9. Bố cục của luận văn
4.1.1. Hoàn thiện hơn nữa những văn bản đã ban hành
Mặc dù chủ trương cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ chưa được triển khai trong thực tế nhưng qua quá trình nghiên cứu ứng dụng những quy định của pháp luật về lĩnh vực này vào thực tế các văn bản pháp luật đã bộc lộ một sốhạn chế cần hoàn thiện như sau:
* Tiếp cận luật quốc tế về cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
Về cơ bản, hệ thống pháp luật Việt Namthường được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hiện nay quan điểm về việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nói riêng và các ngành khác nói chung tại Việt nam còn có một số điểm khác biệt được phân tích là sự hạn chế làm cản trở sự phát triển toàn diện của việc cấp Chứng chỉ hành nghề. Các nhà làm luật của Việt Nam nói chung và cụ thể các nhà làm Luật Lưu trữ nói cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống luật phápvề lĩnh vực này đảm bảo một số yêu cầu sau:
76 Ngành Lưu trữ cũng cần có lộ trình để cấp Chứng chỉ hành nghề cho toàn bộ người lao động tham gia vào các loại hình cơ quan kể cả công lập và ngoài công lập. Khắc phục tình trạng chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho một bộ phận rất nhỏ là đối tượng cán bộ công tác trong lĩnh vực dịch vụ lưu trữ. Trong khi đó, đại bộ phận những người đang giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan lưu trữ của Nhà nước quyết định sự phát triển của ngành Lưu trữ thì chưa được cấp Chứng chỉ hành nghề.
* Không nên coi Chứng chỉ hành nghề là điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.
Nên chăng, cần có giải pháp để chủ thể không có chứng chỉ hành nghề vẫn có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện là chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân khác mà không cần phải lách luật;
Ví dụ: Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp những chủ thể trên không có chứng chỉ hành nghề thì cần phải có một báo cáo minh bạch chứng mình trình độ hiểu biết, kinh nghiệm đối với ngành, nghề dự định kinh doanh hoặc phải có ít nhất một người có chứng chỉ hành nghề đối với đó xác nhận sẽ ký hợp đồng lao động sau khi doanh nghiệp được thành lập để giữ chức vụ Giám đốc đó. Như vậy sẽ tạo tiền đề để công dân Việt Nam thuận lợi trong việc tự do kinh doanh tạo ra nhiều việc làm cũng như của cải cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của của xã hội.