Đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 88 - 99)

5. Kết cấu của luận văn:

4.1.1. Đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu

4.1.1.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ và Nhật Bản

Ngành dệt may Việt Nam có bề dày phát triển và là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào công cuộc cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may ngày càng gia tăng qua các năm. Hiện nay, theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cả nƣớc có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may, thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Mỗi một tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150-200 nghìn lao động, trong đó có 100

78 4.8 5.9 7.8 9.1 9.1 11.2 14 15.1 17.9 24.46 23% 32% 17% 0% 23% 25% 8% 19% 16% 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0 5 10 15 20 25 30 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) % tăng trưởng

nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50-100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân (84%), tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng đều qua các năm và hiện trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của nƣớc ta. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD; tăng 18,5% so với cùng kỳ; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 24,46 tỷ USD; tăng 15,9% so với năm 2013.

Hình 4.1. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Về thị trƣờng xuất khẩu, hàng dệt may Việt Nam tăng trƣởng tốt ở các thị trƣờng nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam thì đến hết tháng 7/2014, sản lƣợng xuât khẩu sang Mỹ đạt 5,6 tỷ USD tăng 14,2%, xuất khẩu sang Châu Âu đạt 1,9 tỷ USD, tăng 26,5%, sang Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12,3%, sang Hàn Quốc đạt 0,9 tỷ USD, tăng 36,7%.

79

Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 và 7 tháng năm 2014 đƣợc thể hiện qua biểu đồ dƣới đây:

Hình 4.2. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo ngành dệt may và tổng cục hải quan

Nhìn trên biểu đồ 4.2 ta thấy Mỹ là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất hàng dệt may của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu 49% năm 2013 và 48% 7 tháng đầu năm 2014. Tiếp theo đó là EU và thứ 3 là Nhật Bản với tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật là 12% năm 2013 và 13% 7 tháng đầu năm 2014.

Sản lƣợng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ năm 2014 ƣớc đạt 9,8 tỷ USD tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013. Sức tăng trƣởng mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ đạt mức khá. Dự báo xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục đạt tăng trƣởng tốt, tăng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD.

Đối với Mỹ, thị phần dệt may Việt Nam tại Mỹ đang cải thiện trong khi các nƣớc Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia đều giảm. Điều này cho thấy, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đang tăng dần trên thị trƣờng Mỹ. 11.21 15.83 17.02 20.1 11.67 6.12 6.87 7.43 8.61 5.6 1.881.15 2.511.68 2.361.96 2.732.38 1.91.4 0.72 1.19 1.3 1.64 0.9 0 5 10 15 20 25 2010 2011 2012 2013 8T2014 Tỷ USD Tổng KNXK Mỹ EU Nhật Bản Hàn Quốc 49% 8% 12% 17% 15% 48% 9% 13% 15% 14% Mỹ EU Nhật Bản Hàn Quốc Khác

80

Hình 4.3. Chuyển dịch thị trƣờng nhập khẩu may mặc của Mỹ (5 tháng đầu

năm 2014 so với năm 2013)

Hình 4.4. Nhập khẩu may mặc của Mỹ theo nƣớc (5 tháng đầu 2014)

Nguồn: Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA)

Theo số liệu thống kê trên hình 4.3 và 4.4, hàng dệt may Việt Nam có tỷ trọng lớn thứ 2 tại thị trƣờng Mỹ, ngày càng có ƣu thế hơn và đƣợc chuyển dịch từ các thị khác sang. Triển vọng khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng đƣợc ký kết, Mỹ là nƣớc lớn tham gia hiệp định sẽ góp phần tăng giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào thị trƣờng này.

