Quản lý đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ ở việt nam luận văn ths thông tin 60 32 03 01 pd (Trang 69)

9. Bố cục của luận văn

3.5.Quản lý đạo đức nghề nghiệp

Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Trong những năm gần đây ở nước ta, có rất nhiều ngành nghề các cơ quan quản lý ban hành bản quy định

70 quy tắc đạo đức nghề nghiệp như nghề Luật sư, nghề Công chứng, Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán, Khám chữa bệnh, Y, Dược,….Đạo đức nghề nghiệp được đánh giá rất quan trọng đối với người hành nghề. Đối với nghề Kế toán kiểm toán có tác giả đã viết “ Đạo đức nghề nghiệp - Phẩm chất quyết định chất lượng dịch vụ” [24]; Đối với ngành y trong quá trình trình góp ý cho dự thảo luật có tác giả viết“Cần đưa tiêu chuẩn y đức vào Chứng chỉ hành nghề và đặt tiêu chuẩn này ngang hàng với tiêu chuẩn về chuyên môn” [30]. Tuy nhiên, việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở một số ngành nghề như y, dược, một số ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật,…đang ở nước ta đang ở mức báo động.

Đặc biệt, đối với ngành Lưu trữ một ngành có nhiệm vụ lưu giữ những di dản văn hóa quý báu của dân tộc.Thông tin trong tài liệu lưu trữ là loại thông tin có tính xác thực, độ tin cậy cao, là cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để phục vụ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, người hành nghề trong ngành Lưu trữ nói chung và dịch vụ lưu trữ nói riêng phải tuân thủ những quy tắc đạo đức nghề nghiệpvề lưu trữ nhằm bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ có hiệu quả trong lĩnh vực hành nghề.

Quản lý đạo đức nghề nghiệp thông qua Chứng chỉ hành nghề là một yêu cầu mới của ngành Lưu trữ, để thực hiện được nội dung này các cơ quan quản lývề lưu trữ (Bộ Nội vụ) cần ban hành văn bản quy định chuẩn mực đạo đức của người làm nghề lưu trữ nói chung. Bởi vì, người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ lưu trữ hay làm việc trong các cơ quan Nhà nước về lưu trữ cũng cần tuân thủ đạo đức nghề nghiệp như nhau. Hiện nay, ngành Lưu trữ chưa có quy định cụ thể về quản lý đạo đức của người hành nghề trong ngành Lưu trữ, theo ý kiến chủ quan của tác giả, người hành nghề lưu trữ phải có phẩm chất đạo đức sau:

71 - Giữ gìn uy tín nghề nghiệp: Đối với nghề lưu trữ việc giữ gìn và uy tín là bổn phận bắt buộc trong việc hoàn thành chức năng nghề nghiệp;

- Trung thực, khách quan: Trong quá trình hành nghề, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp yêu cầu cán bộ công tác trong ngành Lưu trữ phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc vì áp lực khác làm việc mà trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

- Giữ bí mật thông tin trong tài liệu: vì người hành nghề trong nghề lưu trữ thường xuyên tiếp xúc với tài liệu lưu trữ, giá trị thông tin của tài liệu là rất quan trọng. Chính vì vậy, người hành nghề lưu trữ không được tiết lộ những thông tin trong tài liệu, không được cung cấp những thông tin, tài liệu cho cá nhân, tổ chức khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên;

- Không được móc nối hoặc lôi kéo những người khác làm trái quy định của pháp luật về lĩnh vực hành nghề.

Để quản lý tốt, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề lưu trữ. Các cơ quan, các nhân có chức năng quản lý là chủ doanh nghiệp, Sở Nội vụ, chính quyền địa phương nơi cần phối hợp chặt chẽ việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp nhằm hạn chế tối đa vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề.

Tuy nhiên, để thực hiện mục đích quản lý đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề không chỉ thực hiện bằng cách kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý mà mỗi cá nhân cần phải tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mình là chính. Vì thông thường, tài năng của con người thường biểu hiện ra bên ngoài, mọi người đều thấy còn tư tưởng đạo đức thì không hẳn như vậy. Những hành động xấu thường được giấu kín và rất khó kiểm tra. Pháp luật

72 không thể pháp chế hóa tất cả các hoạt động đa dạng, phong phú của đời sống xã hội, sự kiểm tra của các cơ quan quản lý cũng không thể bao quát hết được mọi hành vi của người hành nghề. Muốn vậy, mỗi cá nhân cần phải rèn luyện tinh thần, tu dưỡng đạo đức và nâng cao tinh thần trách nhiệm bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn của mình. Không những thế, cá nhân hành nghề lưu trữ cần được hỗ trợ từ môi trường làm việc để việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được thực hiện dễ dàng và đúng đắn hơn [29].

