Khái quát về TPP và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn:

1.2.3. Khái quát về TPP và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại

1.2.3.1. Khái quát về TPP

Hiệp định TPP (tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dƣơng. Do lúc đầu chỉ có 4 nƣớc tham gia nên còn đƣợc gọi là P4.

Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3 nƣớc Chile, Newzealand và Singapore (P3) phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mexico. Tháng 4 năm 2005, Brunei xin gia nhập với tƣ cách thành viên sáng lập trƣớc khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4.

Đây là Hiệp định mang tính "mở". Tuy không phải là chƣơng trình hợp tác trong khuôn khổ APEC nhƣng các thành viên APEC đều có thể gia nhập nếu quan tâm. Singapore đã nhiều lần thể hiện mong muốn mở rộng TPP và sử dụng TPP nhƣ một công cụ để hiện thực hóa ý tƣởng về Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình Dƣơng của APEC (FTAAP).

Tháng 9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP. Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2008, Úc và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP. Tại buổi họp báo công bố việc tham gia của Úc và Peru, đại diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để

31

thiết lập một khuôn khổ mới cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP đƣợc lên lịch và diễn ra cho đến nay.

Từ năm 2006, qua nhiều kênh, Singapore đã rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP - P4. Trƣớc những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế và chính trị, Việt Nam chƣa nhận lời mời này của Singapore.

Tuy nhiên, với việc Mỹ quyết định tham gia TPP, và trƣớc khi tuyên bố tham gia TPP, Mỹ đã mời Việt Nam cùng tham gia Hiệp định này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc tham gia hay không tham gia TPP.

Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tƣ cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tƣ cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trƣớc đó, tháng 10 năm 2010, Malaysia chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nƣớc tham gia đàm phán lên thành 9 nƣớc. [21]

Từ năm 2010 đến nay, ngoài 9 thành viên kể trên, có sự tham gia của 3 nƣớc là Nhật Bản, Mexico và Canada nâng tổng số thành viên của TPP lên 12 nƣớc.

- TPP - “FTA của thế kỷ 21”

Tham gia đàm phán TPP, Mỹ tuyên bố nƣớc này kỳ vọng TPP sẽ tạo dựng một chuẩn mới cho các “FTA của thế kỷ 21”. Rõ ràng đây không phải là một tuyên bố hình thức khi ngƣời ta nhìn vào các FTA mà Mỹ đàm phán trong thời gian gần đây (FTA với Panama, Colombia và đặc biệt là FTA với Hàn Quốc). Mong muốn đằng sau tuyên bố này là Mỹ sẽ cố gắng để TPP có phạm vi lớn nhất có thể, và với mức độ mở cửa rộng nhất có thể.

Với tham vọng nhƣ vậy của “ngƣời cầm trịch”, đàm phán TPP khó có thể là một đàm phán ở mức độ “tự do cầm chừng” hay phạm vi “tự do hạn chế”.

32

Những yếu tố nêu trên là căn cứ để nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù chƣa xác định các nội dung đàm phán thực chất, TPP sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng, với xu hƣớng đàm phán tự do mạnh mẽ , ví dụ:

- Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn

- Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính

- Đầu tƣ: Tăng cƣờng các quy định liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài và bảo vệ nhà đầu tƣ

- Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với mức trong WTO (WTO+)

- Các biện pháp SPS, TBT: Siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật;

- Cạnh tranh và mua sắm công: Tăng cƣờng cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công

- Các vấn đề lao động: đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội (nghiệp đoàn), quyền tập hợp và đàm phán chung của ngƣời lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cƣỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lƣợng lao động.

- Các vấn đề phi thƣơng mại khác: Tăng yêu cầu về môi trƣờng. [32] Để duy trì cơ chế có thể kết nạp thêm các thành viên mới trong tƣơng lai và các bên có thể tiếp tục đàm phán những vấn đề phát sinh khi Hiệp định TPP có hiệu lực, “tính mở” của TPP, các nhóm đàm phán đang nỗ lực đƣa ra nhiều đề xuất và biện pháp liên quan giúp mang lại nhiều lợi ích nhất cho tất cả các bên tham gia.

