãn sinh thái.

3.1.1.2. Các loại rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng dệt may

Hệ thống quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng đối với sản phẩm dệt may của Mỹ là rất phức tạp do có rất nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các hiệp hội, các tổ chức quốc tế nghiên cứu và phát triển. Các quy định, tiêu chuẩn này rất khắt khe và cũng là các rào cản kỹ thuật rất lớn đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Hệ thống các quy định tiêu chuẩn đó bao gồm:

- Luật tăng cƣờng an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA) - Qui định hải quan về xuất sứ hàng hoá (luật 19 C.F.R phần 102) - Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70)

- Luật ghi nhãn sản phẩm từ len ( 15 U.S.C. 68) và lông thú (15.U.S.C. 69)

- Quy định ghi nhãn hƣớng dẫn sử dụng hàng may mặc (16 CFR phần 423)

60

- Qui định về "Chứng chỉ tuân thủ tổng quát "của CPSIA (ngày có hiệu lực 10.02.2010)

-16 CFR 1610 - tiêu chuẩn tính cháy của quần áo

- 16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em - 16 CFR 1303 Tổng hàm lƣợng chì trong sơn và bề mặt phủ - PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lƣợng chì trong chất nền

- PL 110-314, sec 108 - Hàm lƣợng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em - 16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm cho trẻ em

- 16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ em dƣới 3 tuổi

- Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng

- Các amin thơm gây ung thƣ (liên quan đến thuốc nhuộm azo) - Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ ngân, nikel..) - Các hợp chất hữu cơ thiếc ( thí dụ : MBT, TBT, TPhT...)

- Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu cơ chứa clo nhƣ clobenzen, clotoluen)

- Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE, octo BDE..) -Focmaldehyt

-Phthalat (ví dụ: DEHP, DINP...) [29]

Từ hệ thống các quy định, tiêu chuẩn nhƣ trên có thể nhóm và phân tích các đặc điểm riêng của chúng nhƣ sau:

61

Việc áp dụng tiêu chuẩn nào là tùy thuộc vào từng mặt hàng cụ thể. Ví dụ Hiệp hội các chuyên gia hóa học và màu sản phẩm dệt của Mỹ (American Association of Textile Chemists and Colorists) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dêt may Mỹ (American Textile Manufacturers Institute) quy định các tiêu chuẩn về kiểm ta sắc nhuộm sản phẩm dệt, công nghệ hoàn tất, làm sạch sản phẩm. Điển hình có quy định về

các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng. Các tiêu chuẩn về vải công nghiệp do Hiệp hội vải công nghiệp quốc tế (Industrial Fabrics Association International), Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt Mỹ quy định; các tiêu chuẩn về quần áo ngủ nhƣ 16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em do Hiệp hội sản phẩm quần áo ngủ quốc tế (International Sleep Products Association) quy định; các tiêu chuẩn về vải không dệt do Hiệp hội vải không dệt (Association of Nonwoven Fabrics Industry), Hiệp hội kiểm tra và vật liệu Mỹ (American Society for Testing and Materials) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế quy định.

-Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng

Các mặt hàng dệt may, vải vóc đƣợc liệt kê vào chủng loại hàng dễ cháy. Vì vậy, các mặt hàng này muốn gia nhập thị trƣờng Mỹ cần phải tuân thủ theo các quy định về tính dễ bén lửa của Luật về sản phẩm dễ cháy (FFA). Theo quy định mới thì vải sợi, hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn về vải dễ cháy tránh trƣờng hợp sản phẩm quá dễ cháy, gây nguy hiểm đến ngƣời tiêu dùng. Các loại vải mỏng, vải xốp thƣờng dễ bắt cháy rất nhanh, các loại quần áo, thảm, đồ ngủ của trẻ em đều đƣợc quy định các mức tiêu chuẩn cháy khác nhau. Một số loại sản phẩm đƣợc nhập khẩu vào Mỹ và

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 63 - 77)