Theo Bộ thƣơng mại Mỹ dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Mỹ đến năm 2025 đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hình 4.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Mỹ đến năm 2025

Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ

32.1% 11.5% 6.9% 6.8% 5.1% 4.8% 3.4% 29.4% Trung Quốc Việt Nam Indonesia Bangladesh Ấn Độ Mexico Campuchia Khác 5.3 7.2 8.5 9.7 11.1 12.4 13.7 15 16.4 35.8% 18.1% 14.1% 14.4% 11.7% 10.5% 9.5% 9.3% 0 0.2 0.4 0 5 10 15 20 2009 2011 2013 2015 2017 2019 2021 2023 2025 KNXK (tỷ USD) Tăng trƣởng (%)

81 Hình 4.6. Dự báo kim ngạch NK hàng dệt may của Mỹ Hình 4.7. Dự báo kim ngạch NK hàng dệt may của Mỹ từ nhóm các nƣớc thứ 2

Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ

Nhƣ vậy theo 3 hình trên, Bộ thƣơng mại Mỹ dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Mỹ có xu hƣớng giảm và tăng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nhóm nƣớc thứ 2. Trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam dự báo có xu hƣớng tăng và sẽ đạt mức 16,4 tỷ USD vào năm 2025.

Nhật Bản là thị trƣờng nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 của Việt Nam sau thị trƣờng Mỹ và EU, nhƣng lại là thị trƣờng có kim ngạch nhập khẩu tăng rất mạnh thời gian từ 2007 đến nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng từ mức 700 triệu USD năm 2007 lên mức 2.410 triệu USD năm 2013. Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản đƣợc hƣởng thuế ƣu đãi theo hệ thống GSP của Nhật Bản. Đây là một trong những thuận lợi lớn cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh không chỉ về kim ngạch, mà còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh cả về khối lƣợng. Tuy nhiên, hàng dệt may của Việt Nam đang phải đƣơng đầu với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt của hàng dệt may Trung Quốc và của các nƣớc ASEAN khác. Với nhiều nỗ lực trong việc đổi mới qui trình công nghệ, trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng

82

cao chất lƣợng hàng dệt may xuất khẩu, hàng dệt may cũng đang dần chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng Nhật Bản và tạo đƣợc ấn tƣợng tốt về chất lƣợng và giá cả cũng nhƣ tính thời trang của sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng Nhật Bản. Việt Nam chủ trƣơng đánh giá cao thị trƣờng này và coi đó là một bạn hàng mang tính chiến lƣợc lâu dài.

Từ năm 2010 đến nay, kim nga ̣ch xuất khẩu hàng dê ̣t may của Viê ̣t Nam có xu hƣớng tăng trƣởng ổn định, trung bình khoảng 20%/năm. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản đạt 2,62 tỷ USD, tăng 10,25% so với năm 2013.

Hình 4.8. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng Nhật Bản (USD).

Nguồn: Hải quan Việt Nam (www.vietnamexport.com)

4.1.1.2. Những ảnh hưởng tích cực của rào cản kỹ thuật tới mặt hàng dệt may xuất khẩu

Trƣớc tiên, phải khẳng định rào cản kỹ thuật làm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm của hàng dệt may từ việc thay đổi nhận thức từ việc chỉ tập trung vào quy cách đóng gói, mẫu mã đến phải tập trung vào chất lƣợng, nguồn gốc xuất xứ của các loại nguyên liệu đầu vào của sản phẩm; từ việc chỉ nhấn mạnh chất lƣợng sản phẩm đến nhấn mạnh quy trình sản xuất và chất lƣợng

83

sản phẩm; từ việc chỉ coi lợi nhuận kinh tế là ƣu tiên hàng đầu đến nhấn mạnh lợi nhuận kinh tế và lợi ích ngƣời tiêu dùng.

Các rào cản kỹ thuật tạo động lực, sức ép giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải cải tiến phƣơng thức sản xuất, đầu tƣ theo chiều sâu, cải tiến chất lƣợng để đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn, quy định khắt khe cũng nhƣ các quy trình đánh giá sự phù hợp cao của các nƣớc nhập khẩu. Rào cản kỹ thuật đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu, nâng cao hình ảnh, chất lƣợng và uy tín của mình để tăng trƣởng xuất khẩu và mở rộng thị trƣờng ra thế giới.