Một điểm mới và khác biệt trong đàm phán hiệp định TPP so với các FTA khác là sự có mặt tham gia trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm, nguyện

33

vọng đối với các nội dung đàm phán của Hiệp định của các đối tƣợng liên quan nhƣ doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội tại mỗi phiên đàm phán.

Theo các lãnh đạo các nƣớc tham gia Hiệp định TPP, đàm phán TPP đang bƣớc vào giai đoạn kết thúc. Sau phiên đàm phán chính thức cuối cùng (thứ 19) diễn ra tại Brunei vào tháng 8 năm 2013, các nƣớc tham gia đã tiến hành thêm 7 phiên đàm phán không chính thức và 4 phiên họp cấp bộ trƣởng.

Bà Elizabeth Ward, trƣởng đoàn đàm phán của Úc về Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), cho biết hiện tại đã chốt đƣợc 9 trong số 30 chƣơng của hiệp định và phần lớn các chƣơng khác sắp đƣợc hoàn tất. Các chƣơng này đƣợc hoàn tất bao gồm: khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác và xây dựng năng lực, thƣơng mại qua biên giới trong lĩnh vực dịch vụ, hải quan, phát triển, sự nhất quán về quy định, doanh nghiệp vừa và nhỏ, viễn thông, nhập cảnh tạm thời.

Tháng 11/2011, các nguyên thủ 9 nƣớc thành viên đã công bố một Bản khung sơ bộ (Broad Outline) của đàm phán TPP. Theo Bản khung sơ bộ này thì Hiệp định TPP sẽ bao gồm các cam kết trong cả các lĩnh vực thƣơng mại và phi thƣơng mại.

Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các lĩnh vực và định hƣớng đàm phán tƣơng ứng theo Bản khung sơ bộ đàm phán TPP tháng 11/2011

STT Lĩnh vực Các định hƣớng đàm phán

1 Cạnh tranh Tạo lập và duy trì pháp luật và các cơ quan cạnh tranh, đảm bảo công bằng trong thủ tục thực thi luật cạnh tranh, minh bạch, bảo vệ ngƣời tiêu dùng và quyền hành động của khu vực tƣ nhân.

2 Hợp tác và Xây dựng năng lực

Cơ chế hợp tác và hỗ trợ xây dựng mang tính thiết chế - Linh hoạt

34 3 Dịch vụ

xuyên biên giới

Các nguyên tắc chính điều chỉnh lĩnh vực này - Công bằng

- Mở

- Minh bạch

4 Hải quan - Thủ tục hải quan có thể dự đoán trƣớc, minh bạch, nhanh chóng và thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại (hƣớng tới việc liên kết các doanh nghiệp TPP trong chuỗi cung cấp và sản xuất khu vực).

- Hợp tác hải quan 5 Thƣơng mại

điện tử -

Hƣớng tới nền kinh tế “số”

- Hƣớng tới các vấn đề về thuế quan trong môi trƣờng số, chứng thực giao dịch điện tử và bảo vệ ngƣời tiêu dùng.

6 Môi trƣờng - Thƣơng mại và môi trƣờng cần phát triển tƣơng hỗ.

- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trƣờng và cơ chế giám sát việc thực thi cũng nhƣ hợp tác hỗ trợ

Đang thảo luận về một số vấn đề mới nhƣ : - Đánh cá trên biển

- Bảo tồn đa dạng sinh học - Chống sinh vật ngoại lai - Biến đổi khí hậu

- Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng 7 Dịch vụ tài

chính

- Minh bạch, không phân biệt đối xử

35 mới

- Bảo hộ đầu tƣ và cơ chế giải quyết tranh chấp - Đảm bảo chủ quyền của các nƣớc, đặc biệt trong trƣờng hợp có khủng hoảng tài chính