73

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Xuất phát từ mục đích xây dựng quy trình quản lý việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ,trong chương này, tác giả tập trung vào việc xây dựng quy trình quản lý việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ theo các giai đoạn:

Quản lý trước khi cấp: bao gồm quản lý và phát hành phôi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, Quản lý quá trình kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ;

Quản lý trong quá trình cấp: tức là quản lý quy trình cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ đảm bảo khoa học và hiệu quả.

Quản lý sau khi cấp tức là quản lý quá trình hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

Theo ý kiến chủ quan của tác giả, trong các nội dung quản lý trên tác giả đặc biệt chú trọng đến việc quản lý quá trình hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. Bởi khi đánh giá năng lực của người hành nghề thì tiêu chí quan trọng nhất nhằm đánh giá kỹ năng thực hành nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

74

Chƣơng 4:MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VIỆC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LƢU TRỮ Ở VIỆT NAM

Ở nước ta, chủ trương cấp Chứng chỉ hành nghề bắt đầu được đưa vào Luật Lưu trữ từ năm 2011đánh dấu bước tiến quan trọng về luật pháp cũng như thực tiễn hoạt động của ngành Lưu trữ.Tuy nhiên, để chủ trương này được thực hiện có hiệu quả đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ về cấp cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có những biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động này có hiệu quả mang lại lợi ích cho nhà nước, cho doanh nghiệp và cá nhân hành nghề trong lĩnh vực dịch vụ lưu trữ. Trong quá trình nghiên cứu ứng dụng những quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ ở Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau:

4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp Chứng chỉ hành nghề lƣu trữ

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lưu trữ nói chung và hệ thống pháp luật về lĩnh vực cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nói riêng là một nội dung quan trọng hàng đầu, là vấn đề mấu chốt đảm bảo tính pháp lý để công tác này có thể triển khaiđúng tiến độ và đúng hướng.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là một quá trình liên tục, có nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh quá trình cấp, quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Trên thực tế đã có ba văn bản quy phạm pháp luật làLuật Lưu trữ được ban hành năm 2011, tiếp đó Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật

75 Lưu trữ ban hành năm 2013 quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, Thông tư quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ ban hành 10/2014 nhưng hiện nay các cơ quan có thẩm quyền chưa cấp được Chứng chỉ hành nghề lưu trữ do còn thiếu rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở các góc độ khác nhau để có thể triển khai việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Thậm chí những văn bản đã ban hành cũng còn rất nhiều chi tiết cần bổ sung, làm rõ. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về lưu trữ cần quan tâm đến việc hoàn thiện chính sách pháp luật ở một số góc độ sau:

4.1.1. Hoàn thiện hơn nữa những văn bản đã ban hành

Mặc dù chủ trương cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ chưa được triển khai trong thực tế nhưng qua quá trình nghiên cứu ứng dụng những quy định của pháp luật về lĩnh vực này vào thực tế các văn bản pháp luật đã bộc lộ một sốhạn chế cần hoàn thiện như sau:

* Tiếp cận luật quốc tế về cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

Về cơ bản, hệ thống pháp luật Việt Namthường được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hiện nay quan điểm về việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nói riêng và các ngành khác nói chung tại Việt nam còn có một số điểm khác biệt được phân tích là sự hạn chế làm cản trở sự phát triển toàn diện của việc cấp Chứng chỉ hành nghề. Các nhà làm luật của Việt Nam nói chung và cụ thể các nhà làm Luật Lưu trữ nói cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống luật phápvề lĩnh vực này đảm bảo một số yêu cầu sau:

76 Ngành Lưu trữ cũng cần có lộ trình để cấp Chứng chỉ hành nghề cho toàn bộ người lao động tham gia vào các loại hình cơ quan kể cả công lập và ngoài công lập. Khắc phục tình trạng chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho một bộ phận rất nhỏ là đối tượng cán bộ công tác trong lĩnh vực dịch vụ lưu trữ. Trong khi đó, đại bộ phận những người đang giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan lưu trữ của Nhà nước quyết định sự phát triển của ngành Lưu trữ thì chưa được cấp Chứng chỉ hành nghề.