Chính những rào cản kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờng đã ảnh hƣởng tích cực tới hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam. Để đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về môi trƣờng, các doanh nghiệp đã có những biện pháp hiệu quả để tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn môi trƣờng. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp có các biện pháp ngăn ngừa xử lý môi trƣờng tốt nhƣ áp dụng công nghệ xử lý khí thải thông qua bộ phận thu khí lò hơi; sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên liệu của ngành dệt nhuộm thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu tại nguồn khác nhau; Có các hệ thống xử lý nƣớc thải cho các dây chuyền dệt nhuộm, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các khu công nghiệp dệt may có trung tâm xử lý nƣớc thải tập trung. Việt Nam có hơn 10 trung tâm kiểm tra các loại thuốc nhuộm bị cấm tại các cơ sở xuất khẩu sản phẩm may mặc, có hơn 20 tổ chức kiểm tra ở Việt Nam đã có trình độ xác thực để cấp báo cáo kiểm tra về thuốc nhuộm bị cấm. Hiện tại, có trên 200 doanh nghiệp nhận chứng chỉ xác thực về tiêu chuẩn Oeko- TexStandard l00. Điều này rất tốt cho cạnh tranh công bằng trên thị trƣờng nội địa và để ngƣời tiêu dùng hàng đầu lựa chọn đƣợc các sản phẩm đạt yêu cầu. Đồng thời có ý nghĩa đối với Việt Nam khi mở rộng khối lƣợng xuất khẩu sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó, đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ

84

thống tiêu chuẩn quản lý môi trƣờng ISO 14000 nhƣ dệt Phong Phú, Việt Thắng và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch nhƣ Công ty TanTech; Công ty ChanShin; Công ty Samwoo, Công ty Tong Hong,... nhằm nâng cao khả năng đáp ứng đƣợc các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng ngày càng chặt chẽ của các thị trƣờng nhập khẩu lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...[8]

Rào cản kỹ thuật của các nƣớc nhập khẩu nhƣ Mỹ và Nhật đã góp phần bảo vệ ngƣời lao động tốt hơn thông qua các quy định cấm sử dụng lao động trẻ em, lao động cƣỡng bức… Đáp ứng đƣợc các rào cản kỹ thuật giúp nâng cao lợi ích về môi trƣờng và trách nhiệm xã hội cho nƣớc xuất khẩu.

Các rào cản kỹ thuật ngày càng đƣợc siết chặt nhất là khi tham gia ký kết Hiệp định TPP, năng lực đàm phán, thƣơng lƣợng của các doanh nghiệp càng phải nâng cao để đối phó và giải quyết các tranh chấp quốc tế. Việc thƣờng xuyên phải cọ sát, đƣơng đầu với các vấn đề về rào cản kỹ thuật ngày càng gia tăng của các thị trƣờng nhập khẩu, ở khía cạnh tích cực, cũng giúp các nhà quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam có nhiều trải nghiệm thực tế quý giá, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng ứng phó và vƣợt rào... Trên thực tế, hiện nay các doanh nghiệp dệt may lớn nhƣ May 10, Việt Tiến đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của các rào cản kỹ thuật và năng lực đáp ứng đã nâng cao rõ rệt đối với các tiêu chuẩn khắt khe nhƣ nhãn mác, trách nhiệm xã hội SA8000, WRAP….