8 Mua sắm chính phủ

Những nguyên tắc cơ bản và thủ tục đấu thầu công: - Công bằng

- Minh bạch

- Không phân biệt đối xử 9 Sở hữu trí

tuệ

- Dựa trên và phát triển từ TRIPS

- Phản ánh các cam kết đã nêu trong Tuyên bố Doha về TRIPS và Y tế cộng đồng (ghi nhận sự cần thiết của việc áp dụng linh hoạt các quy định của TRIPS trong vấn đề quyền tiếp cận thuốc của cộng đồng, nhƣng chƣa có cơ chế cụ thể cho việc này). 10 Đầu tƣ Phạm vi vấn đề đàm phán

- Không phân biệt đối xử ; - Chuẩn đối xử tối thiểu ; - Quy tắc về tịch thu tài sản ;

- Các quy định cấm các yêu cầu cụ thể về hoạt động kinh doanh của nhà đầu tƣ ;

- Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nƣớc – nhà đầu tƣ nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch

- Quyền của nƣớc nhận đầu tƣ trong việc bảo vệ lợi ích công cộng

11 Lao động Phạm vi đàm phán

- Bảo vệ các quyền của ngƣời lao động

- Cơ chế đảm bảo hợp tác, phối hợp và đối thoại về các vấn đề lao động

12 Các vấn đề pháp lý

Các nguyên tắc đảm bảo thực thi Hiệp định: - Quy tắc giải quyết tranh chấp

- Các ngoại lệ về vấn đề minh bạch trong quá trình ban hành pháp luật nội địa

36 13 Thƣơng mại

hàng hóa

Phạm vi đàm phán:

- Lộ trình cắt bỏ thuế quan của tất cả các dòng thuế (khoảng 11.000 dòng).

- Quy tắc xuất xứ

- TBT, SPS và Phòng vệ thƣơng mại: Dựa trên nền của WTO (phát triển theo hƣớng minh bạch hơn và hợp tác hơn)

- Dệt may: Một loạt các quy định liên quan, bao gồm cơ chế hợp tác hải quan, thủ tục thực thi, quy tắc xuất xứ, cơ chế đàm phán đặc biệt.

14 Thƣơng mại

dịch vụ Các nguyên tắc cơ bản: - Mở cửa tất cả các ngành dịch vụ (không đề cập đến cấp độ “phân ngành”);

- Phƣơng pháp đàm phán: Chọn bỏ + cho phép đàm phán các ngoại lệ trong một số lĩnh vực.

Nguồn: Trung tâm WTO

1.2.3.2. Quy định về rào cản kỹ thuật trong TPP

Trong Hiệp định TPP, các rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại (TBT) sẽ tiếp tục củng cố và phát triển các quyền và nghĩa vụ hiện tại quy định ở Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại của WTO, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại giữa các nƣớc TPP và giúp các nhà quản lý trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn, bảo vệ môi trƣờng và đạt đƣợc các mục tiêu chính sách chính đáng khác.

Hiệp định này sẽ mở rộng và làm rõ Hiệp định về Hàng rào Kĩ thuật trong Thƣơng mại đƣợc kí kết tại vòng đàm phán Tokyo. Hiệp định tìm cách để đảm bảo rằng các kết quả đàm phàn và tiêu chuẩn kĩ thuật, cũng nhƣ là qui trình kiểm tra và cấp giấy phép không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thƣơng mại. Tuy nhiên, Hiệp định công nhận rằng các nƣớc có quyền thiết lập các mức bảo vệ hợp lý cho cuộc sống, sức khỏe của con ngƣời, động thực vật và môi trƣờng, và không bị ngăn cản đƣa ra các biện pháp cần thiết

37

để áp dụng đƣợc các mức bảo vệ đó. Chính vì vậy Hiệp định khuyến khích các nƣớc sử dụng tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện nƣớc mình, nhƣng nó không đòi hỏi các nƣớc thay đổi mức độ bảo vệ do sự tiêu chuẩn hóa này.