* Không nên coi Chứng chỉ hành nghề là điều kiện hoạt động của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nên chăng, cần có giải pháp để chủ thể không có chứng chỉ hành nghề vẫn có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện là chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân khác mà không cần phải lách luật;

Ví dụ: Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp những chủ thể trên không có chứng chỉ hành nghề thì cần phải có một báo cáo minh bạch chứng mình trình độ hiểu biết, kinh nghiệm đối với ngành, nghề dự định kinh doanh hoặc phải có ít nhất một người có chứng chỉ hành nghề đối với đó xác nhận sẽ ký hợp đồng lao động sau khi doanh nghiệp được thành lập để giữ chức vụ Giám đốc đó. Như vậy sẽ tạo tiền đề để công dân Việt Nam thuận lợi trong việc tự do kinh doanh tạo ra nhiều việc làm cũng như của cải cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của của xã hội.

77 Hiện nay, ngành Lưu trữ chưa có đủ văn bản mang tính pháp lý để thực hiện việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ được pháp luật quy định cần đẩy mạnh việc soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn để chủ trương cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ sớm được triển khai.

* Cơ quan có thẩm quyền quản lý lưu trữ ở TW (Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

- Ban hành văn bản quy định chi tiết nội dung kiểm tra nghiệp vụ, quy trình kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ và cấpGiấy chứng nhận kết quả nghiệp vụ lưu trữ

- Ban hành văn bản quy định chuẩn mực đạo đức nghề lưu trữ: vì phẩm chất đạo đức của người hành nghề lưu trữ cũng được coi là một trong trong những nhân tố quyết định chất lượng hành nghề của cá nhân và doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ cần ban hành văn bản quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề lưu trữ. Bởi vì, đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội nhưng phù hợp với đặc điểm của mỗi loại nghề, phản ánh bộ mặt nhân cách của người lao động và đạo đức nghề nghiệp trở thành động lực phát triển nhân cách, phát triển các năng lực chung và năng lực nghề nghiệp, làm tăng năng xuất và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của mỗi người.

Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp được hình thành. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi mỗi thành viên của xã hội phải lấy: yêu công việc, yêu nghề nghiệp, làm việc có tâm huyết hết lòng phục vụ nhân dân, cống hiến cho đất nước làm nội dung chủ yếu của đạo đức nghề nghiệp. Đó là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung mà tất cả các ngành đều phải tuân theo. Chính vì vậy bổ sung

78 điều kiện này làm điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ là một đòi hỏi tất yếu mang tính bắt buộc để từ đó người hành nghề có thước đo về chuẩn mực đạo đức trong nghề tự hoàn thiện đạo đức của bản thân cũng như các cơ quan quản lý có cơ sở để quản lý người hành nghề lưu trữ tốt hơn.

- Ban hành văn bản quy định về việc chuyển đổi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho người nước ngoài làm việc tại các dịch vụ lưu trữ.

Vì theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp thì “ Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Như vậy, trong Luật chuyên ngành về lưu trữ chưa cần bổ sung quy định về việc chuyển đổi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho người nước ngoài để phù hợp với đặc điểm hoạt động của dịch vụ lưu trữ cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Ban hành các văn bản cụ thể hóa hơn nữa những nội dung của Luật Lưu trữ và Nghị định về lưu trữ đã quy định.

+ Xây dựng tiêu chícấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữrõ ràng theo các mức khác nhau để xác định rõ những đối tượng nào cần thi tuyển cấp Chứng chỉ hành nghề, đối tượng nào xét cấp Chứng chỉ hành nghề. Đặc biệt cần quy định rõ đối tượng được đặc cách Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

VD: Người có bằng Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ về lưu trữ và có thời gian công tác 5 năm trở lên có thể xét cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

79 + Cụ thể hóahơn nữa quy định về trình độ của người được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định 01/2013/NĐ- CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ điều kiện về bằng cấp tối thiểu (bậc đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp) của người có nhu cầu xin cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ trong lĩnh vực dịch vụ bảo quản, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc tài liệu và lĩnh vực số hóa tài liệu. Vì theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 20 “Đối với các dịch vụ bảo quản, tu bổ, khử trùng, khử axít, khử nấm mốc tài liệu lưu trữ phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ hoặc hóa sinh” hay quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 20 “Đối với dịch vụ số hóa tài liệu lưu trữ phải có bằng tốt

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ ở việt nam luận văn ths thông tin 60 32 03 01 pd (Trang 69)