Những rào cản về xuất xứ hàng hoá, nhất là hai lĩnh vực dệt may và da giày cũng sẽ giúp cho ngành dệt, sản xuất dâu, tằm tơ, trồng bông của Việt Nam dần đƣợc khôi phục. Với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thâm dụng lao động của Việt Nam nhƣ ngành may mặc, da giày, TPP sẽ trợ giúp 2 ngành này tiếp cận thị trƣờng Hoa Kỳ với mức thuế quan ƣu đãi 0%, thay vì phải chịu thuế suất từ 7-15% nhƣ hiện nay. Khi đó, triển vọng xuất khẩu của Việt

85

Nam sẽ tăng lên “cả về lượng và chất”. TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi sớm hơn dự đoán nhờ sự gia tăng về xuất khẩu. Ngành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam trợ giúp cho ngành may mặc và da giày sẽ đƣợc phục hồi, tạo công ăn việc làm cho xã hội, giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp mà hơn 100.000 doanh nghiệp đã phá sản gây ra trong 3 năm qua. Đây chính là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam gia tốc sự phát triển.

4.1.1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của rào cản kỹ thuật tới mặt hàng dệt may xuất khẩu

Thứ nhất, để đáp ứng các rào cản kỹ thuật của các nƣớc nhập khẩu chính của dệt may xuất khẩu Việt Nam nhƣ Mỹ và Nhật, các doanh nghiệp xuất khẩu đã phải tăng chi phí bao gồm chi phí sản xuất nhƣ thay đổi điều kiện sản xuất, đầu tƣ mới dây chuyền máy móc, công nghệ và chi phí xuất khẩu nhƣ bao bì, nhãn mác… Điều này, làm giá sản xuất đầu vào của sản phẩm tăng lên, do đó giá thành sẽ tăng lên làm giảm năng lực cạnh tranh đối với hàng dệt may xuất khẩu. Nếu không tăng giá bán thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm, dẫn đến giảm nguồn tài chính cho việc tái đầu tƣ, mở rộng và phát triển sản xuất. Nếu tăng giá bán thì sẽ ảnh hƣởng đến lƣợng cầu sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm giảm dẫn đến việc giảm sản lƣợng xuất khẩu. Điều này buộc doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thích nghi với yêu cầu của các thị trƣờng xuất khẩu, nếu không sẽ mất thị phần xuất khẩu và dẫn tới phá sản, giảm giá trị thƣơng hiệu trên thị trƣờng thế giới.

Hiện nay theo kết quả điều tra, Việt Nam có 80% doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ nên vốn dành cho trang thiết bị là không nhiều, thông thƣờng chỉ chiếm 0,2 – 0,3% doanh thu. Do vậy, muốn đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn khắt khe về chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí không nhỏ để thay đổi công nghệ, đƣa máy móc, hệ thống quản lý tiên

86

tiến vào sản xuất. Đây cũng là một khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may.

Mặt khác, việc thực hiện rào cản xanh cũng yêu cầu các tiêu chuẩn môi trƣờng và nhãn mác sinh thái phải đƣợc áp dụng trong quy trình sản xuất, xử lý, lƣu trữ và vận chuyển sản phẩm hình thành nên hệ thống quản lý môi trƣờng hoàn thiện và không ô nhiễm và ảnh hƣởng đến từng mắt xích quy trình từ sản xuất, bán hàng đến xử lý thải loại. Vì vậy, để đáp ứng tiêu chuẩn môi trƣờng của các quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất dệt may của Việt Nam phải tăng chi phí cho đầu tƣ các thiết bị, máy móc, lao động, chi phí xác thực và kiểm tra tại chỗ tại các tổ kiểm tra nƣớc ngoài. Với lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam là chi phí lao động thấp, giá thành sản phẩm rẻ. Tuy nhiên, khi phải đáp ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng phát sinh sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm. Hơn nữa, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia EU là những thành viên quan trọng của “Ủy ban Thƣơng mại và Môi trƣờng” trong WTO. Hoạt động của họ luôn dẫn đến hiệu ứng Domino vì vậy một số quốc gia công nghiệp hóa mới nổi cũng bắt chƣớc họ tạo ra rào cản kỹ thuật, do vậy hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam có thể phải đối mặt với tình huống nghiêm trọng hơn.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)