Đặc điểm tiến bộ của Hiệp định đƣợc sửa đổi này còn thể hiện ở việc xem xét tới phƣơng pháp sản xuất và chế biến liên quan đến đặc tính của hàng hóa. Phạm vi của qui trình đánh giá sự phù hợp đƣợc mở rộng và các nguyên tắc đƣợc chỉnh sửa chính xác hơn. Các điều khoản thông báo áp dụng cho chính quyền địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ đƣợc nêu chi tiết hơn hiệp định của vòng đàm phán Tokyo. Qui tắc Thực hành đúng (Code of Good Practice) để chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn do cơ quan tiêu chuẩn hóa đề ra đƣợc thông qua bởi các cơ quan, tổ chức của khu vực tƣ nhân và khu vực công đƣợc quy định tại phụ lục của Hiệp định này.

Hiệp định TBT đƣợc WTO thông qua nhằm mục tiêu thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này sao cho chúng đƣợc các nƣớc thành viên WTO sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ. Các nguyên tắc và điều kiện đƣợc đƣa ra trong TBT mà các nƣớc thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá.

Theo nội dung của TBT, các loại hàng hoá thƣờng là đối tƣợng của các biện pháp kỹ thuật bao gồm:

- Máy móc thiết bị

 Các công cụ lắp ráp và xây dựng chạy điện

 Các thiết bị chế biến gỗ và kim loại

 Thiết bị y tế

38 - Các sản phẩm tiêu dùng  Dƣợc phẩm  Mỹ phẩm  Bột giặt tổng hợp  Đồ điện gia dụng

 Đầu máy video và tivi

 Thiết bị điện ảnh và ảnh

 Ôtô

 Đồ chơi

 Một số sản phẩm thực phẩm

- Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp

 Phân bón

 Thuốc trừ sâu

 Các hoá chất độc hại

Trong TPP, một số nƣớc tham gia đàm phán, trong đó có Mỹ đang hƣớng mục tiêu vào TPP để xây dựng các quy định loại bỏ rào cản kỹ thuật thƣơng mại không có cơ sở (TBT) và đƣợc xây dựng dựa trên cam kết WTO trong lĩnh vực này, và cũng để đảm bảo các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) đƣợc triển khai, thực thi một cách minh bạch, khoa học.

Cụ thể, tại điều 8.2 của hiệp định TPP, mục tiêu của chƣơng 8 “Rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại” có ghi rõ:

(a) loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thƣơng mại hàng hóa giữa các Bên;

(b) tăng cƣờng hợp tác giữa các cơ quan quản lý của các Bên chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa; và

39

(c) cung cấp một khuôn khổ để giải quyết các tác động của rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại.[32]

Ngoài ra, nội dung tại Chƣơng 8 của Hiệp định TPP thể hiện các mục tiêu, mong muốn mà các nƣớc thành viên đang tìm kiếm và hƣớng tới:

 Tạo điều kiện thuận lợi thƣơng mại. Điều này có nghĩa là các bên sẽ tăng cƣờng sự hỗ trợ phối hợp lẫn nhau trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp để tạo điều kiện tiếp cận thị trƣờng của nhau. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, các bên sẽ có những sáng kiến thích hợp cho các vấn đền hay lĩnh vực cụ thể để thông qua hợp tác công nhận lẫn nhau. Các sáng kiến đƣợc xác định bởi các bên sẽ đƣợc tập trung vào việc thúc đẩy việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế, minh bạch, trao đổi thông tin và giảm chi phí tuân thủ.

 Hiệp định TBT trong TPP đƣa ra tiêu chuẩn chung để các bên áp dụng và tiếp cận là các tiêu chuẩn quốc tế. Các bên sẽ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hoặc các bộ phận có liên quan của các tiêu chuẩn quốc tế, làm cơ sở cho quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)